3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ):
3.2.3. Vận động sự tham gia của dân cƣ địa phƣơng
Lễ hội chỉ đƣợc sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn, đó cũng chính là yếu tố hình thành tính địa phƣơng của Lễ hội. Lễ hội đƣợc sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định. Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang
sắc thái của vùng đó, Lễ hội chính là điều chứng tỏ Lễ hội gắn bó rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng những nhu cầu tinh thần và vǎn hóa của nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội mà còn ở phong cách của lễ hội nữa. Chính vì vậy mà sƣ đóng góp và tham gia nhiệt tình của dân cƣ địa phƣơng là vô cùng quan trọng... Từ nhiều năm nay, những khuôn mẫu lễ hội đƣợc tổ chức theo kiểu sân khấu hóa đƣợc thƣờng xuyên truyền hình trực tiếp trên vô tuyến truyền hình đã ảnh hƣởng mạnh đến tƣ duy của các cán bộ quản lý văn hóa ở các tỉnh thành trong cả nƣớc. Họ thƣờng đƣa các lực lƣợng văn công chuyên nghiệp xuống và trình diễn cho ngƣời dân xem. Chính vì thế, để tránh xu hƣớng làm lễ hội theo cách sân khấu hóa nhƣ trên đồng thời để ngƣời dân các cộng đồng sở tại tham gia vào lễ hội nhƣ là chủ thể. Khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về một vùng miền từ đó huy động sự tham gia tích cực, đóng góp nguồn kinh phí, vật chất, công sức nhân lực của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, của ngƣời dân. Khi mỗi ngƣời luôn đau đáu mong muốn đóng góp công sức làm đẹp quê hƣơng, xây dựng thƣơng hiệu thành phố thì chắc chắn họ sẽ có những hành động thiết thực, ý nghĩa về vật chất và tinh thần, góp sức tổ chức thành công các sự kiện.
Trong quá trình tổ chức Festival, chúng ta phải luôn tuân thủ nguyên tắc: Không áp đặt ý chí chủ quan của mình vào cộng đồng. Từ xây dựng kịch bản tổng thể đến kịch bản chi tiết ở từng nghi thức, diễn xƣớng của Festival, từ phân công thực hiện đến luyện tập phải luôn thảo luận cùng với lãnh đạo địa phƣơng và những ngƣời đại diện cho các cộng đồng. Nếu điều này làm tốt sẽ tạo đƣợc lòng tự hào của ngƣời dân về Festival mà họ đã góp công góp sức xây dựng lên. Bên cạnh đó, ta cũng cần nâng cao nhận thức của nhân dân về phát triển du lịch, hiểu đúng và rõ vị trí quan trọng, tính chất tổng hợp đa ngành, xã hội hóa cao cùng với lợi ích kinh tế xã hội to lớn của phát triển du lịch. Tuyên truyền cho nhân dân, khách du lịch trong nƣớc và trong vùng về tiềm năng du lịch của Thái Nguyên, những thành quả đạt đƣợc, những khó khăn, thử thách và hƣớng đầu tƣ phát triển.
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục mọi tầng lớp nhân dân, mọi cấp ngành về phát triển du lịch đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, môi trƣờng sinh thái mà Thái Nguyên chúng ta có, làm phong phú thêm nguồn tài nguyên này.