Quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya trên lĩnh vực chính trị quân sự từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ

Một phần của tài liệu quan hệ giữa anh và các tiểu quốc malaya từ nửa sau thế kỉ xviii đến đầu thế kỉ xix (Trang 30)

quân sự từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX

Vào nửa cuối thế kỉ XVIII, tình hình chính trị ở bán đảo Malaya hết sức phức tạp với sự đan xen và ảnh hưởng của nhiều thế lực chính trị khác nhau. Trong đó nổi bật lên là thế lực của người Hà Lan, của người Bugis, các Hồi vương Malaya và những tham vọng của người Xiêm tại bán đảo này. Bối cảnh đó, đã đem đến cho người Anh nhiều thách thức lẫn cơ hội. Để đạt được mục đích của mình người Anh đã khéo léo trong việc thiết lập các quan hệ về mặt chính trị, quân sự để làm giảm bớt sự cạnh tranh với người Hà Lan, gây sức ép với các Hồi vương Malaya nhằm nhanh chóng thiết lập những phạm vi ảnh hưởng cần thiết của mình trên bán đảo Malaya.

2.2.2.1. Quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya trên lĩnh vực chính trị từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX

Sau khi tìm kiếm và bước đầu thiết lập được cho mình những cơ sở thương mại lý tưởng ở Penang và Singapore trong những năm cuối của thế kỉ XVIII và đầu của thế kỉ XIX, trước sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động thương mại ở các địa điểm này đã khiến người Anh càng thêm sốt sắng trong việc thiết lập các cơ sở pháp lý để hợp pháp hóa và đưa ra các chính sách để cụ thể hóa quyền cai trị của mình ở hai hòn đảo này.

Vào năm 1796, người Anh tuy đã đạt được một số thỏa thuận về việc chiếm đóng Penang với Hồi vương Kead nhưng vẫn chưa có một văn bản pháp lí nào chứng thực điều này. Trong những năm tiếp theo, do những bất đồng nảy sinh

liên quan đến việc bảo hộ của Anh đối với tiểu quốc Kedah, trước các nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, Hồi vương đã tìm mọi cách để đuổi người Anh ra khỏi hòn đảo Penang. Năm 1791, sau khi đánh bại cố gắng yếu ớt của nhà vua hòng lấy lại hòn đảo, Light đã buộc Hồi vương ký một hiệp ước nhượng lại hòn đảo để đuổi lấy khoản trợ cấp 6.000 đôla Tây Ban Nha.

Sau khi khẳng định được quyền kiểm soát đối với Penang, người Anh đã bước đầu thiết lập nên chính sách cai trị của mình tại hòn đảo này với những nét sơ lược sau: Ngay khi đổ bộ lên đảo Penang, người Anh đã đặt tên cho hòn đảo này là đảo Hoàng tử Wales. Từ năm 1786 đến 1805, đảo Penang được đặt dưới sự quản lí của EIC đặt tại Jarkarta. Do EIC không có quyền đặt ra luật pháp, nên Penang trên thực tế trong suốt từ 1786 đến 1805 nằm dưới sự cai quản của Đô sát trưởng. Từ sau 1805, Penang được xem là đặc khu thứ tư của Ấn Độ được điều hành theo luật pháp và nằm dưới sự quản lý trực tiếp của toàn quyền Anh ở Ấn Độ [4, tr. 110].

Tiếp đó, để giúp Penang giải quyết những khó khăn về vấn đề lương thực, thực phẩm và nước ngọt, năm 1800, hiệp ước thứ hai được kí kết quy định Hồi vương nhượng lại một dải đất đối diện trên lục địa và khoản tài trợ của ông tăng lên 10.000 đôla Tây Ban Nha một năm.

Với sự ra đời của hai bản hiệp ước năm 1791, 1800 người Anh đã có đủ cơ sở pháp lí để làm chủ hòn đảo Penang và vùng đồng bằng đối diện. Sau đó, người Anh đã sát nhập hai vùng đất này lại và thành lập nên tỉnh Wellesley .

