Đối với các tiểu quốc Malaya:

Một phần của tài liệu quan hệ giữa anh và các tiểu quốc malaya từ nửa sau thế kỉ xviii đến đầu thế kỉ xix (Trang 49)

Trong mối quan hệ với các tiểu quốc Malaya mặc dù người Anh đã có nhiều chính sách đầu tư, phát triển trong một số lĩnh vực ở một số tiểu quốc song bản chất xâm lược thì vẫn không thay đổi. Chính đặc điểm này đã đem đến những tác động theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực đến các tiểu quốc Malaya .

3.2.2.1. Tác động tích cực:

- Thông qua các mối quan hệ với người Anh, những nền móng bước đầu cho sự phát triển một nền kinh tế hiện đại đặc biệt là thương mại đã bước đầu được hình thành ở các tiểu quốc Malaya.

Khác với người Bồ Đào Nha và người Hà Lan trước đó, người Anh đã thực hiện chính sách tự do thương mại tại các tiểu quốc Malaya qua đó đã góp phần kích thích nền thương mại ở Penang và Singapore phát triển một cách nhanh chóng, thu hút được thương nhân nhiều nước hơn đến các hải cảng này buôn bán và tạo nên bộ mặt sầm uất hơn cho các hòn đảo này.

Bên cạnh đó, với chính sách thương mại cởi mở này, người Anh cũng đã tạo điều kiện và thu hút vốn, nhân công nước ngoài đến đầu tư tại các tiểu quốc Malaya đặc biệt là ở Singapore. Qua đó đã đặt nền tảng chính trị cho sự ra đời của những thể chế kinh tế tư bản chủ nghĩa ở hòn đảo này. Mà biểu hiện đầu tiên đó là sự xuất hiện của các công ty ngoại quốc tại Singapore. Cụ thể là từ năm 1820 đến năm 1827 tại Singapore đã có tới 14 hãng buôn đã được thành lập.

Mặt khác những với những chính sách của người Anh trong việc quy hoạch lại đô thị, đầu tư xây dựng của người Anh tại Penang và Singapore đã tạo ra những tiền đề cơ sở vật chất kĩ thuật quan trọng để phục vụ cho sự phát triển về sau của các hải cảng ở Penang và Singapore.

- Tại Penang và Singapore, người Anh đã có vai trò hết sức quan trọng trong việc ổn định tình hình xã hội để tạo điều kiện cho nền kinh tế thương mại ở hai địa điểm này phát triển.

Một thực trạng diễn ra ngay khi người Anh đặt chân đế Penang và Singapore là hai địa điểm này thuở ban đầu rất hỗn loạn. Trong bối cảnh đó, người Anh đã có nhiều biện pháp để ổn định tình hình xã hội tại đây.

Tại Penang, người Anh đã cho thành lập tòa án và xây dựng một bộ luật dân sự và hình sự trên cư sở tham khảo các tập tục và tôn giáo trên cơ sở tinh thần luật pháp Anh. Trong khi đó ở Singapore, hàng loạt các biện pháp đã được Raffles đưa ra trên cơ sở nhiệt thành tôn giáo như: tổ chức lại bộ máy hành chính, soạn thảo một bộ luật lâm thời trên cơ sở chiếu cố các tập tục bản xứ, quy định về đăng ký đất đai, quản lý cảng, ngăn chặn buôn bán nô lệ, xây dựng lực lượng cảnh sát, xóa bỏ các điểm chọi gà…

Qua các chính sách đó, những thiết chế cần thiết để đưa xã hội Penang và Singapore vào những khuôn khổ của pháp luật đã được hình thành, từ đó tạo ra được những công cụ đắc lực để duy trì và giữ vững sự ổn định tại Pennag và Sigapore.

- Người Malay cũng đã được tiếp xúc với những yếu tố tiến bộ của nền văn minh phương Tây qua mối quan hệ với Anh trong những năm từ nửa cuối thế kỉ XVIII cho đến đầu thế kỉ XIX.

Trước khi người Anh đặt chân đến bán đảo Malaya, về cơ bản, nền văn hóa, giáo dục Hồi giáo chiếm một vị trí hết sức quan trọng và chi phối một cách sâu sắc đến đời sống của người Malay. Trong suốt thế kỉ XVI, XVII mặc dù người Bồ Đào Nha, Hà Lan đã có mặt ở các tiểu quốc Malaya và đã có những nỗ lực trong việc truyền bá đạo thiên chúa nhưng vẫn không gây được tác động lớn đối với người Malay.

Chỉ với sự xuất hiện của người Anh vào nửa cuối thế kỉ XVIII, với những nổ lực của họ trong việc ổn định tình hình xã hội đã giúp người Malaya có thể tiếp cận bước đầu với một số giá trị tiến bộ của các nước phương Tây.

Việc người Anh cho áp dụng những bộ luật dân sự hình sự trên cơ sở tham khảo tôn giáo và tập tục của người bản xứ tại các tiểu quốc Malaya đã giúp người Malay có thể tiếp cận với tinh thần luật pháp của giai cấp tư sản và học hỏi thêm được những điểm tiến bộ trong việc xây dựng hệ thống luật pháp cũng như cách tổ chức xét xử của người Anh. Bênh cạnh đó, những giá trị của nền giáo dục phương Tây cũng đã được người Anh du nhập bước đầu vào Singapore. Sự xuất hiện của các trường học này đã giúp cho người dân Malaya có thể tiếp thu thêm những điểm tiến bộ trong hệ thống giáo của người Anh và một số tri thức của nhân loại.

3.2.2.2. Tác động tiêu cực:

- Với các mối quan hệ chính trị được thiết lập với người Anh, người Malay đã đánh mất đi một phần chủ quyền quan trọng của toàn bộ bán đảo Malaya.

Ở các tiểu quốc Malaya, trong bối cảnh chính trị hết sức phức tạp, trước những nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giai cấp thống trị ở một số tiểu quốc như Kedah, Johore đã đặt lợi ích giai cấp lên hàng đầu và đồng ý nhượng quyền kiếm

soát hai hòn đảo Penang, một phần duyên hải của Kedah và Singapore cho người Anh. Sau khi giành được các địa điểm trên và thành phố Malacca (được người Hà Lan chuyển nhượng qua hiệp ước Luân Đôn giữa Anh và Hà Lan), đến năm 1824 trên cơ sở hợp nhất ba địa điểm hành chính đó, Khu định cư eo biển đã ra đời và được xem là bước đi đầu tiên trong quá trình xâm chiếm bán đảo Malaya của người Anh.

Với sự ra đời của khu định cư eo biển, người Malaya đã mất đi một phần lãnh thổ quan trọng có nhiều tiềm năng về thương mại. Qua đó người Anh đã xây dựng được cho mình một tuyến cứ điểm vững chắc để khống chế chặt chẽ bán đảo và eo biển Malaya.

Với những bước đi khôn khéo của người Anh trong việc thiết lập hệ thống thuộc địa ở bán đảo Malaya, đã khiến cho người dân Malaya chưa nhận thức được đầy đủ về dã tâm xâm lược của người Anh và cũng chưa có những hành động quyết liệt để đòi lại phần lãnh thổ đã mất.

- Với sự xuất hiện của người Anh đã làm cho tình hình chính trị ở bán đảo Malaya vào cuối thế kỉ XVIII càng thêm phức tạp hơn.

Như chúng ta đã biết, Bán đảo Malay vào khoảng 15 năm cuối thế kỷ thứ XVIII không thống nhất về mặt chính trị. Với sự nổi dậy của các thế lực của người Siam ở phía Bắc, của đế chế Johore, của người Bugish tại Selagore, ngoài ra còn có ảnh hưởng của người Hà Lan ở Malacca và một số vùng phụ cận.

Trong bối cảnh đó, với sự xuất hiện của người Anh trên bán đảo Malaya trong những năm 80 của thế kỉ XVIII càng làm cho tình hình chính trị ở bán đảo ngày càng thêm phức tạp bởi sự gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng giữa Anh và Hà Lan, cạnh tranh quyền cai trị giữa Anh và các tiểu quốc Malaya…. Trên thực tế, với sự bành trướng tầm ảnh hưởng của người Anh đã làm cho tình hình của bán đảo Malaya ít nhiều có sự biến đổi khi thế lực của người Hà Lan ở bán đảo Malaya không còn. Nhưng nhìn chung mô hình chính trị của bán đảo này không có sự thay đổi nào đáng kể ngay sau khi người Anh củng cố xong địa vị của mình. Người Xiêm vẫn còn nhiều quyền kiểm soát ở các bang Kedah, Kelantan và Trengganu ở phía bắc, trong khi các tiểu bang độc lập Perak, Selangor và khu vực Minangkabau đã được nhận bổ xung dưới hình thức các tiểu bang độc lập Pahang và Johore. Pahang và Johore trước kia là một phần của đế chế Johore cũ,

nhưng các thủ lĩnh Bendahara của lãnh thổ Pahang và Temenggong của lãnh thổ Johore thực tế đã trở thành những nhà cai trị độc lập [20, tr. 92 - 93].

- Với sự áp đặt của người Anh ở một số lĩnh vực trong mối quan hệ giữa Anh và các tiểu quốc Malaya đã làm cho đời sống của người dân Malaya ngày càng trở nên khó khăn.

Với bản chất của một nước thực dân xâm lược, người Anh đã ra sức vơ vét, bóc lột các tiềm năng và các nguồn tài nguyên dồi dào ở các tiểu quốc Malaya. Trong đó, có cả sức lao động của người dân Malay. Bởi trên thực tế, những chính sách tiến bộ mà người Anh thiết lập trong mối quan hệ với các tiểu quốc Malaya về cơ bản cũng chỉ dừng trong không khổ đem lại lợi ích đầu tiên cho chính quyền Anh và sau đó là một bộ phận ít giai cấp thống trị. Trong khi đó các quyền lợi của người dân đã không được quan tâm. Do vậy, đời sống của nhân dân là hết sức khó khăn.

Như việc người Anh đã ra sức phá hoại thành phố cổ Malacca và buộc người dân ở đây di cư về đảo Pennang đã gây ra những thiệt hại lớn và bất bình cho người dân ở đây, các nguồn thực phẩm của nhân dân Penang cũng đã bị người Anh vơ vét để phục vụ cho cuộc hành quân của mình đến Manila. Bên cạnh đó, với những mặt hàng như rượu, thuốc phiện mà người Anh nhập khẩu vào các tiểu quốc Malaya cũng đã có những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội của nhân dân. Với sự xuất hiện và gia tăng của các tện nạn trong xã hội.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu quan hệ giữa anh và các tiểu quốc malaya từ nửa sau thế kỉ xviii đến đầu thế kỉ xix (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w