Một số đặc điểm trong mối quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ

Một phần của tài liệu quan hệ giữa anh và các tiểu quốc malaya từ nửa sau thế kỉ xviii đến đầu thế kỉ xix (Trang 40 - 46)

QUỐC MALAYA TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XIX

3.1. Một số đặc điểm trong mối quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX Malaya từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX

- Một là, quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX không phải là một mối quan hệ song phương, bình đẳng mà bị chi phối bởi các quyền lợi của người Anh tại các tiểu quốc Malaya. Về bản chất, mối quan hệ này phản ánh một cách rõ nét về phương thức xâm lược của người Anh đối với các tiểu quốc Malaya.

Khi đi sâu vào tìm hiểu về các mối Quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, ta phần nào thấy được sự đối lập về nhu cầu hợp tác của hai bên. Nếu người Anh đến với các tiểu quốc Malaya nhằm tìm kiếm ở nơi đây “một hải cảng mà có thể kết hợp lợi thế của một trạm sữa chữa tàu thủy và của một trung tâm thương mại cho quần đảo Malaya, và đồng thời nằm trên đường biển chủ yếu tới Trung Quốc” [1, tr. 734]

thì các tiểu quốc Malaya lại trông chờ hơn về sự bảo hộ của người Anh đối với tiểu quốc mình để có thể chống lại những mối đe dọa từ bên ngoài. Tuy có sự khác nhau đó, nhưng trên thực tế trong các mối quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya trong giai đoạn này đã không có sự dung hòa về lợi ích của hai bên mà phần nhiều các mối quan hệ này lại luôn vận động và phát triển trong khuôn khổ những lợi ích mà người Anh muốn đạt được tại các tiểu quốc Malaya. Điều này đã góp phần giải thích cho sự chủ động hoàn toàn của Anh trong việc thiết lập cũng như quyết định chiều hướng phát triển trong mối quan hệ của hai bên.

Do vậy, ở các tiểu quốc Malaya trong khi các chính sách, hoạt động kinh tế nhằm xây dựng các hải cảng và kích thích thương mại tại đây phát triển được người Anh xúc tiến mạnh mẽ và đạt được những kết quả cao thì trong các chính sách, hoạt động ở lĩnh vực chính trị - quân sự của người Anh, những lợi ích của các tiểu quốc Malaya đã không được người Anh đáp ứng hoặc đáp ứng một cách không hoàn toàn. Hay nói cách khác, các chính sách chính trị - quân sự của

người Anh tại các tiểu quốc Malaya chỉ được đáp ứng trong khuôn khổ lợi ích cho phép của người Anh liên quan tới việc đảm bảo các đặc quyền kinh tế mà người Anh đã đạt được tại bán đảo Malaya và mở rộng phạm vi chiếm đóng của người Anh tại khu vực Đông Nam Á. Điển hình là việc người Anh đã chối bỏ mọi nghĩa vụ liên quan của mình đối tiểu quốc Kedah khi bị người Xiêm tấn công mặc dù người Anh đã được Hồi vương của tiểu quốc này nhượng lại đảo Penang với mong muốn nhận lại được sự cam kết của chính quyền Anh về một sự bảo hộ với tiểu quốc này trước nguy cơ xâm lược của người Xiêm.

Để lí giải cho tính chất một chiều đó trong quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya trong giai đoạn này, ta có thể xem xét về bản chất của mối quan hệ này. Bởi trên thực tế, các mối quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya đã thể hiện rõ phương thức xâm lược của người Anh đối với các tiểu quốc này do vậy nó thường mang tính áp đặt hơn là thương lượng. Cụ thể là:

“ Với Anh phương cách tiến hành xâm lược thường theo kiểu thương nhân đi đầu trong quá trình xâm lược – “Những thương nhân tỏ ra hiền lành vô hại với tình hình chính trị bản địa, họ mang đến nhiều điều có lợi hơn có hại, những món quà làm hài lóng dân bản địa”. Vì vậy quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân Anh nhiều khi không phải bằng chiến tranh ào ạt mà là quá trình “tằm ăn lá dâu”.

Để làm chủ được các vùng lãnh thổ trù phú ở Đông Nam Á, thực dân Anh xâm nhập bằng nhiều con đường theo sơ đồ: lập thương điếm chiếm các thuộc địa (của các thực dân khác) chinh phục các tiểu quốc sát nhập thành các vùng thuộc địa” [7, tr. 197 – 198].

