Nhược điểm: Không thể dự đoán được như trong các phương pháp truyền thống, vì những người gây ô nhiễm có thể lựa chọn giải pháp riêng cho họ Nếu mức phí không thỏa

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố đà nẵng (Trang 36 - 41)

những người gây ô nhiễm có thể lựa chọn giải pháp riêng cho họ. Nếu mức phí không thỏa đáng một số người gây ô nhiễm có thể chịu nộp phí và tiếp tục gây ô nhiễm. Chúng đòi hỏi phải có những thể chế phức tạp để thực hiện và buộc thi hành.

b) Nguyên tắc thực hiện của các công cụ kinh tế trong quản lý ô nhiễm

Các công cụ kinh tế thường sử dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và người nào được thụ hưởng dịch vụ làm sạch môi trường thì người đó phải trả phí dịch vụ làm sạch môi trường. Mục đích của nguyên tắc này là kết hợp với các tiêu chuẩn hay các phí, sẽ nhất thể hóa các chi phí bảo vệ môi trường, ở mức chi phí xã hội tối thiểu.

c) Phân loại

Các công cụ kinh tế đã thu được nhiều thành công trong kiểm soát ô nhiễm tại nhiều nước trên thế giới, và nó cũng được áp dụng quản lý chất thải tại Việt Nam.

Phí rác thải sinh hoạt: thường thu từ hộ gia đình và các công sở, trường học, bệnh viện. Chi phí trả thường tính bình quân theo đầu người hoặc theo khối lượng rác thải.

Phí sử dụng: là loại phí trực tiếp, do các hộ gia đình, các doanh nghiệp chi trả để bồi hoàn các chi phí thu gom, xử lý ô nhiễm. Phí được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải đô thị.

Hệ thống ký thác - hoàn trả: là cách thức mà những người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền khi mua các sản phẩm có nhiều khả năng gây ô nhiễm. Khi những người tiêu dùng hay những người sử dụng sản phẩm ấy trả bao bì và các phế thải của chúng cho một trung tâm được phép tái chế hoặc để thải bỏ thì khoản tiền ký quỹ của họ sẽ được hoàn trả lại. Công cụ này được áp dụng đối với các sản phẩm hoặc là bền lâu hoặc có thể sử dụng lại hoặc là không bị tiêu hao, tiêu tán trong quá trình tiêu dùng như các bao bì của đố uống, các acquy, v.v.

chứa đựng được quyền lấy tiền hoàn trả nếu họ trả bao bì trống lại cho người bán (cho một điểm tái chế hay tái sử dụng chính thức). Để có quyền này, người tiêu thụ có thể phải trả một số tiền ký quỹ chính thức vào lúc mua hàng hoặc trả giá cao hơn.

Phí sản phẩm: là các công cụ kinh tế gián tiếp, đánh vào các sản phẩm hay nguyên vật liệu đầu vào gây ô nhiễm. Khoản phí này được cộng vào giá bán sản phẩm do người mua chịu hay đầu vào nguyên vật liệu do người bán chịu. Các sản phẩm thường phải chịu phí là: xe gắn máy, hóa chất gây thủng tầng ôzone, acquy, dầu nhờn, bao bì, săm lốp se hơi, phân bón và thuốc trừ sâu.

Trợ giá cho xử lý ô nhiễm: để khuyến khích doanh nghiệp xử lý ô nhiễm. Một số nước đã áp dụng trợ giá cho việc thu hồi dầu phế liệu và đánh thuế cao đối với dầu mới sử dụng. Tiền thuế dầu mới cao lên được sử dụng chi phí cho trợ giá xử lý dầu phế liệu đã làm cho mức thu hồi dầu phế liệu tăng lên.

3.1.3.2. Công cụ quản lý trực tiếp – công cụ pháp luật

Phạt vi phạm quy chế môi trường: là hình thức phạt tiền đối với đối tượng gây ô nhiễm nếu mức phát thải vượt quá tiêu chuẩn quy định.

Quy trách nhiệm pháp lý: là biện pháp khuyến khích bảo vệ môi trường bằng cách buộc các đối tượng gây ô nhiễm phải có trách nhiệm đối với thiệt hại do họ gây ra. Nếu đối tượng gây ô nhiễm biết họ phải trả chi phí cho những thiệt hại môi trường, thì tự thân họ sẽ phải hành động để giảm thiểu nguy cơ gây thiệt hại môi trường.

Sau đây là một số văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý chất thải rắn:

Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09-8-2006 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường.

Nghị định số 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29-11-2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

Thông tư số 97/2006/TT-BTC Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22 tháng 10 năm 1999 Hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.

Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18-01-2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp tham vấn chuyên gia

Thu thập số liệu và tham vấn các ý kiến (nhận định) liên quan đến vấn đề rác thải tại công ty Môi Trường Đô Thị tại TP Đà Nẵng, và tham khảo các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu tại công ty Môi Trường Đô Thị TP. Đà Nẵng, và từ các sách, báo, tạp chí, Internet, v.v.

