Khám bệnh nhân theo mẫu bệnh án chung
Đánh giá các thông số dưới đây tại các thời điểm nghiên cứu
2.4.3.1. Thu thập một số thông tin về bệnh nhân:
Tuổi, giới, tiền sử gia đình,chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể.
* Triệu chứng toàn thân - Sốt: T0C ≥ 37,50C đo ở nách
* Thời gian bị bệnh: Tính từ lúc có triệu chứng lâm sàng cho đến thời điểm nghiên cứu
* Tuổi khởi phát bệnh: Tính từ lúc có triệu chứng lâm sàng đầu tiên * Vị trí bị bệnh đầu tiên:
* Vị trí khớp bị bệnh tại thời điểm nghiên cứu * Vị trí điểm bám gân bị tổn thương
* Triệu chứng tại chỗ
Khớp háng:
- Đau khớp: đánh giá theo thang điểm VAS theo trước và sau điều trị tại các thời điểm nghiên cứu
Bênh nhân được chỉ thang điểm đau (điểm 0 tương ứng với không đau , điểm 10 là đau nhất ), rồi lượng giá và trả lời bằng số lượng tương ứng với mức độ đau của mình là bao nhiêu trong các mức độ từ 0 đến 10 cm
Cường độ đau được đánh giá theo 4 mức độ + Không đau: 0 điểm
+ Đau ít: 1- 3 điểm + Đau vừa: 4- 6 điểm + Đau nhiều: 7-10 điểm
Đánh giá đau khớp háng ở các thời điểm ban đêm, khi đi lại, khi nghỉ ngơi.Tại thời điểm N10 khi đánh giá tình trạng đau khớp háng nếu mức độ
đau khớp háng tính theo thang điểm VAS ≥ 4 chúng tôi sẽ tiến hành tiêm mũi 2 cho nhóm I
- Biên độ vận động khớp: trước và sau điều trị tại các thời điểm nghiên cứu Dùng thước đo khớp hay khớp kế . Khớp kế gồm một thanh cố định (nhánh gần) và một thanh di động (nhánh xa). Thanh cố định có gắn một thước đo góc nhỏ hình bán nguyệt hay hình tròn có khắc cung độ từ 0 – 180 cho thước hình bán nguyệt hay từ 0 cho đến 360 độ cho thước hình tròn . Thanh di động được gắn vào tâm hay trục của thước đo và hoạt động giống như kim đồng hồ. Khi thanh di động quay quanh thước đo, đỉnh của thanh sẽ chỉ vào số độ trên thước đo.
Dưới đây là biên độ vận động của khớp háng bình thường:
Gấp Duỗi cố Khép Giạng Xoay
trong Xoay n Chân duỗi Chân gấp Chân duỗi Chân gấp 90 120 30 35 45 90 40 45
-Cứng khớp buổi sáng: thời gian cứng khớp buổi sáng trước và sau ĐT tại các thời điểm nghiên cứu
Cứng khớp buổi sáng là một dấu hiệu đặt biệt , khi mới ngủ dậy người bệnh thấy khớp cứng đờ khó vận động , chỉ sau một thời gian mới thấy mềm trở lại dễ vận động hơn . Thời gian cứng khớp buổi sáng thay đổi tùy theo đợt tiên triển , điều trị, nên còn có giá trị theo dõi bệnh
Cột sống
- Đánh giá mức độ đau cột sống cổ, cột sống lưng, thắt lưng theo thang điểm VAS
-KC chẩm tường : Người bệnh đứng áp lưng vào tường, chân thẳng, bình thường vùng chẩm sát với tường , khi có thương tổn ở cột sống cổ hay lưng ( gù, dính cột sống cổ …) thì chẩm không sát được với tường mà có một khoảng cách, đo khoảng cách này có thể đánh giá được mức độ của bệnh.
- NP tay đất: bệnh nhân đứng thẳng, từ từ cúi xuống phía trước , khớp gối giữ thẳng. Bình thường bàn tay chạm đất, khi có tổn thương vùng thắt lưng hoặc thần kinh tọa, cúi sẽ bị hạn chế, tay không sát đất, khoảng cách giữa bàn tay và mặt đất sẽ đáng giá mức độ nặng nhẹ của tổn thương .
- Độ giãn thắt lưng hay nghiệm pháp Schober: bệnh nhân đứng thẳng, người ta vạch một đường ngang qua đốt sống thắt lưng 5 ( ngang 2 mào chậu) đo ngược lên 10cm rồi vạch một đường ngang thứ hai, cho bệnh nhân cúi xuống, chân vẫn giữ thẳng, khi đã cúi xuống mức tối đa, ta đo lại khoảng cách giãn ra thành 14- 15 cm; khi có những tổn thương vùng thắt lưng như viêm, dính , chấn thương , co, cứng cơ … thì độ giãn thắt lưng giảm, nếu nặng thì có thể không giãn (vẫn là 10cm)
- Độ giãn lồng ngực: là chỉ số để đánh giá khả năng hoạt động của các đốt sống lưng. Dùng một thước dây đo vòng ngực liên sườn 4, so sánh 2 mức lúc thở ra cố và hít vào cố
Bình thường lồng ngực giãn được từ 4-5 cm, độ giãn giảm khi có tổn thương cột sống lưng hoặc các nội tạng lân cận dày dính màng phổi xơ phổi, tâm phế mạn , đau thần kinh liên sườn lưng )
* Chỉ số đánh giá chức năng ở bệnh viêm cột sống dính khớp theo thang điểm BASFI (Bath Ankylosing spongdylitis Functional Index)
Bệnh nhân tự đánh giá khả năng của mình trong 1 tuần trước theo thang điểm 10: với 0: dễ, 10: không thể làm được. Qua 10 câu hỏi ( xem phần phụ lúc).Tính chỉ số BASFI theo các bước sau:
Bước 1: tính điểm mỗi câu
Bước 2: tính thang điểm BASFI bằng tổng điểm 10 câu/ 10
* Chỉ số đánh giá mức độ hoạt động của bệnh viêm cột sống dính khớp: BASDAI (Bath Ankylosing spongdylitis Disease Activity Index)
Bệnh nhân tự đánh giá triệu chứng của mình theo thang điểm 10 trong vòng 1 tuần trước với 0: không, 10: trầm trọng, qua 6 câu hỏi (xem phụ lục). Tính chỉ số BASDAI theo các bước sau:
Bước 1: tính tổng 4 câu trả lời đầu tiên, dựa vào thang điểm nhìn đánh giá.
