Đối với nước Anh:

Một phần của tài liệu quan hệ giữa anh và các tiểu quốc malaya từ nửa sau thế kỉ xviii đến đầu thế kỉ xix (Trang 46 - 49)

Với tư cách của một chủ thể nắm thế chủ động trong mối quan hệ với các tiểu quốc Malaya, người Anh đã khéo léo trong việc thiết lập và xây dựng các cơ sở cho mối quan hệ này theo những hướng có lợi nhất cho mình. Do vậy qua mối quan hệ này đã có những tác động tích cực như sau đối với nước Anh.

- Qua mối quan hệ với các tiểu quốc Malaya đã giúp người Anh giải quyết được những khó khăn về nguồn vốn để từ đó duy trì và giành ưu thế trong hoạt động thương mại với Trung Quốc.

Trung Quốc là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Do vậy, từ rất sớm nó đã thu hút được sự chú ý của nhiều nước phương Tây. Vào nửa cuối thế kỉ XVI, người Anh đã thiết lập được các hoạt động buôn bán tại Trung Quốc, cụ

thể là Công Ty Đông Ấn Anh đã ký một hợp đồng thương mại quan trọng với Trung Quốc – xuất khẩu trà từ Trung Quốc tới Châu Âu. Tuy nhiên, do chính sách cấm thương nhân xuất khẩu bạc của nhà nước – loại vốn duy nhất có thể đầu tư được cho hoạt động buôn bán ở phương Đông cũng như Trung Quốc, do trong thời gian này, tiền giấy bị mất giá nên Trung Quốc rất cần đến nguồn bạc trắng này – đã đẩy người Anh vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Để giải quyết những khó khăn đó, việc thành lập các trạm trung chuyển nhằm hợp pháp hóa việc đưa bạc sang phương Đông nói chung và sang Trung Quốc nói riêng đã được các thương nhân Anh tiến hành.

Đặc biệt, vào giữa thế kỉ XVIII, khi người Anh đã thật sự làm chủ và tiến hành mở rộng các hoạt động thương mại của Ấn Độ và Trung Quốc thì nhu cầu về việc tìm một trung tâm thương mại ở quần đảo Malaya và nằm trên đường biển đến Trung Quốc để xây dựng thành các trạm trung chuyển thương mại đã trở nên cấp thiết với người Anh hơn bao giờ hết.

Do vậy, với sự ra đời của các hải cảng Penang, Singapore của người Anh ở Malaya trong cuối những năm của thế kỉ XVIII, đầu những năm của thế kỉ XIX, đã giúp người Anh giải quyết được những vấn đề sau:

+ Thứ nhất, với sự ra đời của hải cảng Penang và Sigapore đã giúp người Anh có được những trạm trung chuyển thương mại quan trọng để hợp thức hóa nguồn vốn đầu tư vào Trung quốc qua lộ trình trao đuổi đem hàng của Ấn Độ tới Malaya, để đổi lấy đôla hoặc hàng hóa khác được cần đến ở Quảng Châu và Macao.

+ Thứ hai, giúp người Anh vươn lên giành ưu thế trong hoạt động cạnh tranh thương mại với các nước phương Tây khác tại Trung Quốc. Khi người Anh đã phá được thế độc quyền thương mại ở Malaya và Inđônêxia của người Hà Lan và có được một nguồn vốn lớn để đầu tư sang Trung Quốc trong khi các các nước khác chưa khắc phục được khó khăn trong việc tìm nguồn vốn để mua hàng ở Trung Quốc.

Chính đặc điểm này đã đem về cho thương nhân Anh và chính phủ Anh nhiều nguồn lợi lớn. Điển hình như vào năm 1785, nước Anh đã nhập khẩu hơn 454.000 kg trà; vào năm 1787 là hơn 567.000 kg trà; vào khoảng 1823 – 1833

lượng trà nhập khẩu trung bình khoảng 850.000 kg một năm. Chính Phủ Anh đã thu được một khoản thu lớn từ quan hệ mậu dịch này và do đó quan hệ thương mại với Trung Quốc đã trở nên cực kỳ quan trọng và là một phần quan trọng khiến nước Anh chú ý tới phía Đông [20, tr. 80 - 81].

- Các tiền trạm mà người Anh thiết lập được ở bán đảo Malaya trong thời gian này đã giúp người Anh có được một chỗ đứng chân vững chắc tại bán đảo Malaya và bờ biển phía đông vịnh Bengal, để từ đó có thể tăng cường phạm vi ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Nam cũng như củng cố và mở rộng thuộc địa của mình tại tiểu lục địa Ấn Độ.

