- Đẩy mạnh thông quan hàng hóa qua thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
3.3 Một số kiến nghị về phía cơ quan Nhà nuớc
Vai trò của Nhà nước cũng như của các cơ quan hữu quan , trong đó đặc biệt là cơ quan hải quan đối với quá trình làm thủ tục hải quan điện tử là rất quan trọng. Nhà nước ban hành luật pháp, dựa theo những tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế tạo ra khung pháp lý cơ bản, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chân chính trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên để quá trình làm TTHQ điện tử được diễn ra nhanh chóng, thông suốt, tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí như mong đợi của doanh nghiệp thì hệ thống luật pháp đưa ra phải đầy đủ, hoàn thiện và thống nhất, đem lại những thuận lợi thiết thực cho doanh nghiệp tham gia. Với quan điểm cá nhân của mình, em xin trình bày một số ý kiến kiến nghị đối với cơ quan hữu quan nói chung và cơ quan hải quan nói riêng như sau:
Thứ nhất : Đẩy mạnh sự phối hợp, liên kết giữa các bộ, ngành liên quan;
tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp khi làm các thủ tục hành chính, trách sách nhiễu, phiền hà. Nếu có được sự phối hợp, liên kếtt chặt chẽ giữa Tổng cục hải quan và các bộ, ngành có liên quan trong việc tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp giấy tờ cần thiết cho DN thì sẽ giảm tải được khá nhiều thời gian chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ và các chứng từ để làm HSHQ như hiện nay. Để làm được việc này, giữa các cơ quan này có thể sử dụng hệ thống máy tính nối mạng với nhau, thông tin cho nhau những thông tin cần thiết về hàng hóa cần làm TTHQ của doanh nghiệp.
Thứ hai: Đơn giản hóa TTHQ và hiện đại hóa các chính sách, quy định có liên quan
Trong quá trình cải cách, hiện đại hóa TTHQ, Hải quan VN đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đơn giản hóa, hài hòa và hiện đại hóa các chính sách, quy định có liên quan đến TTHQ điện tử. Đây cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện tiến trình cảI cách này. Việc thực hiện thành công dự án hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2006- 2010 đã đem đến cho hải quan Việt Nam những bước tiến đáng kể trong việc tạo thuận lợi thơng mại quốc tế, thúc đẩy hoạt động XNK hàng hóa và tạo được niềm tin cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động XNK. Sắp tới, Hải quan cần đẩy mạnh hơn nữa sự thay đổi theo hướng đơn giản hóa, hiện đại hóa trên những phương diện sau:
- Chuyển đổi phương thức quản lý: chuyển đổi căn bản từ quản lý truyền thống sang phương pháp quản lý hiện đại dựa vào kỹ thuật quản lý rủi to, rút ngắn thời gian thông quan, góp phần tạo sự cân bằng giữa yêu cầu tạo thuận lựoi và công tác quản lý.
- Mở rộng việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử, vừa giúp tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, vừa nâng cao hiệu quả quản lý, phát huy tác dụng và ý nghĩa thực sự của việc áp dụng TTHQ điện tử chứ không phải nh nhiều DN phàn nàn TTHQ điện tử hiện nay còn rắc rối hơn TTHQ truyền thống;
- Nghiên cứu hướng giải quyết, áp dụng các biện pháp tạo điều kiện cho những DN tuân thủ tốt pháp luật được đơn giản hóa TTHQ khi XK, NK thông qua việc phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý rủi ro, phân luồng hàng hóa, xếp loại doanh nghiệp…; ngoài ra nâng cao chất lợng đờng truyền kết nối với DN và có phơng án dự phòng những trường hợp bất khả kháng để không làm cản trở hoạt động của DN;
- Mở rộng đầu tư nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật, tạo sơ sở vật chất tốt nhất phục vụ công việc của công chức hải quan.
- Tổng cục Thuế, Kho bạc Nhà nớc cần phối hợp tốt hơn với Tổng cục Hải quan trong việc hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ hoạt động xuất nhập
khẩu. Các đơn vị khác thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ Tổng cục Hải quan thực hiện các chương trình về cải cách, hiện đại hóa hải quan.
