Giới thiệu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu khai thác festival trà thái nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 33 - 34)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ):

2.1.Giới thiệu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch

lịch của Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng trung du miền núi Đông Bắc nƣớc ta, có diện tích tự nhiên là 3.562,82km2 và giáp các tỉnh sau: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Cạn; phía Tây giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía Đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam giáp thủ đô Hà Nội.

Thái Nguyên có vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lƣu thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đƣờng quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đƣờng sông Đa Phúc - Hải Phòng; đƣờng sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn.

Tự hào là một trong những cái nôi của ngƣời Việt, với di chỉ khảo cổ mái đá Ngƣờm - Thần Sa - Võ Nhai có từ thuở hồng hoang, Thái Nguyên còn tự hào là “phên dậu thứ hai về phƣơng Bắc kinh thành Thăng Long” (www.thainguyen.gov.vn) của nƣớc Việt Nam ta từ bao đời nay; là trung tâm của Thủ đô kháng chiến, Thủ đô gió ngàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc; Đặc sắc hơn nữa là bản sắc văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam đƣợc phản ánh sâu đậm trong bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại trung tâm thành phố; là nơi đã xây dựng Khu công nghiệp Gang Thép - đứa con đầu lòng của ngành công nghiệp nặng nƣớc nhà. Ngày nay, Thái Nguyên là trung tâm giáo dục, đào tạo lớn thứ ba của cả nƣớc sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với 6 Trƣờng Đại học, 11 trƣờng Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề.

Thiên nhiên còn ƣu đãi ban tặng cho tỉnh Thái Nguyên nhiều phong cảnh, hang động, sông hồ,... Một tài nguyên du lịch sinh thái hấp dẫn du khách nhƣ: hồ Núi Cốc (huyện Đại Từ); chùa Hang, suối Tiên (huyện Đồng Hỷ), hang Phƣợng Hoàng, suối Mỏ Gà, thắng cảnh thiên nhiên Nậm Rứt (huyện Võ Nhai),... Cùng với danh thơm về lịch sử, địa lý và văn hóa, Thái Nguyên tự hào là địa danh gắn liền với cây chè và các sản phẩm chè nổi tiếng trong và ngoài nƣớc từ hàng trăm năm nay nhƣ: Tân Cƣơng, Trại Cài, Là Bằng….

Với những lợi thế du lịch vốn có của mình, năm 2011 là một năm đánh

dấu một bƣớc ngoặt quan trọng trong việc phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên khi tổ chức thành công Liên hoan Trà Quốc tế lần thứ nhất. Đây đƣợc đánh giá là một sự kiện lớn nhằm khởi động, tập dƣợt và rút kinh nghiệm cho Festival Trà Thái Nguyên lần thứ hai năm 2013 và tạo bƣớc đột phá trong công tác tổ chức sự kiện, quảng bá hình ảnh và thu hút du khách đến với tỉnh Thái Nguyên. Mở ra cơ hội phát triển sản phẩm, mở rộng liên kết du lịch trong nƣớc và quốc tế. Đánh dấu việc Festival Trà sẽ trở thành sự kiện thƣờng niên của tỉnh tạo nét khác biệt, đặc trƣng riêng từ hình ảnh trà, góp phần đƣa ngành du lịch của Thái nguyên lên một bƣớc ngoặt mới.

Một phần của tài liệu khai thác festival trà thái nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 33 - 34)