Với việc thành lập được các hải cảng ở Penang và Singapore đã giúp người Anh khắc phục được yếu điểm của mình tại vùng biển phía Đông vịnh Bengal, để qua đó có thể tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh với người Pháp tại khu vực Ấn Độ Dương. Đặc biệt, là ngăn chặn được tham vọng khôi phục lại sức mạnh của người Pháp tại Ấn Độ trong nửa cuối thế kỉ XVIII.

Nhìn chung, những hoạt động của người Anh tại các tiểu quốc Malaya đều ít nhiều liên quan đến các lợi ích về mặt chính trị, quân sự và kinh tế của người Anh tại tiểu lục địa Ấn Độ. Do vậy, với việc xây dựng được các hải cảng Penng và Sigapore đã không chỉ giúp người Anh có thể khắc phục những điểm yếu về mặt quân sự của mình tại bờ biển phí Đông Vịnh Bengal mà còn giúp người Anh giải quyết được những khó khăn trong hoạt động thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc để từ đó, giúp người Anh có thể củng cố hơn quyền lực chính trị và thiết lập chế độ cai trị cũng như mở rộng phạm vi chiếm đóng của mình tại tiểu lục địa Ấn Độ. Trên thực tế , những hải cảng như Penang, Singapore và sau này là Khu định cư eo biển đã được xem như là một đặc khu của chính quyền Anh ở Ấn Độ, góp phần to lớn trong việc đem lại những nguồn lợi lớn, để phục vụ cho các hoạt động thương mại cũng như cai trị và mở rộng phạm vi chiếm đóng của người Anh tại thuộc địa giàu có Ấn Độ. Đến nửa đầu thế kỉ XIX, người Anh đã hoàn thành xong quá trình xâm chiếm thuộc địa ở Ấn Độ và thiết lập được một nền cai trị vững chắc tại đây.

Bên cạnh đó, những hải cảng này cũng đã có những đóng góp nhất định giúp người Anh có thể đánh bại mưu đồ của người Pháp trong việc sử dụng các

thuộc địa của Tây Ban Nha và Hà Lan tại khu vực Đông Nam Á để chống lại người Anh trong thời gian diễn ra Cuộc chiến tranh với nước Pháp cách mạng.

Mặc dù, ngay sau khi khu định cư eo biển được thành lập người Anh chưa có những hành động hay ý định trong việc xúc tiến quá trình chiếm đóng toàn bộ bán đảo Malaya, nhưng với sự xuất hiện của khu định cư này đã khẳng định một cách chắc chắn phạm vi ảnh hưởng của người Anh đối với bán đảo Malaya. Đặt cơ sở quan trọng để người Anh có thể xúc tiến quá trình xâm chiếm toàn bộ bán đảo Malaya khi cần thiết.

- Qua mối quan hệ giữa Anh và các tiểu quốc Malaya đã đem lại cho người Anh những nguồn lợi khổng lồ để phục vụ cho các hoạt động sản xuất trong nước.

Cũng như nhiều thuộc địa khác của Anh trong giai đoạn này, thông qua quá trình đầu tư, khai thác các hoạt động thương mại, nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các các tiểu quốc Malaya đã đem lại cho người Anh những nguồn vật chất to lớn để đáp ứng cho những nhu cầu ngày càng tăng của nền sản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, sự mở rộng quy mô chiếm đóng của người Anh tại bán đảo Malaya cũng đã mở ra thêm một thị trường rộng lớn để tiêu thụ các hàng hóa sản xuất tại nước Anh. Đặc biệt với sự gia tăng các hoạt động buôn bán giữa các tiểu quốc Malaya với các thị trường lớn ở Trung Quốc, Inđônêxia và nhiều nước khác trên thế giới tại các hải cảng ở Penang, Singapore đã góp phần vào việc lưu thông và tiêu thụ hàng hóa của người Anh trên quy mô toàn cầu.

Trong bối cảnh nước Anh đang tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, và nền sản xuất trong nước sản xuất ra một khối lượng hàng hóa khổng lồ, sự xuất hiện của thị trường Malay và các trạm trung chuyển thương mại ở Penang và Singapore đã giúp người Anh có thể giải quyết được một mặt trong các khâu sản xuất, đó là tiêu thụ hàng hóa.

Một phần của tài liệu quan hệ giữa anh và các tiểu quốc malaya từ nửa sau thế kỉ xviii đến đầu thế kỉ xix (Trang 46 - 49)