Khối chủ sóng hình

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật điều chế am (Trang 47 - 49)

* Nguyên lý.

Chủ sóng hình là bộ tự tạo dao động để tạo ra điện áp hình sin, có tần số dao động bằng tần số sóng mang hình hoặc tần số cơ bản của sóng mang hình. Chủ sóng hình rất quan trọng, nó quyết định chất lượng hình của kênh phát. Tuỳ theo những hãng sản xuất và tuỳ theo thế hệ, máy phát hình có chủ sóng hình khác nhau.

Chủ sóng hình tạo dao động có tần số bằng tần số kênh phát fn[MHz] Thí dụ kênh 6 có tần số mang hình: fh =175,25MHz.

Chủ sóng tạo dao động có tần số cơ bản fo, sau đó bội tần để được tần số sóng mang hình của kênh phát.

fh = nfo[MHz]

n : số lần bội .

Loại điều chế ở trung tần gồm hai chủ sóng:

- Chủ sóng tạo ra dao động có tần số trung tần hình fT1.

- Chủ sóng tạo ra dao động có tần số cao tần fRF để sau đó khi trộn (cộng hoặc trừ) với tần số trung tần hình để tạo ra tần số sóng mang của kênh phát :

fh =fRF ± fT1 [MHz]

fRF : tần số dao động cao tần

fT1 : tần số dao động trung tần hình. Chỉ tiêu cơ bản của chủ sóng hình :

- Bảo đảm độ ổn định, độ chính xác và độ bền vững của tần số tự dao động cơ bản.

- Bảo đảm biên độ sóng mang cơ bản đủ mức danh định kích thích cho tầng khuếch đại kế tiếp.

- Tránh không bị can nhiễu từ bên ngoài vào.

* Các biện pháp kỹ thuật để đạt chỉ tiêu cho chủ sóng hình.

- Thiết kế chọn mạch tự dao động bằng thạch anh, có độ ổn định, độ chính xác cao.

- Có mạch sửa cho mạch tư dao động, giữ được độ ổn định nhất định, không bị tác động nhiệt bên ngoài làm thay đổi các tham số thành phần tham gia dao động, nhất là thạch anh và các phần tử tích cực.

- Bọc kim thành từng ngăn và bọc kim toàn bộ chủ sóng tránh can nhiễu lẫn nhau và tránh can nhiễu từ ngoài vào.

- Chọn phần tử tích cực (đèn, transistor ) có công suất nhỏ để tránh bị tác động nhiệt .

- Chân các linh kiện phải thật ngắn để tránh gây cảm kháng, dung kháng tạp tán ảnh hưởng đến tần số dao động và phải được hàn chắc chắn, nhằm chống rung động.

- Các chỉ số linh kiện thụ động phải chính xác, sai số không lớn hơn 0,1 %.

- Điện áp nguồn cấp cho bộ chủ sóng phải được ổn định, phải có ổn áp một chiều và chống nhiễu.

- Dùng dây đồng trục có trở kháng ra nhỏ để ghép với các tầng. * Mạch điện điển hình của chủ sóng hình.

Mạch điện ở hình 3.4 là mạch điện cơ bản của chủ sóng hình. Mạch tự dao động bằng thạch anh X. Thạch anh X có tần số dao động bằng tần số cần có của sóng mang hình kênh phát.

Hình 3.4Mạch tạo dao động tần hình R13 C9 +V C8 C7 C3 C2 C1 C5 T3 T2 X L C4 C6 T1 R14 R11 R12 R2 R1 R8 R6 R5 R4 R10 R7 R3 R9

Nguyên lý hoạt động của mạch;

Khởi đầu T2 làm việc như mạch khuếch đại một chiều do R5 và R6 định thiên chế độ công tác. Điện áp một chiều ở emitơ UE áp vào một má của thạch anh X làm cho nó tự dao động ở tần số của nó, ở má kia truyền dao động đó qua tụ C5 vào emitơ của T1 khuếch đại cao tần mắc bazơ chung. Tải cao tần của dao động lấy ra ở mạch cộng hưởng song song L//(C2+C3), C3 tinh chỉnh cộng hưởng để được đúng tần số sóng mang. R1, R2 định thiên chế độ làm việc cho T1. Sau đó đưa tới khuếch đại cao tần tiếp ở T2. Tải lấy ra ở colectơ rồi qua tụ C6, R9 vào T3 mắc tải emitơ(định thiên bởi R10,R11) sau đó qua tụ C7 sang tầng tiếp theo. Cao tần của chủ sóng ra ở điểm R.

Nguồn cung cấp Ec qua điện trở R14 , tụ xuyên C9 và được sụt áp trên điện trở R13 cung cấp cho cả 3 tranzito của chủ sóng. Tụ C8 , C1 thoát cao tần xuống đất.

Đường đứt nét thể hiện bọc kim cho chủ sóng để tránh can nhiễu từ bên ngoài vào.

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật điều chế am (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)