Có thể nói, trong suốt những năm từ nửa cuối thế kỉ XVIII cho đến đầu thế kỉ XIX, thành công lớn nhất của người Anh là đã xây dựng được cơ sở thương mại của mình tại Singapore. Bởi trên thực tế, Singapore không chỉ đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về một hải cảng vừa kết hợp được lợi thế của một cảng sửa chữa tàu thủy và của một trung tâm thương mại cho quần đảo Malaya mà còn đem lại những nguồn lợi nhuận khổng lồ vượt xa so với kì vọng ban đầu của chính quyền Anh. Với đặc thù đó của Singrpore, đã khiến người Anh trở nên sốt sắng hơn bao giờ hết để giành quyền cai trị hòn đảo này. Để thực hiện được điều đó, người Anh đã thúc ép Hồi quốc Johore ký các hiệp ước nhằm hợp pháp hóa quyền cai trị của mình tại Singapore. Vào tháng 8 năm 1824 Hiệp ước Thân hữu và Đồng minh giữa Anh – Johore đã được kí kết với những nội dung cơ bản sau:

1. Hồi vương Johore và quan đầu triều Temenggong nhường quyền cai trị vĩnh viễn Singapore cho EIC;

2. Hồi vương Johore sẽ nhận được tiền bồi thường từ EIC là 33.200 bảng Anh; Temenggong cũng nhận được khoản tiền là 26.800 bảng Anh và tiền trợ cấp mỗi tháng là 700 bảng Anh;

3. Khi chưa được sự đồng ý của EIC, Hồi vương Johore và Temenggong không được liên minh với bất kì nước nào khác. [4, tr. 114]

Như vậy với bản hiệp ước trên, người Anh không chỉ có được một cơ sở pháp lí vững chắc để khẳng định quyền cai trị của mình tại Singapore mà còn làm mất đi mọi ảnh hưởng của tiểu quốc Johore đối với hòn đảo này và sau hiệp ước 1824 “cuối cùng bóng ma của đế quốc của đế chế Johore trước đây bị thủ

tiêu”. [1, tr. 759]

Để đặt nền móng cho sự phát triển của Singapore, Rafles đã có những việc làm khẩn trương, cấp thiết để nhanh chóng ổn định tình hình ở Sinhgapore. Về mặt hành chính, Rafles đã phân đảo Singapore ra thành các khu vực chức năng như khu hành chính, khu buôn bán thương mại, khu giành cho người Anh, người Hoa, người Malay, người Ấn Độ, người Ả Rập… Một bộ luật lâm thời, dựa trên cơ sở luật pháp của nước Anh và tập quán của người Singapore cũng đã được soạn thảo. Bên cạnh đó những quy định về đăng ký đất đai, quản lý cảng, ngăn chặn buôn bán nô lệ, xây dựng lực lượng cảnh sát, xóa bỏ các sòng bạc và các điểm chọi gà cũng đã được ban hành. Với những việc làm đó của chính quyền Anh đã góp phần tạo ra các công cụ đắc lực phục vụ cho việc ổn định tình hình chính trị hỗn loạn ở Singapore lúc bấy giờ.

Bên cạnh việc khẩn trương thiết lập quyền cai trị đối với Penang và Singapore, trong giai đoạn này người Anh cũng rất chú ý đến Malacca - “trạm

bảo vệ” cho người Hà Lan độc quyền hóa thương mại tại bán đảo Malaya. Eo

biển Malacca tuy vào thời điểm này chỉ còn là một điểm nhỏ trong con đường giao thương với Trung Quốc và không có nhiều ý nghĩa về mặt chiến lược đối với Anh nhưng với việc hợp pháp hóa quyền cai trị của Anh đối với khu vực này sẽ giúp người Anh xóa bỏ mọi ảnh hưởng còn tồn tại của Hà Lan tại bán đảo Malaya. Với những toan tính nói trên, Hiệp ước Anh – Hà Lan đã được kí kết tại Luân Đôn vào ngày 17 tháng 3 năm 1824. Theo đó, Anh đã chấp nhận từ bỏ các

lợi ích của mình ở Bencoolen và Sumatra để đổi lại Hà Lan sẽ nhượng lại cho Anh tất cả các cơ quan thương mại ở Ấn Độ và Malacca. Với những cam kết này Anh đã hợp pháp hóa quyền cai trị của mình đối với Malacca.

Tiếp đó, Anh đã sát nhập ba đơn vị hành chính là các tỉnh Wellesley, thành phố Malacca và Singapore thành một đơn vị hành chính với tên gọi là Khu định cư eo biển. Khu định cư này nằm dưới sự điều hành trực tiếp của Bộ thuộc địa, đứng đầu là một viên toàn quyền.

Xét trên nhiều khía cạnh khác nhau, so với những hoạt động được xúc tiến trong lĩnh vực kinh tế thì quan hệ chính trị giữa Anh và các tiểu quốc Malaya ít nhận được sự quan tâm hơn từ phía chính quyền Anh. Những bước đi trong quá trình thiết lập sự cai trị của Anh đối với Penang, Singapore và Malacca về bản chất là nhằm củng cố và bảo vệ những thành quả thương mại mà Anh đã đạt được tại những địa điểm này. Các chính sách cai trị của Anh cũng thiếu sự đầu tư một cách hệ thống và chiều sâu, về cơ bản các chính sách này vẫn còn nhiều hạn chế khi áp dụng vào thực tiễn, và còn mang tính nhất thời chỉ nhằm để giải quyết những bất ổn trước mắt tại Penang và Singapore. Thành công lớn nhất của Anh trong quan hệ chính trị với các tiểu quốc Malaya là đã thành lập được Khu định cư eo biển – tuyến cứ điểm khống chế chặt chẽ bán đảo và eo biển của Anh trên bán đảo Malaya.

