NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố đà nẵng (Trang 29 - 30)

3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Các khái niệm cơ bản

Chất thải: là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác động và thiên nhiên thải ra môi trường.

Trong quá trình tiêu hóa con người thải ra các chất cặn, bã. Thiên nhiên và cây cỏ, động vật cũng thải ra môi trường từ lá rụng đến xác các động vật. Con người tác động vào môi trường để thực hiện quá trình sản xuất đã thải vào môi trường vô số các loại chất thải.

Chất thải rắn: là các loại vật chất ở thể rắn như các vật liệu, đồ vật bị thải ra từ các hoạt động sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt.

Phần lớn chất thải rắn là thể rắn và ở khắp mọi nơi. Chất thải rắn bao gồm các chất hữu cơ như: thức ăn thừa, giấy, cạc tông, nhựa, vải, cao su, da, gỗ,v.v và các chất cô cơ như: thủy tinh, lon thiết, nhôm, các kim loại khác, đất cát, v.v.

- Các định nghĩa về rác thải:

Các chất hoặc vật liệu mà người chủ sở hữu hoặc người tạo ra chúng hiện tại không sử dụng và chúng bị thải bỏ.

Rác thải là những thứ vụn vặt, vứt bỏ ra, làm bẩn các nền mặt.

Rác thải là những đồ vật không còn tác dụng, người sử dụng không mong muốn giữ lại hoặc vật chất bỏ ra từ các hoạt động của xã hội.

Tái chế chất thải rắn là việc sử dụng một phần của sản phẩm được loại bỏ làm nguyên vật liệu để chế tạo ra sản phẩm mới.

Như vậy tái chế chất thải liên quan tới việc tách nguyên vật liệu từ một sản phẩm bị loại bỏ để dùng cho mục tiêu khác.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố đà nẵng (Trang 29 - 30)