Số liệu sơ cấp: Thu thập từ việc điều tra chọn mẫu (60 hộ).

a) Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê học là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

Khoá luận sử dụng phương pháp thống kê mô tả, đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu dùng để phản ánh quy luật của sự gia tăng rác thải trong thời gian và địa điểm cụ thể (sự biến động theo thời gian), và phản ảnh thực trạng rác thải phát sinh, công tác thu gom, cũng như vận chuyển và xử lý tại địa bàn TP Đà Nẵng. Đồng thời sử dụng phương pháp dãy số thời gian trong phân tích thống kê được vận dụng để: nêu lên mức độ bình quân theo thời gian, biến động tương đối, tuyệt đối và bình quân lượng biến, biểu hiện xu thế biến động cơ bản của rác thải. Trên cơ sở đó để đế xuất các giải pháp.

b) Phương pháp đồ thị

đồ thị để mô phỏng các sốliệu giúp người đọc nhận thức hiện tượng hoặc xu hướng gia tăng của rác thải qua các năm , đồng thời biểu hiện mặt lượng của hiện tượng bằng số tuyệt đối.

c) Phương pháp điều tra chọn mẫu

Điều tra chọn mẫu là một quá trình lựa chọn môt phần đại diện của tổng thể. Phần đại diện của tổng thể này được gọi là mẫu, trong đó các thành viên của mẫu sẽ được điều tra. Các lý do khiến điều tra chọn mẫu thường được sử dụng thay vì đều tra tổng thể:Nhanh chóng và ít tốn kém, cung cấp lượng thông tin phong phú và toàn diện hơn, có thể tìm hiểu chi tiết và cặn kẽ hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Các phương pháp chọn mẫu điều tra thường được sử dụng: Chọn mẫu không nhẫu nhiên, chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống, chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tổ, chọn mẫu theo khối.

Khoá luận thực hiện phương pháp điều tra chọn mẫu không ngẫu nhiên (điều tra, phỏng vấn chủ yếu là tại 2 quận Thanh Khê và Hải Châu) nhằm thu thập số liệu về những phản ứng của người dân xung quanh vấn đề phân loại rác thải tại nguồn. Trình tự thực hiện: xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn => tiến hành phỏng vấn (với 60 hộ) => tổng hợp số liệu..

3.2.3. Phương pháp dùng giá thị trường

Trong nền kinh tế thị trường giá cả được hình thành theo quan hệ cung và cầu, quan hệ giữa người bán và người mua để định ra giá cả của một khối lượng hàng hoá hay dịch vụ do người bán và người mua thoả thuận.

Đề tài sử dụng phương pháp giá cả thị trường để đánh giá lợi ích đạt được từ việc thực hiện chương trình phân loại rác tại nguồn, trên cơ sở tính toán các lợi ích kinh tế mang lại cho xã hội. Và tính toán các lợi ích kinh tế về môi trường khi thực hiện dự án sản xuất phân Compost từ rác thải hữu cơ. Bao gồm: chi phí cơ hội, chi phí thay thế.

Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp giá thị trường trong việc áp dụng thực hiện hệ thống Tiền Đặt Cọc – Hoàn Trả (Doposit – Refund) cho những loại rác thải bao bì có thể tái chế. Cụ thể là vỏ lon bia, nước ngọt, v.v được làm từ nhôm. Bằng cách thông qua giá cả thu hồi trên thực tế, từ đó xác định lượng tiền ký quỹ khi sử dụng các sản phẩm có vỏ làm bẳng nguyên liệu có thể tái sử dụng hoặc tái chế.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thành phố Đà Nẵng đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng của mình, thành phố sẽ gặp nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong đó bảo vệ môi trường sinh thái là vấn đề bức xúc và sự tất yếu của xu thế phát triển đô thị hiện đại. Để giải quyết tốt vấn đề này, thành phố Đà Nẵng cần phải có một chiến lược toàn diện cho việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải, bảo vệ môi trường, môi sinh, v.v song song với những tác động tích cực, quá trình đô thị hóa và hiện đại hoá cũng thải ra một lượng chất thải sinh hoạt rất lớn và lượng chất thải này hằng năm ước tính tăng khoảng 10%.

Vì vậy, một quy luật tất yếu đó là: “rác là sản phẩm của cuộc sống”. Càng ngày con người càng tạo ra nhiều rác hơn, với những thành phần phức tạp hơn (bao gồm chất hữu cơ, chất vô cơ, v.v). Tuy nhiên, nếu sử dụng hợp lý, lượng chất hữu cơ này có thể trở thành nguyên liệu rất tốt để sản xuất phân hữu cơ, khí sinh học. Rác thải (chất vô cơ) là những thứ có thể tái chế hoặc tái sử dụng được. Việc tái chế, tái sử dụng đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Do đó, chúng ta cần tiếp cận, nhận thức và đánh giá thực trạng cũng như xử lý để có chiến lược quản lý tốt nhất. Rác đô thị được phân thành nhiều loại bao gồm rác sinh hoạt (rác nhà); rác đường phố; rác công nghiệp; rác bệnh viện. Trong phạm vi của đề tài này, chỉ đề cập đến thành phần rác đô thị bao gồm rác nhà và rác đường phố.

Thành phố Đà Nẵng hiện có 2 bãi chôn lấp chất thải rắn là bãi rác Khánh Sơn mới và bãi rác Khánh Sơn cũ (Đã đóng cửa)

Bảng 4.1. Cơ Sở Xử Lý Rác Thải.

Diện tích Năng lực hoạt động Công nghệ xử lý

Bãi rác Khánh Sơn cũ 9,8 ha 15 năm Chôn lấp không

hợp vệ sinh

Bãi rác Khánh Sơn mới 50 ha 15 – 20 năm Chôn lấp hợp vệ sinh

Nguồn tin: Công ty Môi Trường Đô Thị TP Đà Nẵng

- Chú ý: Bãi rác Khánh sơn (cũ) bắt đầu hoạt động từ năm 1992 và đã đóng cửa vào năm2006, vị trí nằm ở Phuờng Hoà Khánh Nam - Quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố đà nẵng (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w