Những vấn đề tồn đọng, hạn chế

Một phần của tài liệu khai thác festival trà thái nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 65 - 69)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ):

2.2.4.2. Những vấn đề tồn đọng, hạn chế

Việc tổ chức các hoạt động hƣởng ứng, tham gia Lễ hội tại một số địa phƣơng chƣa đồng đều, làm ảnh hƣởng tới không khí chung của cộng đồng dân cƣ khi tham gia Festival.

Vào thời điểm tổ chức Festival, lƣợng chè ít, bên cạnh đó là thời tiết xấu trƣớc thời điểm diễn ra khiến cho công tác chuẩn bị và quảng bá cho Festival trong thời gian ngắn đã không đƣợc đạt hiểu quả cao.

Công tác vận động xã hội hóa chƣa bài bản, khoa học nên hiệu quả chƣa nhƣ mong muốn. Cần có kế hoạch xây dựng huy động xã hội hóa một cách cụ thể, khoa học, với nhiều hình thức, đảm bảo cho lợi ích cho các nhà tài trợ.

Kinh phí dành cho quảng bá – xúc tiến còn hạn hẹp nên việc xây dựng các chƣơng trình xúc tiến ra thị trƣờng nƣớc ngoài còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức về vai trò quảng bá – xúc tiến còn chƣa đầy đủ.

Dƣới cái nhìn của một sinh viên, của một ngƣời trực tiếp tham gia Festival và thông qua những tài liệu thu thập đƣợc về công tác tổ chức Festival Trà Thái Nguyên, bản thân em thấy rằng: Kịch bản lễ hội kém hấp dẫn, khi các xe biểu tƣợng của các tập thể, tổ chức, cá nhân đi qua lễ đài chỉ có tiếng nhạc mà không có lời giới thiệu. Các tập thể, cá nhân tham gia tập dƣợt không biết tập thể, cá nhân mình hay cá nhân mình có nhiệm vụ gì, có nhiều nghệ sĩ đã phàn nàn ban tổ chức phân công công việc chƣa chu đáo dẫn đến hiện trạng hôm nay họ đƣợc chỉ định tham gia vào chƣơng trình diễu hành...

Bên cạnh đó, công tác quản lí Festival còn rất nhiều hạn chế: tình trạng dịch vụ ăn theo lễ hội tự ý mọc lên “chặt chém” du khách làm ảnh hƣởng tới

hình ảnh tỉnh cần đƣợc chấn chỉnh. Tại nhiều tuyến phố đổ về quảng trƣờng 20/8 và các khu vực lân cận trƣớc giờ diễn ra lễ khai mạc, đêm thƣởng trà xuất hiện nhiều điểm trông giữ xe tự phát. Mức phí gửi xe không theo quy định. Tại một số điểm gửi xe ở các đƣờng Bắc Kan mức phí gửi xe khoảng 30 nghìn đồng/lƣợt xe máy và 20 nghìn đồng/lƣợt xe đạp, thậm chí tại một điểm gửi xe vòng quanh khu vực chợ Thái, gần quảng trƣờng 20/8, mức phí gửi xe bị “đội” lên 50 nghìn đồng một lƣợt dành cho xe máy. Quảng trƣờng 20/8 đông nghịt ngƣời trong Festival. Chỉ trong một buổi tối diễn ra lễ khai mạc, tính sơ qua cũng có hàng nghìn xe máy, xe đạp ngƣời dân thành phố gửi tại các điểm trông giữ xe. Không ít chủ các điểm trông giữ xe tự phát này coi đây là cơ hội làm ăn và tha hồ “chặt chém” du khách. Từ đó, dẫn đến tình trạng tranh giành, chèo kéo gây mất mỹ quan đô thị. Trong khung cảnh lung linh, không khí sôi nổi, náo nức lòng ngƣời, đâu đó trong dòng ngƣời tấp nập xuất hiện những ngƣời bán hàng rong mà giá cả các mặt hàng đều “trên trời” nhƣ 1 phong kẹo cao xu bình thƣơng có 5 nghìn đƣợc đẩy lên 10 nghìn thậm chí còn cao hơn. Xung quanh khu vực quảng trƣờng 20/8, những ngƣời bán hàng rong vô tƣ bày bán hàng dƣới lòng đƣờng mà không bị cơ quan chức năng nhắc nhở.

Hơn nữa, công tác quảng bá lễ hội chƣa thực sự hấp dẫn và rộng rãi, khách nƣớc ngoài tham quan Lễ hội còn rất ít, các doanh nghiệp lữ hành chƣa tận dụng đƣợc cơ hội để xây dựng các chƣơng trình du lịch để bán cho khách du lịch mà đặc biệt là khách nƣớc ngoài.

