2.Cơ sở khoa học của việc bón axit Xitric:

Một phần của tài liệu Ứng dụng của axit Cacboxylic và dẫn xuất của axit Cacboxylic. (Trang 30 - 32)

Theo các tài liệu, khi có mặt một lượng nhất định các axit hữu cơ như axit Xitric, axit Axetic, và muối maleat trong đất, pholphat trở nên dễ tan hơn. Axit hữu cơ có khả năng tạo phức với các ion kim loại trong đất và điều đó ảnh hưởng tới sự linh động và khả năng dễ hấp thụ của các chất dinh dưỡng vi lượng. Đất trồng cà phê thường giàu nhôm, Mangan và Oxyt sắt. Đặc biệt nhôm là nguyên tố cố định lân trong đất mạnh nhất. Các axit hữu cơ có khả năng tạo phức với những nguyên tố kim loại này vì thế lượng lân trong đất bị cố định hoá bởi các kim loại sẽ giảm đi.

Nguồn các axit hữu cơ trong đất

Trong đất có chứa những axit hữu cơ như axit Oxalic, Suxinic, Crotinic, Xitric, Tartric, Glutanic, Axetic... Sở dĩ có những loại axit này là do rễ cây tiết ra, các chất hữu cơ bị phân huỷ hay bởi quá trình chuyển hoá và trao đổi chất của các vi sinh vật. Những loại axit hữu cơ đó luôn có mặt trong đất với lượng rất nhỏ (một vài phần triệu), còn axit Xitric tuy chỉ ở mức thấy "vết" nhưng lại có hoạt tính khá cao. Các axit hữu cơ khác như Oxalic, Malonic, Suxinic, Tartric, Axetic, Xitric và Malic đã được người ta bón thử trên đất trồng cà phê để kiểm tra hiệu quả của chúng đối với độ hoà tan của photphat, độ hấp thụ

photphat và các chất dinh dưỡng vi lượng của cây trồng, mức độ giải độc nhôm, sắt, mangan trong đất trồng cà phê và sản lượng hạt: Trong tất cả mọi axit hữu cơ được thử nghiệm, axit Xitric được coi là loại có tác dụng tốt nhất đối với đất trồng cà phê. Ảnh hưởng của axit Xitric đối với sự hấp thụ kẽm nhôm và Mangan.

Người ta đã tiến hành thực nghiệm trồng cây cà phê 1,5 tuổi trên hai khoảng đất có độ pH là 5 - 6,43 với mức kẽm, nhôm và Mangan khoảng 10 = 200 PPM, mức axit Xitric từ 5 đến 10000 PPM. Qua nghiên cứu họ đã phát hiện rằng hàm lượng ổn định của phức nhôm và Mangan với axit Xitric lớn hơn so với phức kẽm. Vì vậy độ hoà tan của nhôm và Mangan kém hơn so với kẽm khi có mặt axit Xitric trong đất. Trong loại đất thực nghiệm, lượng nhôm và mangan dễ hấp thụ giảm đáng kể, mà mức độ dễ hấp thụ của kẽm có xu hướng tăng dần. Lý do là vì kẽm tạo phức với axit Xitric kém ổn định hơn so với nhôm và Mangan. Trong lô đất nghiên cứu trồng giống cây cà phê 795, người ta thấy kẽm bón bổ sung cho đất rất dễ được cây hấp thụ khi có mặt axit Xitric và hàm lượng kẽm trong lá cao hơn.

Lượng kẽm dễ hấp thụ trong đất cũng tăng lên khi đất bón axit Xitric. Vì vậy bón kẽm phối hợp với axit Xitric cho đất sẽ giúp tận dụng kẽm tốt hơn. Người ta không bón kẽm sớm hơn vì kẽm bị giữ trong đất dưới dạng muối Photphat kẽm ngậm nước khó tan (Zn3(PO4)2.4H2O).

Sự có mặt của axit Xitric trong đất phần nào tránh cho kẽm phải cạnh tranh với phân lân, mà cũng tránh hiện tượng thiếu kẽm trong cà phê do lân gây ra. Vì vậy, bón bổ sung axit Xitric cho đất sẽ giúp cho cây có nguồn bổ sung kẽm ổn định và phù hợp, do có sự tạo phức có chọn lọc giữa axit Xitric và kẽm bón bổ sung.

Trong đồn điền trồng loại cà phê arabica việc thiếu kẽm là hiện tượng phổ biến. Một số nguyên nhân gây sự thiếu hụt này có thể là do dùng quá nhiều lân, lượng tích tụ lớn, nhiều đồng tích trong đất do dung dịch Boocđo được phun thường xuyên. Nói chung hàm lượng đồng cao trong đất ảnh hưởng không tốt tới sự hấp thụ kẽm của cây.

Axit Xitric là chất hoà tan lân.

Theo kết quả nghiên cứu, người ta đã phát hiện rằng việc bổ sung axit Xitric có ảnh hưởng tích cực tới sự giải phóng lân từ các nguồn chứa lân.

Độ hoà tan của photphat trong đất chua cao hơn so với đất gần trung tính. Và hàm lượng lân trong cây trồng trong đất được xử lý bằng axit Xitric sẽ cao hơn rất nhiều so với đối chứng không được xử lý. Điều đáng chú ý là khi được bón axit Xitric cho đạt cà phê mà không bón thêm phân lân, thì mức lân được giải phóng từ đất vào cây cao hơn so với đất không bón axit Xitric. Điều này chứng tỏ axit Xitric có tác dụng hoà tan nguồn lân tự nhiên trong đất và hiệu quả của nó càng rõ hơn khi phối hợp bón thêm lân từ ngoài vào. * Ích lợi của việc bón bổ sung axit Xitric:

- Không ảnh hưởng xấu đối với cây.

- Giúp hoà tan lân từ phân bón và các nguồn tự nhiên.

- Hàm lượng lân trong lá cà phê có thể giữ được ở mức tối ưu. - Giảm lượng lân gây thiếu kẽm cho cây cà phê.

- Giảm độ hoạt hoá của các nguyên tố độc hại như nhôm, sắt, mangan nhờ tạo phức với chúng trong đất, do vậy làm giảm ảnh hưởng xấu của chúng đối với ion Photphat.

- Giảm mức cố định lân trong đất và làm tăng độ dễ hấp thụ của Kali và kẽm bón cho đất. - Giảm lượng phân lân bón hàng năm.

- Tăng sản lượng cà phê từ 5 - 7%. 3.Ứng dụng của axit Glutamic (GA)

Ứng dụng trong nông nghiệp:

GA là một trong những axit amin quan trọng trong Protein thực vật, mà Gln cũng là nitrogen chủ yếu ở dạng dự trữ trong cơ thể thực vật, do đó GA có thể sử dụng làm chất bổ sung tăng trưởng cho thực vật. Đối với tầm quan trọng của GA trong quá trình chuyển hóa nitrogen, có thể đem GA điều chỉnh thích hợp, để bị kết hợp với axit thành Gln, Vì vậy, sẽ tích lũy tạo thành Amonia trong cơ thể thực vật,và khi cơ thể thực vật chết có thể sử dụng làm thuốc diệt cỏ.

Một phần của tài liệu Ứng dụng của axit Cacboxylic và dẫn xuất của axit Cacboxylic. (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w