2.2.2.2. Quan hệ của Anh và các tiểu quốc Malaya trên lĩnh vực quân sự từ nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX

Trong suốt những năm từ nửa cuối thế kỉ XVIII cho đến đầu thế kỉ XIX, bên cạnh kinh tế, quân sự cũng là lĩnh vực đã nhận được sự quan tâm của chính quyền Anh trong mối quan hệ với các tiểu quốc Malaya. Nhìn chung, quan hệ quân sự giữa Anh và các tiểu quốc Malaya được biểu hiện rất đa dạng, xuất phát từ sự đối lập về nhu cầu hợp tác giữa hai bên.

Trong lộ trình tìm kiếm cho mình một địa điểm lí tưởng để kết hợp vừa xây dựng một trạm trung chuyển thương mại và một trạm sửa chữa tàu thủy tại bán đảo Malaya, người Anh đã không chỉ đầu tư vào các hoạt động kinh tế ở Penang và Singapore mà còn có ý định đầu tư để xây dựng các địa điểm này trở thành những căn cứ quân sự chính của mình tại khu vực Đông Nam Á.

Ở Penang, ngay khi mới đặt chân đến đây, người Anh đã cho xây dựng trên đảo một tòa thành để bảo vệ khu vực sinh sống của người châu Âu và gọi là

thành Kangvalis. Quân đội Anh, cũng đã được điều đến đây để bảo vệ. Vào 1805, Raffles đã được cử đến Penang để chỉ đạo kế hoạch xây dựng căn cứ hải quân tại hòn đảo này. Tuy nhiên, sau khi đến và khảo sát Penang, Raffles đã nhận thấy rằng, trạm sửa chữa và đóng tàu không thể xây dựng được ở đây vì gỗ ở địa phương không thích hợp cho việc đóng tàu. Đến năm 1812, sau khi xem xét lại các vấn đề, kế hoạch xây dựng Penang thành căn cứ hải quân đã bị chính quyền Anh bác bỏ.

Mặc khác, trong giai đoạn này, một số tiểu quốc Malaya cũng đã trở thành những căn cứ quân sự quan trọng để người Anh triển khai các hoạt động mở rộng phạm vi chiếm đóng của mình trên bán đảo Malaya cũng như ở khu vực Đông Nam Á. Cụ thể như:

Vào năm 1797, Penang đã được sử dụng làm nơi tập trung lực lượng quân sự để mở cuộc viễn chinh vào Manila và tại đây đội quân này đã được cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết trong hành trình tới Philippines. Trong khi đó, vùng duyên hải đối diện với đảo Penang lại được xem là cơ sở để người Anh có điều kiện thâm nhập sâu vào vùng nội địa của bán đảo Malacca cũng như tạo ra một thế mới để gây sức ép với Xiêm [4, tr. 111].

Hay vào năm 1795, sau khi thay thế người Hà Lan cai quản thành phố Malacca, người Anh đã ra sức phá hoại các hệ thống phòng thủ quân sự tại đây đặc biệt là với pháo đài A Famosa để loại bỏ sự bất khả xâm phạm của Malacca đề phòng một ngày nào đó sau khi trả lại Malacca cho chính quyền Hà Lan, họ phải cần đến sự chiến đấu gian khổ để tấn công vào pháo đài này. Đáng chú ý, là vào năm 1811, Lord Minto đã chọn Malacca làm địa điểm hội quân của lực lượng quân đội Anh để sang chiến đóng Java. Sau những hoạt động quân sự tại đây, người Anh cũng dần nhận thấy được tầm chiến lược của vùng đất này và đã dừng lại các hoạt động phá hoại của mình.

Khác với người Anh nhu cầu hợp tác về mặt quân sự của các tiểu quốc Malaya lại xuất phát từ những nguy cơ đe dọa từ bên ngoài.

