Giải pháp 2: Xây dựng nhà máy sản xuất phân Compost Sự cần thiết phải xây dựng nhà máy

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố đà nẵng (Trang 64 - 67)

Sự cần thiết phải xây dựng nhà máy

Kể từ năm 2005, giá các loại phân bón trên thế giới bắt đầu tăng mạnh. Hiện tại, giá phân đạm trên thế giới đứng ở mức 400 USD/tấn, trong khi giá phân đạm ở Trung Quốc là 290 USD/tấn. Hiện tại, các công ty phân bón Việt Nam mới chỉ sản xuất được 53% nhu cầu phân Urê, 75% phân lân, và 100% phân NPK. Trong khi đó, Việt Nam phải nhập khẩu 100% các loại phân DAP, SA, Kali và phân lân. Hiện nay, nhu cầu phân bón Urê cho vụ Đông Xuân này là khoảng 300 ngàn tấn, trong đó, miền Bắc khoảng 200 ngàn tấn, miền Trung khoảng 100 ngàn tấn. (Nguồn: Bộ Công Thương)

Trước tình hình giá phân bón đang ngày một tăng cao như vậy thì việc xây dựng nhà máy sản xuất phân Compost sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai: đó là đáp ứng một phần nhu cầu phân bón trong nước, giảm đáng kể lượng phân bón nhập khẩu thừ nước ngoài. Đặc biệt, góp phần làm giảm chi phí bãi chôn lấp rác thải, giảm chi phí xử lý rác thải, v.v. Nguồn số liệu có sẵn về dự án nhà máy sản xuất phân Compost như sau:

Bảng 4.16. Mô Tả Dự Án SX Phân Compost.

STT Khoản mục Số lượng

1 Vốn vay 4.985.312 USD

2 Vốn từ ngân sách thành phố 1.428.330 USD

5 Thời gian hoàn vốn 18 năm 5 tháng

6 Tổng hiện giá thu hồi thuần 2.510.056 USD

7 Tồng hiện giá vốn đấu tư thuần 2.392.784 USD

Nguồn tin: thu thập và tổng hợp Số liệu ở bảng 4.16 chỉ tính mỗi mục tiêu là xác định hiệu quả đầu tư cho nhà máy, chưa tính đến các vấn đề hiệu quả xã hội và môi trường. Vì vậy đề tài sử dụng tiếp tục tính những lợi ích kinh tế về môi trường như sau:

Hiệu quả kinh tế (chi phí giảm đi đồng nghĩa với lợi ích thu được)

Tiết kiệm được diện tích chôn lấp cho bãi chứa rác (bãi chôn lấp mới với đầu tư 2,7 triệu USD, diện tích 50ha, thời gian hoạt động 15 – 20 năm)

2.700.000/7300 = 369.863 USD/ ngày 50/20 = 2.5 ha/ năm = 0.0069 ha/ ngày Với 440 tấn cần 0.0056ha / ngày

Vậy chi phí bãi chôn lấp tính bình quân trong 1 ngày cho 440 tấn rác hữu cơ là 300.1718 (khoảng 300USD)

Tận dụng lượng rác thải hữu cơ để sản xuất phân Compost, giảm lượng nhập khẩu phân bón hằng năm (khi mà giá phân bón nhập khẩu đang tiếp tục tăng cao), góp phần phát triển nông nghiệp. Vì vậy lượng phân bón này sẽ đóng vai trò quan trọng trong thời gian tới.

Theo kết quả từ bảng thống kê khối lượng nhập khẩu phân bón 11 tháng đầu năm 2006 (xem phần phụ lục 3), ta thấy lượng phân nhập khẩu từ trung Quốc chiếm một lượng cao nhất 1.134.126 tấn, trị giá 273.704.401 USD như vậy theo ước tính bình quân thì phân nhập khẩu với giá 241,335 USD/ tấn.

Theo ước tính thì mỗi năm trung bình nhà máy có thể sản xuất 52.022 tấn/năm (xem phụ lục 7)

Như vậy với lượng phân Compost nay có thể góp phần làm giảm lượng nhập khẩu điều này đồng nghĩa sẽ giảm đi một khoản ngoại tệ đáng kể cho việc nhập khẩu. Vậy nếu

lượng phân Compost có thể thay thế cho lượng phân Ure này thì chi phí nhập khẩu sẽ giảm bớt là 52.022 tấn * 241 USD/tấn = 12.537.302 USD/năm = 34.348 USD/ngày.

Giảm chi phí xử lý (chôn lấp) rác hữu cơ nói riêng: chi phí giảm đi cũng chính là một phần lợi ích thu được gần 36 triệu đồng/ngày = 2.250 USD/ngày.

Bảng 4.17. Tổng Hợp Chi Phí Xử Lý Rác Thải

Thành phần rác Tỷ lệ (%)

Khối lượng (tấn/ngày) Chi phí xử lý ( triệu đồng /ngày)

Hữu cơ 79.9 440 36.

Vô cơ 13 72 5.9

Các loại khác 7.1 38 3.1

Tổng 100 550 45

Nguồn tin: tính toán và tổng hợp Với:

Chi phí rác thải = chi phí thu gom và vận chuyển + chi phí xử lý

= 39.212.300 đ/ngày + 5.500.000 đ/ngày = 44.712.300 đ/ngày Chi phí xử lý = 10.000 đ/tấn (cố định, do ngân sách của thành phố cấp) = 10.000*550 = 5.500.000/ ngày

Chi phí thu gom = 14.312.489.677 đ/năm

Vậy tổng chi phí tính trên một ngày xấp xĩ là 45.000.000 đ/ngày (chưa tính đến chi phí đầu tư bãi chôn lấp)

Ngoài việc mang tính chất xã hội phục vụ công ích cho cộng đồng, dự án này còn có tính khả thi về kinh tế, dự án có khả năng thu hồi được nguồn tài chính từ sản phẩm của nhà máy để bù đắp chi phí vận hành dự án và trả một phần vốn và lãi vay: Với tỷ lệ

Bảng 4.18. Tổng Lợi Ích Đạt Được.

ĐVT: USD/ngày

STT Khoản mục Lợi ích thu được

1 Tiết kiệm chi phí cho diện tích bãi chôn lấp 300 2 Giảm chi phí nhập khẩu phân bón hàng năm 34.348

3 Giảm chi phí xử lý (rác hữu cơ) 2.250

4 Nguồn tài chính thu hồi từ sản phẩm 1.425

5 Tổng 38.323

Ghi chú: Tỷ giá 1USD = 16.000 VNĐ

Nguồn tin: tính toán và tổng hợp Vậy lợ ích thu đựơc là rất lớn hơn 38 ngàn USD/ngày.

Hiệu quả xã hội:

Xử lý hiệu quả lượng chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm sạch đẹp và tạo mỹ quan cho đô thị, bảo vệ sức khoẻ con người.

Thay đổi những thói quen xấu, chưa ý thức trong cộng đồng dân cư về vấn đề bảo vệ môi trường và môi sinh của thành phố.

Tạo công ăn việc làm cho người địa phương, góp phần giải quyết vấn đề thất nghiệp cho thành phố.

Bảo đảm duy trì trật tự, mỹ quan công cộng, không còn tình trạng nhặt rác vô tổ chức trên bãi rác.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố đà nẵng (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w