Tình hình nghiên cứu bệnh viêm cột sống dính khớp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu bước đầu đánh giá kết quả điều trị tiêm khớp háng bằng tiêm cortisteroid dưới hướng dẫn của siêu âm ở bệnh nhân vcsdk (Trang 43 - 44)

Ở Việt Nam bệnh VCSDK được nghiên cứu từ những năm1960. Năm 1975, một số tác giả bước đầu nêu lên một số nhận xét về bệnh VCSDK. Vào năm 1980[ 1], công trình đầu tiên Giáo sư Trần Ngọc Ân đã rút ra được những đặc điểm của bệnh VCSDK: tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 95%, tuổi bắt đầu bị bệnh của các bệnh nhân rất trẻ 20± 7 tuổi, viêm khớp chi dưới chiếm một tỷ lệ cao 57%, trong đó khớp háng là 96% và giai đoạn cuối để lại di chứng nặng nề chủ yếu là dính và mất khả năng vận động hai khớp háng.

Nguyễn Thị Vân Anh (1984), tìm hiểu HLA- B27 trong bệnh viêm cột sống dính khớp ở Việt Nam, nghiên cứu 100 bệnh nhân VCSDK thấy tỷ lệ kháng nguyên HLA-B27 dương tính là 87% [ 8].

Trần Thị Minh Hoa- 2002 đã đi sâu nghiên cứu những đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và vai trò của Chlamydia Trachomatis trong nhóm bệnh lý huyết thanh âm tính[ 11].

Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Ngọc Lan (2002), Mô tả hình ảnh X quang khớp cùng chậu của 40 người bình thường và 24 bệnh nhân viêm cột sống dính khớp, thấy chủ yếu viêm khớp cùng chậu giai đoạn 2, hai bên trên 24 bệnh nhân VCSDK[ 13].

Hoàng Đức Linh (2004) mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp ở một số khu vực Tây Nguyên, tác giả kết luận rằng: giai đoạn sớm 72,22% trường hợp tổn thương các khớp chi dưới, tổn thương cột sống chỉ chiếm 11,11%. Giai đoạn sau 100% bệnh nhân có tổn thương cột sống , tuy nhiên thể cột sống đơn thuần chỉ chiếm 33,33%[ 16].

Bùi Hải Bình, Vũ Thị Thanh Thủy, Đánh giá sự thay đổi Deoxypyridinoline nước tiểu và mật độ xương ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp tại bệnh viện Bạch Mai, cũng cho thấy có sự thay đổi Deoxypyridinoline và mật độ xương trên 31 bệnh nhân VCSDK

Nguyễn Thị Minh Tâm (2008) nghiên cứu về mật độ xương và các yếu tố liên quan trong bệnh viêm cột sống dính khớp, tác giả kết luận rằng mật độ xương ở bệnh nhân VCSDK giảm hơn so với người khỏe mạnh bình thường [ 14].

Nguyễn Văn Điện (2009) khảo sát nồng độ C- telopeptide huyết thanh và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp, thấy rằng nồng độ C- telopeptide huyết thanh tăng lên so với nhóm chứng khỏe mạnh [ 9].

Nhìn chung các nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân VCSDK nhưng chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề điều trị bệnh nhân.

Chương II

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu bước đầu đánh giá kết quả điều trị tiêm khớp háng bằng tiêm cortisteroid dưới hướng dẫn của siêu âm ở bệnh nhân vcsdk (Trang 43 - 44)