Trong những năm 60 của thế kỉ XVIII, trước nguy cơ xâm lược của người Selangor Bugish4, trong bối cảnh chính quyền Siam không thực sự để tâm đến 4 Bugis là nhóm tộc người sinh sống ở vùng phía Nam bán đảo Malacca. Họ là những người khá mạo hiểm và thích hoạt động thương mại. Vào cuối thế kỉ

những vùng đất phụ thuộc của mình tại bán đảo Malaya, quốc vương Kedah đã tiếp cận một thương nhân người Anh tên là Francis Light để hỏi xin sự trợ giúp từ chính phủ Anh. Việc này diễn ra vào năm 1771. Để đáp lại quốc vương Kedah sẽ sẵn lòng cho phép người Anh thiết lập mua bán tại tiểu quốc của mình. Tuy nhiên Công ty Đông Ấn của nước Anh lại không thích dính vào các sự kiện chính trị của Peninsula thông qua việc hỗ trợ Kedah chống lại Selangor Bugis, vì vậy quốc vương Kedah đã rút lại lời đề nghị của mình.

Hay vào năm 1784, người Bugis bị người Hà Lan đánh bật ra khỏi Selangor. Đến năm 1785, Quốc vương Selangor nhờ sự trợ giúp của Pahang đã quay về và đuổi được quân Hà Lan ra khỏi Selangor, khôi phục được quyền kiểm soát lãnh thổ của mình. Ngay sau đó ông đã liên hệ với người Anh tại Penang để có thêm sự bảo vệ chống lại quân Hà Lan. Với ý đồ mượn tay người Bugish, đánh đuổi người Hà Lan ra khỏi thành phố Malacca, người Anh đã nhanh chóng đáp ứng những nguyện vọng của người Bugish. Tuy nhiên khác với mong đợi của người Anh, người Hà Lan sau đó đã đánh bại các cuộc tấn công của người Bugish vào thành phố Malacca, quan hệ giữa Anh và tiểu quốc Selangor từ đó cũng không còn nữa.

Đặc biệt, trong các hiệp ước thương lượng với chính quyền Anh các tiểu quốc Malaya đều đưa ra những yêu cầu về sự bảo hộ của Anh đối với mình. Tuy nhiên trên thực tế, không phải bao giờ những yêu cầu đó cũng được người Anh chấp thuận.

Một trong những yêu cầu mà Hồi vương Kedah đưa ra để đổi lấy quyền cai trị của chính phủ Anh tại đảo Penang là chính quyền Anh sẽ bảo hộ cho Kedah tránh được sự công kích từ bên ngoài mà cụ thể là từ các cuộc tấn công của Xiêm và Miến Điện. Điều này được nêu rất rõ trong bức thư của nhà vua gửi tới chính phủ Ấn Độ thuộc Anh năm 1785.

XVII, người Bugis đã xâm nhập và thành lập được cho mình một khu định cư ở bán đảo Malaya - Selagor. Từ đó, họ trở thành một đối thủ cạnh tranh của người Hà Lan tại bán đảo Malaya trong suốt thế kỉ XVIII.

Vào ngày 11 tháng 8 năm 1786, Anh chiếm Penang, chính phủ Ấn Độ thuộc Anh đã gửi tới nhà vua những lời bảo đảm được viết theo cách có thể làm cho vua tin rằng Anh cũng chấp nhận nghĩa vụ liên quan. Nhưng đến tháng 1 năm 1788, chính phủ tối cao lại quyết định từ chối điều kiện chính để vương quốc hồi giáo Kedah đồng ý nhượng lại Penang cho mình. Quyết định đó được truyền đạt cho ông Light như sau: “Toàn Quyền trong Hội Đồng đã quyết định

không sử dụng bất kỳ phương thức nào khiến Công Ty phải tham gia các hoạt động quân sự chống lại bất kỳ vị vua phía đông nào” [20, tr. 79]. Bảy năm, sau khi chiếm đóng hòn đảo Penang, công ty đã gửi đi chỉ dẫn cuối cùng: “Không có

liên minh tấn công và phòng thủ nào được thực hiện cùng với vua của Kedah”

[21, tr. 45]. Ngay cả trong các bản hiệp ước giữa Anh và Hồi vương Kedah vào năm 1791 và 1800, những điều khoản liên quan đến sự bảo hộ của Công ty Đông Ấn đối với tiểu quốc này cũng đã không được đề cập.

Những phản hồi trên từ phía chính phủ Anh được xem như là sự chối bỏ các nghĩa vụ đạo lí mà công ty phải gánh đối với Kedah sau khi chiếm Penang. Do vậy, vào năm 1821 khi người Xiêm tấn công Kedah, người Anh đã không có bất kì một hành động can thiệp nào và đã để mặt cho người Xiêm ra sức tàn sát một cách dã man nhân dân Kedah. Sự kiện này đã gây ảnh hưởng lớn đến thanh danh và

Một phần của tài liệu quan hệ giữa anh và các tiểu quốc malaya từ nửa sau thế kỉ xviii đến đầu thế kỉ xix (Trang 30)