Dây dẫn cao tần và Anten

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật điều chế am (Trang 58 - 59)

-Dây dẫn cao tần

Dây dẫn cao tần thường gọi là fidơ dẫn sóng cao tần từ đầu ra của máy phát tới anten phát. Tuỳ theo công, tần số kênh phát, trở kháng đặc tính mà có loại dây dẫn cao tần kích cỡ khác nhau.

Dây dẫn cao tần là dây dẫn đồng trục vì dây dẫn giữa và dây dẫn ngoài đều hình tròn và có cùng một tâm. Dây dẫn giữa bằng đồng dẫn sóng, dây dẫn ngoài là đồng bọc kim hình trụ tròn đồng tâm với dây giữa. Dây ngoài được nối với đất, vỏ máy, cột anten để kín mạch cao tần. Giữa hai dây là chất cách điện cao tần, chịu được điện áp cao tần, có thể là không khí, có thể là teplon cao tần, yêu cầu cách điện cao. Ngoài cùng là lớp nhựa bảo vệ.

-Anten.

Anten là tải của máy phát, là liên kết giữa máy phát với môi trường không trung mà trong đó sóng cao tần lan truyền tới máy thu. Anten bức xạ sóng cao tần ( đã được điều chế mang tín hiệu thông tin cần truyền ) của máy phát vào không trung.

Anten phát và thu khác nhau. Anten phát là tải của máy phát, anten thu là nguồn cấp cho máy thu. Sự khác biệt cơ bản là chức năng, cấu tạo. Anten phát

yêu cầu nghiêm ngặt về các thông số chỉ tiêu kỹ thuật, phải chính xác độ dài cơ khí, xây dựng cột anten, lắp đặt cột anten đồ sộ phức tạp tốn kém rất nhiều. Do tính chất lan truyền của sóng cao tần với các bước sóng khác nhau, nên có nhiều loại anten tương ứng với dải tần riêng biệt.

Trong kỹ thuật truyền hình, mỗi kênh có anten riêng của nó, hoặc anten dải rộng dùng cho cả băng. Anten dải rộng dùng cho băng III có tần số từ 174MHz đến 230MHz.

Một phần của tài liệu tìm hiểu kỹ thuật điều chế am (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)