Trường hợp căn cứ vào nguồn cung cấp kế toán có thể phân loại nguyên vật liệu thành các nhóm khác như:

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty năm 2013 và công tác kế toán nguyên vật liệu của công ty cổ phần vật liệu xây dựng số 9 hải phòng (Trang 47 - 52)

loại nguyên vật liệu thành các nhóm khác như:

+ Nguyên, vật liệu mua ngoài là nguyên vật liệu do doanh nghiệp mua ngoài mà có, thông thường mua của nhà cung cấp.

+ Vật liệu tự chế biến là vật liệu do doanh nghiệp sản xuất ra và sử dụng như là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm.

+ Vật liệu thuê ngoài gia công là vật liệu mà doanh nghiệp không tự sản xuất, cũng không phải mua ngoài mà thuê các cơ sở gia công.

+ Nguyên, vật liệu nhận góp vốn liên doanh là nguyên vật liệu do các bên liên doanh góp vốn theo thỏa thuận trên hợp đồng liên doanh.

+ Nguyên, vật liệu được cấp là nguyên vật liệu do đơn vị cấp trên cấp theo quy định.

4: Các phương pháp đánh giá nguyên vật liệu

Đánh giá nguyên vật liệu là xác định giá trị của nó theo một phương pháp nhất định.Nguyên vật liệu được nhập kho ở thời điểm khác nhau theo những nguồn nhập khác nhau và theo giá thực tế nhập kho khác nhau, nên doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá sau:

- Phương pháp nhập trước xuất trước

Phương pháp nhập trước- xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hay sản xuất trước thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất sau đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

Phương pháp nhập sau - xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hay sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

- Phương pháp thực tế đích danh

Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh là xác định giá xuất kho từng loại nguyên, vật liệu theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể. Phương pháp này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng, các mặt hàng có giá trị lớn hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.

Giá trị hàng xuất trong

kỳ

= Số lượng hàng xuất trong kỳ X

Đơn giá xuất tương

ứng

- Phương pháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng xuất kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ:

Giá thực tế NL- VL công cụ xuất dùng trong kỳ = Số lượng vật liệu công cụ xuất dùng

+ bình quânĐơn giá

Đơn giá bình quân = Trị giá thực tế NL-VL, CCDC tồn kho đầu kỳ + Trị giá thực tế NL-VL, CCDC nhập kho trong kỳ Số lượng NL-VL, CCDC tồn kho đầu kỳ + Số lượng NL-VL, CCDC nhập kho trong kỳ

Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc là thời điểm phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn cho mình phương pháp tính giá thực tế xuất kho của nguyên, vật liệu sao cho phù hợp với doanh nghiệp.

5: Chứng từ và sổ kế toán sử dụng

5.1. Chứng từ

Để theo dõi tình hình, nhập xuất nguyên vật liệu doanh nghiệp cần sử dụng rất nhiều loại chứng từ khác nhau. Có những chứng từ do doanh nghiệp tự lập như phiếu nhập kho,… cũng có những chứng từ do các đơn vị khác lập, giao cho doanh nghiệp như hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT và có những chứng từ mang tính chất bắt buộc như thẻ kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho… cũng có chứng từ mang tính chất hướng dẫn như biên bản kiểm nghiệm, phiếu xuất vật tư theo hạn mức, … Tuy nhiên, cho dù sử dụng loại chứng từ nào thì doanh nghiệp cũng cần tuân thủ trình tự lập, phê duyệt và lưu chuyển chứng từ để phục vụ cho việc ghi sổ kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại doanh nghiệp, các loại chứng từ theo dõi tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu bao gồm:

- Chứng từ nhập

+ Hóa đơn bán hàng thông thường hoặc hóa đơn giá trị gia tăng + Phiếu nhập kho

+ Biên bản kiểm nghiệm - Chứng từ xuất

+ Phiếu xuất kho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ + Phiếu xuất vật tư theo hạn mức

- Chứng từ theo dõi quản lý + thẻ kho

+ Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ + Biên bản kiểm kê hàng tồn kho

5.2. Sổ kế toán sử dụng

- Sổ chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.

- Bảng tổng họp chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa - Thẻ kho (Sổ kho)

CHƯƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG SỐ 9 HẢI PHÒNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG SỐ 9 HẢI PHÒNG 1. Quy trình luân chuyển chứng từ theo hình thức NHẬT KÝ CHUNG * Hình thức kế toán Nhật ký chung

1.1- Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung nghiệp vụ kinh tế đó. Sau đó lấy số liệu trên Sổ Nhật ký để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

1.2- Các loại sổ của hình thức kế toán Nhật ký chung

- Nhật ký chung; - Sổ Cái;

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

1.3- Nội dung và trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Nhật ký chung

- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra để ghi vào Sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian. Đồng thời căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cùng loại đã ghi vào Sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Trường hợp đơn vị có mở Sổ, Thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi vào Sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế được ghi vào các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

- Cuối tháng (cuối quý, cuối năm) khoá Sổ Cái và các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Từ các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài

khoản. Số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Cái. Sau khi kiểm tra, đối chiếu nếu đảm bảo khớp đúng thì số liệu khoá sổ trên Sổ Cái được sử dụng để lập “Bảng Cân đối số phát sinh” và báo cáo tài chính.

Về nguyên tắc “Tổng số phát sinh Nợ” và “Tổng số phát sinh Có” trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng “Tổng số phát sinh Nợ” và “Tổng số phát sinh Có” trên Sổ Nhật ký chung cùng kỳ.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung được thể hiện trên Sơ đồ số 01

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN

THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG

Chứng từ kế toán

SỔ NHẬT KÝ CHUNGSỔ CÁI SỔ CÁI

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Quy trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy tính. Sơ đồ số 02 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN

THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

Đối chiếu, kiểm tra

SỔ KẾ TOÁN- Sổ tổng hợp - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty năm 2013 và công tác kế toán nguyên vật liệu của công ty cổ phần vật liệu xây dựng số 9 hải phòng (Trang 47 - 52)