Và khi đối chiếu phương cách cũng như công thức xâm lược này của người Anh vào trong quá trình thiết lập các mối quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya ta phần nào thấy được nhiều điểm tương đồng.

Khởi đầu cho các mối quan hệ giữa Anh và các tiểu quốc Malay từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX là việc người Anh nhanh chóng đạt được những thảo thuận về việc xác lập các đặc quyền kinh tế của mình tại Penang và Sinhgapore. Sau một quá trình đầu tư biến các địa điểm này thành các hải cảng chiến lược, trước những nguồn lợi nhuận khổng lồ mà các hoạt động thương mại ở hai hòn đảo này đem lại, đã thúc đẩy người Anh kí kết với các tiểu quốc

Kedah, Singapore các hiệp ước nhằm hợp pháp hóa quyền cai trị của người Anh tại Pennag và Singaopre. Tiếp đó để loại bỏ hoàn toàn sự cạnh tranh của người Hà Lan trên bán đảo Malaya, hiệp ước Anh – Hà Lan đã được kí kết tại Luân Đôn vào ngày 17 tháng 3 năm 1824, với những thỏa thuận chia sẽ quyền lợi giữa Anh và Hà Lan tại Viễn Đông đã được hai bên thông qua. Trong đó, người Hà Lan đã nhường Malacca lại cho người Anh để đổi lại những quyền lợi tại Bencoolen và Sumatra. Do vậy, đến năm 1824, người Anh có 3 khu định cư tại bán đảo Malaya và ngay sau đó người Anh đã sát nhập ba đơn vị hành chính này lại thành một đơn vị hành chính với tên gọi là Khu định cư eo biển. Với sự ra đời của Khu định cư eo biển, tầm ảnh hưởng của người Anh cũng đã được củng cố trong khu vực quần đảo Malaya.

Với phương thức xâm lược khôn khéo đó, người Anh không chỉ nhanh chóng xác lập được quyền cai trị của mình đối với một số tiểu quốc Malaya mà còn tạo dựng được những tiền đề quan trọng cho sự thống trị lâu dài của mình tại bán đảo Malaya.

- Hai là, trong quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya từ nửa sau thế kỉ XVIII

đến đầu thế kỉ XIX, kinh tế là lĩnh vực then chốt, được tập trung đầu tư một cách mạnh mẽ và có những tác động sâu sắc đến tiến trình xâm lược của Anh đối với các tiểu quốc Malaya.

Nhìn chung, trong mối quan hệ với các tiểu quốc Malaya, động lực thúc đẩy cũng như mục đích cuối cùng mà người Anh muốn đạt được trong mối quan hệ này đều liên quan đến các lợi ích về mặt kinh tế mà cụ thể là các hoạt động thương mại diễn ra ở Malay và các hoạt động buôn bán với Trung Quốc. Do vậy, so với các lĩnh vực khác, các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đặc biệt được người Anh quan tâm đầu tư và phát triển trong mối quan hệ với các tiểu quốc Malaya.

Đối với Penang, nguyên nhân chính thuyết phục Công ty Đông Ấn Anh chiếm đóng hòn đảo này, không phải xuất phát từ vấn đề hải quân, mà liên quan đến việc phá vỡ thế độc quyền thương mại Hà Lan và đảm bảo độ an toàn lớn hơn cho buôn bán đường biển với Trung Quốc. Vì vậy, sau khi chiếm đóng hòn đảo này, các chính sách đầu tư nhằm phát triển thương mại và biến nơi đây thành trạm trung chuyển thương mại đã được người Anh xúc tiến một cách mạnh mẽ và đem lại những kết quả khởi sắc bước đầu. Tuy nhiên, khi những hạn chế trong

phạm vi hoạt động thương mại cũng như việc xây dựng các trạm sữa chữa tàu của Penang được bộc lộ đã khiến người Anh phải xem xét lại và chuyển sự chú ý của mình đến một địa điểm mới thuận lợi hơn – đảo Singapore. Để giành được sự quan tâm đặc biệt đó từ chính phủ Anh, Sigapore sau một năm kể từ khi người Anh đặt chân đến đã chứng minh được giá trị của nó. Khi nguồn thu của nó trong năm này đã đủ để trang trải cho những chi phí quản lí, điều mà Pennag không làm được. Đặc biệt, với những nguồn lợi khổng lồ mà các hoạt động thương mại của hòn đảo này đem lại, đã khiến người Anh đẩy mạnh hơn nửa kế hoạch biến hòn đảo này thành một trạm trung chuyển thương mại kể cả việc phải xem xét và chấp nhận các yêu sách của Hà Lan.

