Lễ hội Trà Xuân

Một phần của tài liệu khai thác festival trà thái nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 44 - 45)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ):

2.2.1.1.Lễ hội Trà Xuân

Lễ hội Trà Xuân đƣợc tổ chức thƣờng niên vào tháng Giêng hằng năm. Lễ hội Trà xuân, nhằm tôn vinh cây chè và nghề trồng chè truyền thống của vùng đất đƣợc mệnh danh là “Đệ nhất danh trà” Tân Cƣơng; đồng thời cũng là dịp để những ngƣời trồng, sản xuất, chế biến chè và đặc biệt là những ngƣời uống trà, yêu thích trà Tân Cƣơng nói riêng và trà Thái Nguyên nói chung đƣợc gặp gỡ, giao lƣu, học hỏi kinh nghiệm; thể hiện sự gắn bó đoàn kết của nhân dân các dân tộc, tôn giáo trong xây dựng và phát triển quê hƣơng Thái Nguyên.

Mở màn cho lễ hội là nghi lễ rƣớc cây chè cổ đẹp nhất vùng. Cây chè đƣợc đặt lên kiệu, trang trí đẹp mắt, có bốn nam thanh niên rƣớc kiệu và sáu nữ

thanh niên cầm dải lụa các màu đi xung quanh cây chè. Sau tiếng trống khai hội, nhiều hoạt động ý nghĩa đã đƣợc tổ chức nhƣ Dâng trà, Mời trà, múa lân…

Một trong những phần chính của Lễ hội là cuộc thi trà ngon sao suốt theo phƣơng pháp thủ công truyền thống giữa tám xóm của xã Tân Cƣơng. Dù đƣợc tổ chức với quy mô làng xã nhƣng Lễ hội Trà xuân từ lâu đã trở thành lễ hội dân gian nuôi dƣỡng mạch nguồn văn hóa trà trong cộng đồng.

Theo tiến sĩ Phạm Xuân Đƣơng (Bí thƣ tỉnh ủy Thái Nguyên): Cây chè

đƣợc trồng đại trà tại vùng đất Thái Nguyên gần trăm năm nay và từ lâu đã giữ một vị trí quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời Thái Nguyên. Nhiều vùng sản xuất chè tập trung với các sản phẩm trà nổi tiếng đã đƣợc hình thành ở Thái Nguyên, Lâm Đồng, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La... Sản phẩm trà Việt Nam không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc, mà còn đƣợc xuất khẩu tới 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với 20 năm trƣớc đây, diện tích trồng chè tăng gấp gần 2,5 lần, năng suất gấp 2,2 lần, sản lƣợng gấp 6 lần và kim ngạch xuất khẩu gấp 8 lần. Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về sản lƣợng sản xuất và xuất khẩu trà. Tuy đạt tốc độ phát triển khá nhanh, nhƣng chè Việt Nam lại chƣa có vị thế tƣơng xứng trong ngành chè thế giới. Thực tế, giá chè xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 50% trung bình giá thế giới. Đó là một thiệt thòi lớn và trực tiếp đối với ngƣời trồng chè.

Đặc biệt đối với ngƣời nông dân vùng trung du, miền núi phía Bắc, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và cũng là vùng chè lớn nhất cả nƣớc. Hơn nữa, cây chè có vai trò rất quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội. Ý tƣởng tổ chức Festival Trà Quốc tế đã đƣợc bắt đầu từ những trăn trở này.

Một phần của tài liệu khai thác festival trà thái nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 44 - 45)