- Tiền chi khác cho hoạt động kinh
2.6: Các chỉ tiêu tài chính a) Lập bảng phân tích
a) Lập bảng phân tích BẢNG SỐ 07 : (kèm theo)
Để nghiên cứu và phân tích, đánh giá chi tiết về tình hình hoạt động sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp, nếu ta không chỉ đi phân tích về các chỉ tiêu SXKD hay cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp thì thật là thiếu sót. Còn một điều quan trong mà ta cần chú ý trong phân tích tài chính là ta phải tiến hành lập bảng phân tích các chỉ tiêu tỷ suất tài chính của doanh nghiệp trong năm 2011– 2012. Những tỷ suất này giúp mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp, năng suất hoạt động, khả năng sinh lợi tương ứng, cũng như nhận thức của các nhà đầu tư được thể hiện thông qua hành vi của họ trên thị trường tài chính. Các tỷ suất này cũng giúp chuyên viên phân tích hoặc những người ra quyết định có khái niệm chung về nguồn gốc của một doanh nghiệp, hiện trạng và tiềm năng trong tương lai của doanh nghiệp đó.
* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sinh lời Lợi nhuận trên doanh thu
=
Lợi nhuận sau thuế ×100 (%) Doanh thu thuần
Lợi nhuận trên trên vốn = Lợi nhuận sau thuế
×
100 (%) Tài sản vốn bình quân
Tài sản vốn bình quân =
Tổng TS đầu kỳ + tổng TS cuối kỳ
2 * Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán hiện hành =
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh =
Tiền + đầu tư ngắn hạn + các khoản phải thu Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tức thời =
Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn
* Chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư Tỷ suất nợ
=
Nợ phải trả ×100 (%) Tổng nguồn vốn
b) Phân tích chi tiết
* Phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh:
Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu tại công ty CP VLXD số 9 Hải phòng năm 2013 là 6,19%(tức là cứ trong 100 đồng doanh thu thì có 6,19 đồng lợi nhuận )còn trong năm 2012 là 7,56%( tức là trong 100 đồng doanh thu thì có 7,56 đồng lợi nhuận). Như vậy tỷ suất lợi nhuận doanh thu năm 2013 so với năm 2012 giảm 1,37 %. Mặc dù tỷ suất giảm nhưng tỷ suất này >0 chứng tỏ doanh nghiệp vẫn làm ăn có lãi
Và chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn sử dụng bình quân năm 2013 là 7,48% >0 chứng tỏ công ty đang làm ăn có lãi, đồng thời đòn bẩy tài chính của công ty đã có tác dụng tích cực,công ty đã thành công trong việc huy động vốn để kiếm lợi nhuận.,so vơi năm 2012l à 9,16% giảm 1,68%. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2013 giảm so với năm 2012.
* Phân tích khả năng thanh toán :
Qua bảng trên ta nhận thấy khả năng thanh toán hiện hành năm 2013 là 1 lần , năm 2012 là 1,05 lần . Như vậy Công ty CP VLXD số 9 Hải Phòng có khả năng thanh toán ngắn hạn ở thời điểm năm 2012 tốt hơn so với năm 2013. Tỷ số này =1 có nghĩa là công ty có đủ tài sảncó thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. Tỷ suất này giảm 0,05 lần so với năm 2012, điều này cho thấy khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty năm 2013 kém hơn năm 2012.
Về khả năng thanh toán nhanh : hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2013 là 0,62 lần còn năm 2012 là 0,72 lần . Tỷ suất này nếu bằng 1 là lý tưởng nhưng công ty chưa đạt được điều này, cho thấy khả năng thanh toán cuacác khoản nợ ngắn hạn chưa cao, hệ số thanh toán nhanh của công ty ở mức trung bình , khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2013 kém hơn năm 2012 .
Về khả năng thanh toán tức thời: Hệ số thanh toán tức thời năm 2013 là 0,05 lần. Điều này chứng tỏ công ty gặp khó khán trong việc thanh toán công nợ, công ty cần có nhưng biện pháp điều chỉnh để khắc phục.
* Phân tích tình hình đầu tư .
Tỷ suất đầu tư của công ty năm 2013 là 58,05% còn năm 2012 là 58,66% Như vậy tài sản cố định của công ty cổ phần Sơn Hải Phòng chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu tổng tài sản của công ty . Cơ cấu tài sản như vậy đối với công ty là hợp lý.
Tỷ suất tự tài trợ của công ty năm 2013 là 53,2% so với năm 2012 là 51,35% đã tăng 1,85%. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp tương tối tốt.
Tỷ suất nợ năm 2013 là 46,8 % còn năm 2012 là 48,65% . Điều này cho thấy khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu nguồn vốn của công ty làm cho trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty sẽ bị ràng buộc hay phụ thuộc vào các chủnợ . Nhưng bên cạnh đó công ty sẽ chiếm dụng được một số vốn lớn phục vụ cho việc kinh doanh của mình .
Phần III: TÌM HIỂU CÔNG TÁC KẾ TOÁN
Chương 1: Lý thuyết về nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu 1: Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu quản lý của nguyên vật liệu
1.1 Khái niệm
Nguyên vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng chủ yếu cho quá trình chế tạo ra sản phẩm.
1.2: Đặc điểm
Nguyên vật liệu là khi tham gia vào từng chu kỳ sản xuất và chuyển hóa thành sản phẩm, do đó giá trị của nó là một trong những yếu tố hình thành
- Về mặt giá trị: giá trị của nguyên vật liệu khi đưa vào sản xuất thường có xu hướng tăng lên khi nguyên vật liệu đó cấu thành nên sản phẩm.
- Về hình thái: Khi đưa vào quá trình sản xuất thì nguyên vật liệu thay đổi về hình thái và sự thay đổi này hoàn toàn phụ thuộc vào hình thái vật chất mà sản phẩm do nguyên vật liệu tạo ra.
- Giá trị sử dụng: Khi sử dụng nguyên vật liệu dùng để sản xuất thì nguyên vật liệu đó sẽ tạo thêm những giá trị sử dụng khác.
1.3: Yêu cầu quản lý
- Tập trung quản lý chặt chẽ, có hiệu quả vật liệu trong quá trình thu mua dự trữ bảo quản và sử dụng.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán nguyên vật liệu chặt chẽ và khoa học là công cụ quan trọng để quản lý tình hình thu mua nhập, xuất, bảo quản sử dụng vật liệu.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm kê định kỳ nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực.