Chương trình mô phỏng điều chế DSB-TC, DSB-SC,SSB gồm có 5 phần đó là :
- Phần thanh điều khiển cho phép người dụng có thể thay đổi các giá trị của biên độ, tần số của tín hiệu bản tin và tín hiệu sóng mang.
- Phần Menu cho phép ta có thể chuyển đổi các kiểu điều chế như chuyển sang điều chế với tín hiệu sóng sin hoặc file .wav
- Phần tín hiệu điều chế ở trong phần này cho ta nhìn thấy các dạng sóng tín hiệu bản, tín hiệu sóng mang, tín hiệu sau điều chế và phổ của tín hiệu sau điều chế.
-Trong giao diễn cũng có hệ thống cho phép người dùng chọn hệ số tín hiệu so với nhiễu gauss và có phần hiển thị độ sâu điều chế m.
-Với việc hỗ trợ việc tạo dao diện bên cạnh việc viết lệnh trên comand window hoặc scrip file giúp cho việc tương tác giữa người dùng được dễ dàng hơn.
-Các kết quả được đưa ra thông qua hệ thống các nút lệnh điều khiển cho từng mục đích hiển thị khác nhau.Việc thể hiện nhiễu gauss (nhiễu trắng) sẽ phản ánh một phần tác động trong thực tế của việc truyền tin
Hình 4.2 Mô phỏng tín hiệu nhiễu gauss
Xem hình 4.2 ta thấy tín hiệu tin tức bị ảnh hưởng lớn nếu tỷ lệ tín hiệu so với nhiễu là 1dB và ngược lại tín hiệu hầu như không bị tác động nếu tỷ lệ SNR là 50dB.
Sơđồ thuật toán
Bắt đầu
Sóng sin File wav
Chọn thông số tin tức, sóng mang Giải điều chế Điều chế Hiển thị Kết thúc Tiếp tục S S Đ Đ Đ Đ
+Mô phòng điều chế DSB-TC
Để mô phỏng điều chế song biên truyền sóng mang người dùng chọn các giá trị của sóng mang và của tin tức,loại điều chế loại tin tức là sóng sin sau đó hệ thống sẽ tự động trả về độ sâu điều chế cũng nhưng cho phép người dùng chọn tỷ lệ tín hiệu so với nhiễu kết quả sẽ được đưa ra do tùy chọn trong menu kết quả. Việc hiện thị dạng sóng sẽ thể hiện trên 5 trục tọa độ như hình 4.3
Trong giao diện mô phỏng điều chế DSB-TC tần số của sóng mang, tin tức hoặc biên độ của sóng mang, tin tức được mô phỏng bằng các Slider tiện dụng cho việc thay đổi giá trị điều chế cũng như cho thấy được sự thay đổi tín hiệu sau điều chế theo độ sâu điều chế.
Trong chương trình mô phỏng điều chế và giải điều chế trên đã sử dụng code dựa theo mô hình điều chế bên cạnh đó matlab còn cung cấp cho người dùng hàm phân tích điều chế DSB-TC như sau:
-ammod(x, Fc, Fs, ini_phase, carramp) Trong đó:
X: Tín hiệu tin tức
Fc: Tần số của sóng mang
Fs: Tần số lấy mẫu của tín hiệu của sóng mang và tín hiệu sau điều chế. ini_phase: Pha ban đầu của tín hiệu sau điều chế
Hình 4.3 Mô phỏng điều chế DSB-TC với tín hiệu tin tức là sóng sin +Mô phỏng điều chế DSB-SC
Sự khác biệt so với mô phỏng điều biên DSB-TC là ở việc không truyền đi thành phần sóng mang gây lãng phí công suất máy phát đồng thời thể hiện được sự khác biệt trong sự phân bố phổ của tín hiệu gồm 2 thành phần như hình 4.4.
Với điều chế DSB-SC matlab cung cấp hàm phân tích tương tự với điều chế DSB- TC chỉ khác biên độ sóng mang mặc định bằng 1 lên không cần xuất hiện trong biểu thức.
Mặt khác để giúp người dùng phân tích tín hiệu sau giải điều chế biên độ trong communication toolbox của matlab có hàm giải điều biên có cú pháp như sau: amdemod(y,Fc,Fs,ini_phase,carramp)
Với giải điều chế DSB-TC sóng mang có biên độ được biểu diễn bởi carramp, với DSB-SC biên độ sóng mang mặc định là 1;
Hình 4.4 Mô phỏng điều chế DSB-SC tín hiệu sóng sin +Mô phỏng điều chế đơn biên USSB
Có hai hàm xây dựng sẵn để phân tích điều chế đơn biên là
-SSBMOD(X,Fc,Fs,INI_PHASE,'upper')
- SSBDEMOD(Y,Fc,Fs,INI_PHASE,NUM,DEN) Trong đó:
[NUM,DEN] = butter(5,Fc*2/Fs)
Ta có thể chọn loại điều chế biên trên hoặc biên dưới với lệnh 'upper' hoặc 'lower'.
Mặc định việc giải điều chế sẽ lấy hệ số bậc của bộ lọc butter là bậc 5 hoặc có thể tùy chọn theo công thức
[NUM,DEN] = butter(’bậc bộ lọc’,Fc*2/Fs)