Bên cạnh đó, sự phát triển của nhân tố kinh tế trong mối quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya đã có những tác động đa chiều đến quá trình xâm lược của Anh đối với các tiểu quốc này. Cụ thể là nó đã vừa thúc đẩy đồng thời cũng làm chậm lại quá trình xâm chiếm bán đảo Malaya của người Anh.

Trên thực tế, việc người Anh nhanh chóng đạt được những thỏa thuận và kí kết với Hồi vương Kedah, Johore và người Hà Lan các bản hiệp ước năm 1791, 1824, Hiệp ước Luân Đôn Anh – Hà Lan nhằm hợp pháp hóa quyền cai trị của Anh đối với hai hòn đảo Penang, Singapore và thành phố Malaccca đều xuất phát từ những nhu cầu phát triển thương mại cũng như đảm bảo các quyền lợi kinh tế mà người Anh đã đạt được tại những địa điểm này. Sự ra đời nhanh chóng của Khu định cư eo biển năm 1824 trên cơ sở hợp nhất ba đơn vị hành chính này lại cũng không nằm ngoài những lợi ích liên quan đến các hoạt động thương mại.

Tuy vậy, đôi lúc do người Anh quá chú trọng đến các hoạt động thương mại, buôn bán nên cũng đã có những ảnh hưởng xấu đến tiến trình xâm lược bán đảo Malaya của người Anh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các phí tổn phát sinh của chính quyền khu thuộc địa Penang là do các quan chức ở đây quá hứng thú đến việc buôn bán nên đã bỏ bê việc cai trị, không đưa ra được hệ thống pháp lí cai trị phù hợp làm cho hòn đảo Penang ít phát triển, đất đai được bán rẻ như cho, làm thất thoát nhiều nguồn lợi lớn tại đây.

Hay khi, các Khu định cư eo biển được thành lập cũng đã không mang lại bất kỳ thay đổi đột biến nào cho các tiểu bang của bán đảo Malaya. Ban đầu chỉ

đơn thuần là việc người Anh tiếp quản bán đảo này thay người Hà Lan. Bởi vì trong các điều khoản của hiệp ước 1824 giữa Anh và Hà Lan, người Hà Lan thừa nhận rằng Malaya nằm trong phạm vi ảnh hưởng của người Anh. Tuy nhiên, người Anh đã không đặc biệt chú trọng đến việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng này tới các tiểu quốc khác của Malaya. Trên thực tế trong gần năm mươi năm, chính sách của Anh đã không nhìn nhận Các Khu Định Cư Eo Biển như là những vị trí đổ bộ để chuẩn bị cho việc “xâm lược” Malaya mà khu định cư này chỉ được xem là những trạm thông thương "quốc tế" càng có ít tác động đến chính trị ở đất liền càng tốt. Do vậy, vào năm 1824 mặc dù người Anh gần như đã trở thành thế lực duy nhất của Châu Âu tiếp xúc với người Malay, nhưng mãi đến năm 1874, nước Anh mới chính thức can thiệp vào các tiểu quốc của bán đảo này [20, tr. 92 - 93].

- Ba là, quan hệ của Anh với các tiểu quốc Malaya từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX là hệ quả trực tiếp của các cuộc cạnh tranh thương mại và quân sự giữa Anh và các nước phương Tây tại bờ biển phía Đông của Vịnh Bengal.

Trong nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, trước những nhu cầu mới của cuộc cách mạng thương mại ở Ấn Độ Dương Dương cũng như các hoạt động quân sự tại vịnh Bengal đã làm sống lại tầm quan trọng trong vị trí chiến lược thương mại và quân sự của các tiểu quốc Malaya. Hay nói cách khác, sự quan tâm trở lại cúa chính quyền Anh đối với các tiểu quốc Malaya trong những năm từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX không phải xuất phát từ nhu cầu muốn thiết lập một thuộc địa của người Anh tại bán đảo này mà là hệ quả trực tiếp của những nhu cầu mới phát sinh trong hoạt động thương mại cũng như quân sự của người Anh tại bờ biển phía Đông của Vịnh Bengal. Do vậy, dưới tác động của cuộc cách mạng thương mại ở Ấn Độ Dương cũng như sau những thất bại cay đắng tại vùng biển phía Đông của Vịnh Bengal vào giữa thế kỉ XVIII đã khiến người Anh giành nhiều sự quan tâm hơn đối với các tiểu quốc Malaya để tìm kiếm nơi đây một địa điểm chiến lược có thể khắc phục những điểm yếu tiềm tàng của người Anh tại bờ biển phía Đông của Vịnh Bengal.

Nhân tố đầu tiên, tác động đến mối quan hệ giữa Anh và các tiểu quốc Malaya đó là “Cuộc cách mạng thương mại diễn ra ở Ấn Độ Dương vào giữa

thế kỉ XVIII”. “Cuộc cách mạng thương mại diễn ra ở Ấn Độ Dương vào giữa thế kỉ XVIII” là thuật ngữ được D.G.E. Hall đưa ra trong tác phẩm “Lịch sử Đông Nam Á” với nội hàm là nhấn mạnh đến sự mở rộng hoạt động thương mại

của Ấn Độ với Viễn Đông xuất phát từ chỗ các Công ty Đông Ấn châu Âu có khó khăn trong việc tìm các nguồn vốn để tài trợ việc mua hàng hóa Trung Quốc mà không phải xuất khẩu bạc từ châu Âu. Các nhà buôn ở Ấn Độ đã giúp giải quyết vấn đề này bằng cách xuất khẩu bông thô từ Bom Bay sang Trung Quốc, đem hàng của Ấn Độ nổi bật là hàng của bờ biển Coromandel và thuốc phiện Bengal – tới Malaya và Inđônêxia, để đổi lấy đôla hoặc các hàng hóa khác được cần đến ở Quảng Châu và Macao và cuối cùng là buôn lậu thuốc phiện sang Trung Quốc [1, tr. 733 - 734]. Trước những yêu cầu mới nảy sinh của cuộc cách mạng thương mại ở Ấn Độ Dương đã thúc đẩy người Anh tìm kiếm cho mình một trung tâm thương mại cho quần đảo Malaya và nằm trên đường biển chủ yếu tới Trung Quốc.

Trong khi đó, vào mùa mưa Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 5), người Anh lại đứng trước một nguy cơ lớn. Vì trong khoảng thời gian này eo biển phía đông của Ấn Độ thường hứng chịu nhiều cơn bão, các thương thuyền của gười Anh không thể ra khơi được và người Anh chỉ có thể sử dụng hải cảng Bombay để làm nơi neo đậu cho các tàu thuyền của mình. Tuy nhiên hải cảng này lại quá xa để sử dụng cho mục đích phòng thủ tại Vịnh Bengal cũng như làm trạm dừng chân cho các thương thuyền của người Anh trong lộ trình đến Trung Quốc. Vì vậy, bất kỳ thế lực thù địch nào có hải cảng tại phía đông của Vịnh Bengal cũng có thể gây thiệt hại cho các thương thuyền của Anh vào các tháng mùa mưa Đông Bắc. Chính điểm yếu này đã khiến người Anh càng thêm lo ngại về sự can thiệp trở lại của người Pháp tại tiểu lục địa Ấn Độ sau khi bị người Anh đánh bật ra khỏi thuộc địa này vào năm 1763. Do vậy, trong khoảng thời gian từ năm 1763 đến năm 1783, người Anh đã xem xét xây dựng cảng biển tại nhiều địa điểm: Acheh, Ujang Salang, Đảo Nicobar, Đảo Andaman, và Kedah. Nhưng không có cảng nào được xây dựng. Mãi cho đến khi người Anh phải nhận những thất bại cay đắng tại vùng biển phía Đông của Vịnh Bengal trong Cuộc chiến tranh giành độc lập của Bắc Mỹ thì việc tìm kiếm một hải cảng tại phía đông

Vịnh Bengal đã được người Anh quyết tâm thực hiện. Do trong cuộc chiến tranh này, một hạm đội Pháp chỉ huy bởi Đô đốc Suffren đã gây thiệt hại nặng nề cho các tàu Anh ở phía Đông trong hai năm 1782 và 1783. Ba hải cảng của Hà Lan tại vùng biển Đông Ấn là Java, Moluccas và Malacca cũng đã bế quan đối với

Một phần của tài liệu quan hệ giữa anh và các tiểu quốc malaya từ nửa sau thế kỉ xviii đến đầu thế kỉ xix (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w