Các đối tƣợng trong GPSS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và sử dụng công cụ general purpose simulation system trong bài toán mô phỏng hàng đợi (Trang 40)

Sau khi chương trình nguồn được biên dịch trong bộ nhớ máy tính sẽ tạo ra cái gọi là “mô hình hiện thời”, đây chính là tập hợp các kiểu đối tượng khác nhau. Trong GPSS, đối tượng có thể được phân chia ra 7 kiểu: Đối tượng động; đối tượng điều hành; thuộc về thiết bị; đối tượng tĩnh; đối tượng hỗ trợ tính toán; đối tượng phục vụ việc lưu trữ và đối tượng nhóm.

+ Đối tượng động: Đối tượng động trong GPSS chính là các Transactions. Transaction chính là nguyên mẫu của “yêu cầu” trong thuật ngữ của hệ thống

33

phục vụ đám đông. Trong quá trình mô phỏng Transactions được “tạo ra” (“yêu cầu” đến) và “hủy” (“yêu cầu” đi) theo yêu cầu logic của mô hình hệ thống phục vụ đám đông mà chúng ta thực hiện mô phỏng. Chi tiết hơn về Transactions sẽ được đề cập trong các phần tiếp theo.

+ Đối tượng điều hành: Đối tượng điều hành (Block Entities) của GPSS còn được gọi là khối (Blocks) tương ứng với thực thi lệnh – Blocks của chương trình nguồn và cũng thiết lập logic hoạt động của mô hình bằng cách đưa ra chỉ thị đối với Transactions: sẽ di chuyển đi đâu và làm gì tiếp theo. Block Entities là thành phần cấu trúc cơ bản của một chương trình mô phỏng GPSS. Các loại của Block được xác định bởi tên (thường được viết hoa) cái mà thể hiện chức năng của chúng. Ví dụ: GENERATE, TERMINATE, … Mỗi loại Block tương ứng với một hành động trong việc mô phỏng.

+ Đối tượng thuộc về thiết bị: Đối tượng thuộc về thiết bị (Facility Entities) tương tự như máy phục vụ và thiết bị khác của hệ thống thực. Chúng bao gồm thiết bị đơn kênh, đa kênh và thiết bị chuyển logic. Thiết bị đơn kênh và đa kênh tương ứng với máy phục vụ trong hệ thống phục vụ đám đông (СМО). Thiết bị chuyển logic được sử dụng để mô phỏng thiết bị có 2 trạng thái của tính chất logic hay vật lý và có thể ở hai trạng thái: bật và tắt.

+ Đối tượng tĩnh: Đối tượng tĩnh được sử dụng để thu thập và xử lý dữ liệu thống kê về hoạt động của mô hình. Đó chính là những hàng đợi (Queue Entities) và các bảng (Table Entities). Mỗi đối tượng kiểu hàng đợi đảm bảo việc thu thập và xử lý dữ liệu về Transactions được giữ lại tại một điểm nào đó trong mô hình, ví dụ trước khi vào thiết bị đơn kênh. Các bảng được sử dụng để nhận các phân phối của đại lượng ngẫu nhiên, ví dụ thời gian chờ đợi và lưu lại của Transactions trong mô hình mô phỏng.

34

+ Đối tượng tính toán: Các đối tượng tính toán bao gồm các biến (Variable Entities) (số học và logic) và các hàm (Function Entities), dùng đề tính toán đại lượng nào đó được cho bởi biểu thức số học hay logic hoặc ở dạng bảng.

+ Đối tượng lưu trữ: Đối tượng lưu trữ đảm bảo việc lưu trữ trong bộ nhớ của máy tính các đại lượng riêng biệt được sử dụng trong mô hình. Đối tượng kiểu này gồm có Savevalue Entities, Matrix Entities.

+ Đối tượng nhóm: Đối tượng nhóm gồm có Numeric Group Entities – là tập hợp giá trị số, Blocks có thể sử dụng khi làm việc với Numeric Group Entities gồm có: JOIN (đưa một giá trị vào một Numeric Group; REMOVE lấy một giá trị ra, …); Transaction Group Entities, Userchain Entities. Trong đó Userchain Entities được sử dụng để thiết lập các hàng đợi với các quy tắc khác nhau, nếu như muốn khác quy tắc cơ bản FIFO.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và sử dụng công cụ general purpose simulation system trong bài toán mô phỏng hàng đợi (Trang 40)