LI Nó Iờ ĐầU
3.2.1 Giải pháp vĩ mô:
Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và tăng trưởng sẽ luôn là cơ sở và tiền đề cho bất kỳ một hoạt động thương mại quốc tế nào. Mặt khác, sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế vĩ mô lại có mối quan hệ chặt chẽ với các thị trường tài chính.
Khi kinh tế phát triển, lạm phát được kìm chế, giảm phát được khắc phục, giá trị đồng nội tệ và lãi suất ổn định… thì các doanh nghiệp trong và ngoài nước mới yên tâm đầu tư vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, hoạt động TTQT mới an toàn, tăng khối lượng giao dịch ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng. Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, là tâm điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nước ta đã gia nhập WTO, thì việc tạo lập một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định góp phần đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế cũng như mở rộng và nâng cao chất lượng TTQT nói chung và mở rộng thanh toán TDCT nói riêng càng cầp thiết.
b) Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT
Bên cạnh môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường pháp lý phù hợp cũng là một yếu tố quan trọng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động TTQT được thông suốt và có hiệu quả cao.
Chính phủ cần sớm ban hành những văn bản pháp quy điều chỉnh hoạt động TTQT phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm Việt Nam. Thực tế ở nước ta hiện nay các văn bản điều chỉnh hoạt động thanh toán theo phương thức TDCT cũng chưa có. Khi tham gia vào các hoạt động thanh toán theo phương thức này các ngân hàng thương mại hoàn toàn chỉ căn cứ vào văn bản có tính chất quy phạm tùy ý là UCP 600 do ICC ban hành. Trong khi đó các nước khác đã có văn bản cụ thể về nghiệp vụ thanh toán này phù hợp với điều kiện riêng từng nước. Chính điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thanh toán TDCT của các chủ thể phía Việt Nam, đặc biệt khi có tranh chấp xảy ra phía Việt Nam luôn bị lúng túng trong việc kiện tụng, xử lý kiện tụng.
Nh vậy, sự cần thiết phải tạo lập môi trường pháp lý càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết khi nền kinh tế ngày một phát triển. Điều đó cần có sự quan tâm và
điều chỉnh nhất quán từ phía Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ngành liên quan để tránh xung đột, chồng chéo về thông lệ quốc tế từ đó tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán TDCT ngày càng hoàn thiện hơn.