Thủ tục hải quan hiện đại sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động hải quan và tạo thuận lợi thúc đẩy thương mại. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định về hải quan trong khu vực và thế giới, điển hình như: Công ước Kyoto sửa đổi 1999, khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu SAFE, Công ước về Hệ thống mô tả hài hòa và mã hóa hàng hóa HS của Tổ chức hải quan thế giới (WCO); Các hiệp định của WTO: GATT, quy tắc xuất xứ, xác định trị giá hải quan, sở hữu trí tuệ, PSI; Thỏa thuận thuế quan ASEAN và ASEAN+… và đã đem các nguyên tắc, chuẩn mực cơ bản nhất của các Công ước, Hiệp định…áp dụng vào Luật Hải quan cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành thuộc hệ thông văn bản pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang trên con đường cải cách, hiện đại hóa TTHQ còn gặp nhiều trở ngại cần vượt qua và Việt Nam cần đẩy nhanh tốc độ cũng như mở rộng việc áp dụng một cách hiệu quả các công cụ tạo thuận lợi thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế đặc biệt là Mô hình dữ liệu của WCO để tiến tới Mô hình/môi trường một cửa– Single window. Mô hình dữ liệu của WCO được coi là chìa khóa vàng cho tạo thuận lợi thơng mại bởi nó là một ngôn ngữ toàn cầu cho việc trao đổi dữ liệu qua biên giới, là công cụ đa chức năng cho nhiều cơ quan quản lý biên giới với đầy đủ các chuẩn mực. Khi Việt Nam áp dụng tốt mô hình này có nghĩa là quản lý hoạt động thơng mại qua biên giới sẽ đợc thực hiện hoàn toàn trong môi trờng điện tử và phối hợp tốt hơn với cơ quan hải quan quản lý biên giới nước khác, từ đó thông quan nhanh, tiết kiệm chi phí cho cộng đồng thơng mại cũng nh các cơ quan của chính phủ.
Hiện nay, Việt Nam trong giai đoạn triển khai khai hải quan từ xa và thực hiện TTHQ điện tử nhưng đã bộc lộ nhiều khó khăn, nhiều phản ánh tiêu cực
từ phía các DN. Lý do là quy trình TTHQ của Việt Nam chưaa được chuẩn hóa hoàn toàn theo thông lệ quốc tế, mới chỉ nội hóa một phần Công ước Kyoto sửa đổi nên việc nhanh chóng chuẩn hóa quy trình TTHQ cần được cơ quan chức năng quan tâm thực hiện hơn nữa.
Thứ ba: Xây dựng Hải quan trong sạch, lành mạnh và hoạt động hiệu quả
Đây là hướng đi có ý nghĩa quan trọng trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ của ngành Hải quan, nó góp phần tạo dung uy tín của Hải quan với Doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động XNK. Vấn đề này có liên quan mật thiết đến nhiều vấn đề khác như bộ máy quản lý, tình hình nhân sự, trình độ của cán bộ hải quan, mối quan hệ giữa hải quan với hải quan, hải quan với doanh nghiệp và chính sách minh bạch hóa các quy định liên quan đến lĩnh vực hải quan… Cụ thể là:
+ Chính phủ và Bộ tài chính cần đưa ra những chỉ đạo với các biện pháp mạnh mẽ phù hợp với thực tế TTHQ điện tử hiện nay để có thể giải quyết triệt để nạn tham nhũng, phòng chống các biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức hải quan. Từ đó chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính trong giải quyết công việc cho DN;
+ Lãnh đạo các cấp trong ngành Hải quan cần nẵm vững và quán triệt thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính; đẩy mạnh hoạt động thanh tra giám sát, kiểm tra công vụ và hoạt động nghiệp vụ tại đơn vị hải quan cơ sở từ đó đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tự kiểm tra, tăng cường kiểm tra đột xuất; đối với các trường hợp gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ phải bị xử lý kiên quyết, kịp thời và nghiêm minh, quy trách nhiệm rõ ràng để có đủ sức răn đe với không chỉ công chức hải quan mà còn với những DN có ý định lợi dụng công chức hải quan và gây ảnh hởng đến các DN tuân thủ tốt pháp luật hải quan, làm ăn chân chính.
