Acid béo là thành phần chính của chất béo (lipid). Về mặt cấu trúc hóa học, acid béo thông thường chứa 3 loại nguyên tố: carbon (C), hydro (H) và ôxy (O), mạch thẳng (RCOOH)- trong đó gốc R có nhiều carbon nối mạch có thể no (còn gọi bão hòa, tức không có mạch nối đôi) hay chưa no – còn gọi chưa bão hòa, trong cấu trúc có một hoặc nhiều nối đôi. Acid béo bậc thấp có ít carbon, bậc cao có nhiều carbon. Đánh số carbon của acid béo bắt đầu từ carbon của nhóm – COOH (nhóm acid) là C1, sau đó là C2, C3... Gọi tên carbon thì carbon cạnh nhóm – COOH là Ca (carbon alpha), rồi đến Cb, Cg... Và ở cuối mạch là nhóm metyl – CH3. Nhóm metyl có chứa carbon được gọi là carbon omega. Khoảng cách từ carbon omega đến nối đôi đầu tiên gần nhất nếu có 3 carbon thì gọi là omega-3, và acid béo có cấu trúc loại này gọi là acid béo omega-3. Cũng tương tự như vậy, còn có acid béo omega-6, omega-9 (khoảng cách có 9 carbon – thí dụ acid oleic có nhiều trong sữa mẹ và dầu ôliu). Tóm lại, con số sau chữ omega: 3, 6 hoặc 9 nhằm chỉ vị trí của nối đôi đầu tiên trong cấu trúc.
Tác dụng của omega-3
Người ta nói nhiều đến nhóm acid béo omega-3 bởi nó là tiền chất của DHA (chữ viết tắt của Docosahexaenoic acid, và EPA (viết tắt của Eicosapentaenoic acid). DHA là acid béo không no chuỗi (mạch) dài có 22 carbon và chứa 6 nối đôi, còn EPA là acid béo không no chuỗi dài có 20 carbon và chứa 5 nối đôi.
Não người được cấu tạo bởi trên 60% là acid béo, trong số đó DHA chiếm một số lượng khá lớn. Còn EPA, trong cơ thể nó được xem là acid béo thiết yếu để chuyển hóa thành các chất sinh học quan trọng như Prostaglandin, Leucotrien.
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tác dụng của nhóm acid béo omega-3 đặc biệt là DHA đối với sức khỏe con người.
Với não: Thành phần của não là chất béo, trong đó DHA chiếm khoảng 1/4 lượng chất béo này. Do đó mà não cần một lượng acid béo omega-3 (nhất là DHA) để phát triển và duy trì hoạt động. Người ta còn thấy rằng DHA kìm hãm sự lão hóa não, ngăn ngừa sự suy giảm trí nhớ.
Với trẻ em, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy những trẻ được bổ sung DHA đạt được các điểm nhận thức cao hơn, ít mắc phải các vấn đề về hành vi và cảm xúc, kỹ năng vận động cũng phát triển sớm hơn. Bởi vậy, hiện nay có nhiều loại sữa bột có bổ sung DHA.
Với tim mạch: Nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ DHA làm giảm lượng triglycerid máu, giảm loạn nhịp tim, giảm tỷ lệ bệnh động mạch vành, giảm chứng nhồi máu cơ tim. Nhưng nhóm acid béo omega-3 không có tác dụng rõ rệt đối với bệnh cholesterol trong máu cao đơn thuần và rối loạn mỡ máu do yếu tố di truyền.Với làn da:
Nhóm acid béo omega-3 có vai trò quan trọng trong cấu trúc da và đặc biệt là tầng sừng, vì chúng ngăn ngừa hiện tượng mất nước giữa các lớp da, do đó giúp da mềm mạtươi trẻ. Ngoài ra, nhóm acid béo omega-3 còn cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, giảm nguy cơ đái tháo đường, giảm mức độ nặng và số cơn hen phế quản, giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp, chống trầm cảm...
Nhóm acid béo omega-3 có ở dầu đậu nành và một số thực phẩm nhưng với hàm lượng nhỏ. Đặc biệt có nhiều trong thủy sản - nhất là cá biển sống ở vùng nước sâu như các loài cá hồi, cá sardin, cá trích, cá ngừ... Riêng trong dầu cá có acid béo omega-3 cao gấp 2-4 lần so với dầu thực vật.
Axít béo có thể giúp làm chậm sự lão hóa sinh.
Giới khoa học thường cho rằng dầu cá hoặc các sản phẩm từ cá giàu hàm lượng axít béo Ω-3 có lợi đối với những người mắc bệnh tim.
Báo cáo của các nhà khoa học thuộc Phân viện San Francisco, Đại học California, Mỹ đăng trên tạp chí Hội y học Mỹ số ra mới nhất đã làm rõ thêm tác dụng của loại axít béo này, đồng thời chứng minh được rằng axít béo Ω-3 có thể giúp làm chậm lại tốc độ lão hóa sinh lý của những người mắc bệnh tim.
Sau khi tiến hành đo đạc độ dài telomere nhiễm sắc thể tế bào máu của 608 nam giới mắc bệnh tim, các nhà khoa học đã phát hiện sinh lý của những bệnh nhân được tiêm axít béo Ω-3 khỏe hơn những người khác, điều đó cũng có nghĩa là, điểm cuối nhiễm sắc thể của những bệnh nhân này dài hơn và khỏe mạnh hơn so với các bệnh nhân khác. Telomere là một kết cấu đặc biệt giống như chiếc mũ nằm ở đoạn cuối nhiễm sắc thể, tác dụng của telomerase là giúp tổ hợp các telomere, làm cho kết cấu của telomere trở nên ổn định. Nếu như telomere ngắn lại điều đó có nghĩa là tế bào sẽ bị lão hóa. Ngược lại, nếu như telomerase hoạt động mạnh thì độ dài của telomere sẽ được đảm bảo, vì vậy sự lão hóa của tế bào sẽ bị chậm lại.
Những bệnh nhân trong cơ thể giàu hàm lượng axít béo Ω-3, tốc độ làm telomere ngắn lại sẽ rất chậm; ngược lại những người có hàm lượng axít béo Ω-3 thấp thì tốc độ làm telomere ngắn lại sẽ rất nhanh.
Điều này cho thấy, tốc độ lão hóa sinh lý của những người bệnh không được tiêm axít béo Ω-3 nhanh hơn so với những người được tiêm.
Các nhà khoa học suy đoán, nguyên nhân khiến axít béo Ω-3 làm chậm lại tốc độ lão hóa sinh lý của người mắc bệnh tim là vì loại axít béo này có thể dung hòa tác dụng căng thẳng ôxy hóa trong cơ thể.
Sự căng thẳng ôxy hóa là sự mất cân bằng về tác dụng giữa ôxy hóa và kháng ôxy hóa trong cơ thể dẫn đến cơ thể sản sinh nhiều chất trung gian ôxy hóa. Sự căng thẳng ôxy hóa được cho là một nhân tố quan trọng gây ra bệnh lão hóa.
thực trong nghiên cứu những người mắc bệnh tim, và để áp dụng cho những người trưởng thành khỏe mạnh thì cần phải tiếp tục nghiên cứu.