Quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX:

Một phần của tài liệu quan hệ giữa anh và các tiểu quốc malaya từ nửa sau thế kỉ xviii đến đầu thế kỉ xix (Trang 37 - 40)

giáo dục từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX:

So với các lĩnh vực khác, trong Quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, văn hóa - giáo dục là lĩnh vực ít nhận được sự quan tâm hơn từ phía chính quyền Anh. Bởi trên thực tế trong giai đoạn này, những thiết chế trong chính sách cai trị của chính quyền Anh đối với các tiểu quốc Malaya vẫn chưa hoàn chỉnh. Do vậy, mối bận tâm lớn nhất của họ vào thời điểm này là tập trung vào việc thiết lập và củng cố các đặc quyền kinh tế, chính trị, quân sự mà chưa hướng đến các chính sách khác trong khuôn khổ

phục vụ cho chính sách cai trị của mình tại các tiểu quốc Malaya. Tuy vậy, trong những điều kiện cho phép, một số chính sách trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục cũng đã được người Anh xúc tiến tại các tiểu quốc Malaya.

Trong bước đầu thiết lập cũng như cụ thể hóa chính sách cai trị của mình tại các tiểu quốc Malaya, các chính sách mà người Anh đưa ra đều được xem xét và chiếu cố trên cơ sở các tập tục bản xứ. Do vậy, những chính sách của người Anh không những đã không làm tổn hại đến nền văn hóa tinh thần của người Malay mà còn góp phần làm phong phú hơn nền văn hóa của bản địa.

Tại Penang hay Singapore, hệ thống pháp luật được người Anh soạn thảo, đều được xây dựng trên cơ sở đối chiếu với các tập tục tôn giáo, hôn nhân và thừa kế… vốn đã tồn tại ở các tiểu quốc Malaya trước đó.

Tuy nhiên, trong bối cảnh của quá trình tranh giành ảnh hưởng tại bán đảo Malaya, người Anh đôi lúc cũng đã làm tổn hại đến một số công trình kiến trúc tại các tiểu quốc Malaya. Điển hình, là việc người Anh đã phá hoại gần như hoàn toàn pháo đài Malacca vào năm 1807. Qua đó đã làm tổn hại phần nào giá trị của thành phố Malacca cổ.

Về mặt giáo dục, ở một số tiểu quốc ở Malaya, những nét phát thảo của một nền giáo dục mới đã được hình thành.

Trước khi người Anh đến, ở các tiểu quốc Malaya các lớp học kinh Koran được xem là nền tảng của giáo dục tôn giáo và cũng là nền tảng của giáo dục thế tục của người Malay. Trong những năm từ nửa cuối thế kỉ XVIII cho đến đầu thế kỉ XIX, cùng với sự xuất hiện của mình tại các tiểu quốc Malaya, người Anh du nhập nền giáo dục phương Tây vào các tiểu quốc này.

Điển hình là vào năm 1815, Hội truyền giáo Luân Đôn đã xây dựng một trường học bằng tiếng Hoa ở Malacca.

Còn tại Singapore, Raffles sau khi đặt chân đến đây đã sớm nhìn thấy tương lai phát triển thịnh vượng của khu vực này và sự cần thiết phải “Đào tạo những

người con trai của tầng lớp trên” trong xã hội bản địa để chuẩn bị cho quá trình

hợp tác về sau. Do vậy, ông đã thuyết phục những đồng sự của mình về lợi ích mà chính quyền Anh thu được từ việc đào tạo các quan chức người Malay phục vụ cho công cuộc cai trị thuộc địa, đồng thời lại hình thành được mục tiêu “thu phục” lòng kính mến của tầng lớp quý tộc Malay thông qua việc tăng cường sự

tham gia của họ vào bộ máy [14, tr. 14]. Tuy nhiên, ý tưởng này của ông đã không được các đồng nghiệp của ông ủng hộ.

Trên thực tế, Raflles cũng đã xây dựng được những cơ sở đầu tiên, đặt nền móng cho một nền giáo dục mới tại Singapore. Trong số các chính sách nhằm ổn định tình hình hỗn loạn ở Singapore vào đầu thế kỉ XIX, Raflles đã cho lập các tổ chức dạy tiếng Trung Quốc, Xiêm và Malaya, coi đó là phương tiện để “cải thiện điều kiện tinh thần và tri thức của các dân tộc các nước này”. Đặc biệt là vào năm 1823, Raffles mở trường học đầu tiên tại đảo này, gọi là trường Singapore.

Như vậy, trong bức tranh tổng thể của mối quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya vào nửa cuối thế kỉ XVIII cho đến đầu thế kỉ XIX, đã xuất hiện những nét chấm phá của mối quan hệ về mặt văn hóa – giáo dục. Tuy mối quan hệ này chưa được xúc tiến một cách có kế hoạch và hệ thống nhưng nó đã góp phần đặt nền tảng và định hướng bước đầu cho các chính sách văn hóa – giáo dục của người Anh tại các tiểu quốc Malaya.

Chương 3

Một phần của tài liệu quan hệ giữa anh và các tiểu quốc malaya từ nửa sau thế kỉ xviii đến đầu thế kỉ xix (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w