Bước 2: Tính trung bình của câu trả lời 5 và 6.
Bước 3: tính (tổng 4 câu đầu tiên và trung bình câu 5 và câu 6)/5 là chỉ số BASDAI
Bệnh hoạt động khi chỉ số BASDAI ≥ 4
* Chỉ số đánh giá chức năng của khớp háng HOOS (Hip disability and Osteoarthritis)
Bệnh nhân tự đánh giá triệu chứng và khả năng của mình trong 1 tuần trước đó bắng cách tích vào 1 ô của mỗi câu hỏi: gồm 40 câu chia làm 5 phần.Mỗi câu có 5 lựa chọn. Tính thang điểm HOOS theo các bước sau
Bước 1: Tính điểm cho mỗi câu bằng cách quy đổi câu trả lời của người bệnh
Không = 0 điểm Nhẹ = 1 điểm
Trung bình = 2 điểm Nặng = 3 điểm Trầm trọng = 4 điểm
Bước 2: tính tổng số điểm của 40 câu hỏi chính là chỉ số HOOS
* Chỉ số WOMAC (Western Ontario McMaster Universities’ Osteoarthitis Index)
Bệnh nhân sẽ tự đánh giá các triệu chứng và khả năng của mình trong suốt 48h qua bằng cách tích vào 1 ô của mỗi câu hỏi: gồm 24 câu hỏi chia làm 3 phần: triệu chứng đau: 5 câu, triệu chứng cứng khớp: 2 câu, khó khăn trong các hoạt động hàng ngày: 17 câu. Mỗi câu có 5 lựa chọn. Tính thang điểm WOMAC theo các bước sau:
Bước 1: tính điểm cho mỗi câu bằng cách quy đổi câu trả lời của bệnh nhân Không = 0 điểm
Nhẹ = 1 điểm
Trung bình = 2 điểm Nặng = 3 điểm Trầm trọng = 4 điểm
Bước 2: tính tổng số điểm của 24 câu hỏi chính là chỉ số WOMAC
Được thực hiện tại khoa Huyết học và sinh hóa bệnh viện Bạch Mai, kết quả tham chiếu theo số liệu của các phòng nay công bố .
- Huyết học:
+ Tế bào máu ngoại vi: Hồng cầu, Hemoglobin, bạch cầu, công thức bạch cầu
+ Tốc độ máu lắng: Đo tốc độ máu lắng sau 1h, 2 h bằng phương pháp Westergren , được coi là tăng khi máu lắng giờ đầu trên 15mm ở nam giới và trên 20mm ở nữ giới
- Sinh hóa
+ Chức năng gan thận, gan + CRP trước và sau ĐT
Protein phản ứng C (CRP): Tăng khi > 0,5mg/dl
- HLA- B27
- Chụp X quang: thực hiện tại khoa chẩn đoán hình ảnh
bệnh viện Bạch Mai
Khớp háng: tính chỉ số BASRI-h (Bath Ankylosing Spondylitis Radiology Index- hip)
Viêm khớp háng khi chỉ số BASRI-h > 2 Thang điểm:
0: bình thường
1: hẹp khe từng phần
2: hẹp khe khớp, khe khớp còn lại > 2mm
3: hẹp khe khớp, khe khớp còn lại < 2mm hoặc có gai xương
4: biến dạng xương, hoặc gai xương ≥ 1cm
Khớp cùng chậu hai bên: Đánh giá các giai đoạn tổn thương khớp cùng chậu hai bên theo 4 giai đoạn theo phân loại Forestier.
+ Giai đoạn II: khe khớp mờ, có hình răng cưa ở rìa khe khớp (tem thư)
+ Giai đoạn III: xơ hóa khớp, có thể dính khớp một phần khớp.
+ Giai đoạn IV: dính khớp cùng chậu hoàn toàn (mất khe khớp).
- Siêu âm khớp háng
Thực hiện tại khoa Cơ Xương Khớp BV BM Đánh giá một số thông số sau:
+ Tràn dịch khớp háng
Dịch khớp là một vùng trống âm tại vị trí khe khớp, thay đổi kích thước khi ấn đầu dò. Đo khoảng cách từ
+ Độ dày màng hoạt dịch:
Dày màng hoạt dịch: một vùng giảm âm không thay đổi khi ấn đàu dò, dày màng hoạt được đánh giá dựa vào bề dày MHD lớn hơn hoặc bằng 3mm , hoặc chênh lệnh bề dày MHD giữa khớp bên phải và khớp bên trái trên 1 mm.