Giao thông còn ùn tắc, phân luồng còn chƣa rõ ràng, vẫn còn tình trạng chen lấn, xô đẩy, khiến cho tình trạng chen lấn, xô đẩy làm mất mỹ quan thành phố vẫn còn diễn ra. Các tuyến đi bộ còn hạn chế và đơn điệu, chƣa hấp dẫn. Du khách tới đây chỉ đi bộ chứ chƣa tham gia bất cứ hoạt động gì khác.

Các đêm thƣởng trà các trà Nƣơng và trà Nô phục vụ khách chƣa nhiệt tình, không có tính chuyên nghiệp mặc dù đã đƣợc tập huấn từ trƣớc. Tại không gian văn hóa trà Tân Cƣơng các vƣờn trà phục vụ khách tới tham quan chƣa đƣợc quy hoạch, chƣa có những vƣờn trà đẹp cho khách đến tham quan…

Festival còn chƣa thực hiện tốt chức năng giao tiếp: Giao tiếp lễ hội là cái lôi cuốn tích cực mọi ngƣời tham gia. Chính đặc điểm này phân biệt lễ hội với những hình thức quy mô lớn có thể quan sát từ xa hoặc bằng ti vi hoặc những sự kiện mà trong đó những ngƣời tham dự chỉ tiếp nhận các thông điệp một cách thụ động mà không có sự lựa chọn gì về vai trò của họ. Vì thế ta có thể mô tả hành động của lễ hội nhƣ một sự kết hợp của ngƣời tham dự và diễn xƣớng trong một bối cảnh giữa công chúng. Hầu nhƣ không có hoạt động lễ hội nào mang tính riêng tƣ. Song Festival Trà Thái Nguyên dƣờng nhƣ chỉ đƣợc diễn ra để dành cho báo chí đƣa tin ghi hình chứ chƣa thực sự là lễ hội của nhân dân. “Các cấu trúc xã hội của thành phần tham dự lễ hội là rất quan trọng. Mặc dù các lễ hội có đặc điểm chung nhƣng chúng vẫn có thể khác nhau ở vẻ bề ngoài. Con đƣờng dẫn đến sự hiểu biết thấu đáo một lễ hội nào đó là thông qua khái niệm về thành phần tham dự. Một lễ hội dựa trên cơ sở cộng đồng các cá nhân tham dự với nhiều cách và không phải tất cả mọi ngƣời đến tham dự vào những hoạt động giống nhau. Nhƣng nếu những ngƣời có mặt là những ngƣời quan sát và tiêu dùng mà không phải là những ngƣời tham dự thì sự kiện đó không phải dựa trên cơ sở cộng đồng xã hội…Lễ hội phải tạo ra nhiều cơ hội cho sự tham gia rộng rãi bởi vì mục đích chung của nó phù hợp với mọi thành viên. Vì thế, nó thu hút các mối quan tâm xã hội riêng rẽ bằng cách thừa nhận sự khác biệt bên trong những ranh giới của một nhóm xã hội.” (luanvan.net.vn).

Qua đó ta thấy đƣợc, ngoài những thành công đã và đang đạt đƣợc, Festival trà Thái Nguyên còn rất nhiều các hạn chế mà ban tổ chức cũng nhƣ các cấp, các ngành cần nỗ lực hơn nữa )...Để Festival Trà Thái Nguyên ngày càng hấp dẫn, quy mô và đạt đƣợc nhiều thành công hơn nữa.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Liên hoan Trà Quốc tế Thái Nguyên–Việt Nam lần thứ nhất năm 2011 và Festival trà Thái Nguyên lần thứ hai năm 2013 đã diễn ra nhằm tôn vinh cây chè và các sản phẩm từ cây chè đã đi vào tiềm thức và gắn bó mảnh đất và con ngƣời Thái Nguyên. Festival đã tạo đƣợc điểm nhấn mới, khác biệt, mang tính đột phá cao cho ngành du lịch Thái Nguyên, song vì là lần đầu tiên tổ chức một Festival với quy mô mang tầm cỡ quốc gia nên đã không tránh khỏi những thiếu sót. Để xây dựng một sản phẩm du lịch đặc trƣng của Thái Nguyên không phải là đơn giản, chính vì vậy mà cần sự quan tâm, phối hợp của nhiều tổ chức, cá nhân, chính quyền và dân cƣ địa phƣơng để hoàn thiện hơn nữa, sâu sắc hơn nữa ý tƣởng về một sản phẩm du lịch riêng của mảnh đất Thủ đô gió ngàn – Festival Trà Thái Nguyên.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ FESTIVAL TRÀ THÁI NGUYÊN

PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Một phần của tài liệu khai thác festival trà thái nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)