+ Tổng cục Hải quan cần đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, giáo dục ý thức nghề nghiệp và trách nhiệm với công tác hải quan một cách thư- ờng xuyên hơn và phải được lồng ghép vào công việc chuyên môn; làm cho đội ngũ cán bộ, công chức hải quan nhận thức đầy đủ và nâng cao lòng tự hào nghề nghiệp, dũng cảm đấu tranh với sai phạm, tiêu cực phát sinh trong công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, luôn chú ý nâng cao bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho công chức hải quan vì nhiều trường hợp, công chức hải quan thiếu hiểu biết về hàng hóa đã gặp khó khăn khi kiểm tra thực tế hàng hóa.
+ Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp nghiệp vụ hiện đại để đạt được mục tiêu tạo thuận lợi thương mại, hải quan cần áp dụng các biện pháp cụ thể nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa hải quan và doanh nghiệp, cụ thể như ký kết các biên bản thỏa thuận giữa DN làm các dịch vụ liên quan đến Hải quan như hãng vận tải, giao nhận, bưu chính, khai thuê hải quan… và cơ quan Hải quan trong việc hợp tác giúp hải quan thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, đổi lại, Hải quan sẽ dịch vụ hàng hóa của họ những ưu đãi nhất định về thủ tục ; Xây dựng quan hệ đối tác hải quan- doanh nghiệp đẻ tăng cường trao đổi thông tin giữa hải quan và giới doanh nghiệp nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau phục vụ cho mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế trong khi vẫn đảm bảo tuân thủ tốt chính sách, pháp luật về hải quan.
+ Tâng cường hợp tác hải quan- hải quan : Chú trọng việc chuẩn bị và ký kết các văn kiện hợp tác song phương với hải quan các nước ở các cấp độ khác nhau để tạo cơ sơ pháp lý cho các hoạt động hợp tác nghiệp vụ, xây dựng năng lực, hỗ trợ lỹ thuật và tăng cường trang thiết bị cho công tác kiểm tra, kiểm soát của ngành. Đâu cũng là tiền đề để hải quan Việt Nam mở rộng mô hình một cửa đối với các nớc giáp ranh, có chung đường biên giới …
Có thể nói, trong những năm vừa qua, ngành Hải quan đã đạt được nhiều thành tựu nhất định trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan, hoàn thiện
bộ máy quản lý, phương thức làm việc để hoàn thành tốt hơn nữa chức năng cũng như nhiệm vụ của mình, song kết quả này vẫn còn khá khiêm tốn và có khoảng cách so với sự mong đợi của DN, của xã hội và của chính ngành Hải quan. Do đó, đi đôi với sự phấn đấu, nỗ lực không biết mệt mỏi của ngành Hải quan thì cũng cần có sự giúp sức, ủng hộ, hưởng ứng , tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh của DN trong các vấn đề liên quan để quy trình, nghiệp vụ hải quan được thực hiện một cách có hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới hiện nay với khối lượng hàng hóa ngày càng gia tăng thì việc cải cách và hiện đại hóa hải quan là vấn đề tất yếu mà Ngành Hải quan phải thực hiện.Giúp cho hoạt động thương mại quốc tế được diễn ra mạnh mẽ và thuận lợi hơn.
Để đáp ứng điều đó thì việc tìm hiểu các hệ thống phần mềm và mạng điện tử ngày càng phải được đổi mới phù hợp với trình độ phát triển.
Chuyên đề “Thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội” đã tập
trung giải quyết được các vấn đề sau:
1. Lý luận chung về thủ tục hải quan điện tử.
2. Tình hình thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội
3. Định hướng và một số giải pháp tăng cường thực hiện thủ tục hait quan điện tử tại công ty cổ phẫn xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội.