Bệnh viện 71 TW tên tiếng anh là 71hospital central Địa điểm: xã Quảng Tâm- Quảng Xương- Thanh Hóa
- Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1951- 1964:
Trong kháng chiến chống pháp, Thanh hóa thuộc vùng tự do, là hậu phương của cuộc kháng chiến chống thực dan xâm lược. Bấy giờ, trên địa bàn Thanh Hóa có 3 đơn vị quân y thuộc cục quân y, tổng cục hậu cần đóng tại Thiệu Hóa và Yên Định. Đó là quân y viện 31, quân y viện 41 và an dưỡng đường liên khu 3. Năm 1951, trước những yêu cầu đổi mới của cuộc kháng chiến và đáp ứng tình hình phục vụ chiến trường, Tổng cục hậu cần, cục quân y quyết định sáp nhập 3 đơn vị nói trên thành quân y viện 71. Từ mốc son năm 1951, Bệnh viện 71 đã được hình thành trong kháng chiến gian khổ, nhưng cái tên thân thương bệnh viện 71 bắt đầu trở thành địa chỉ gắn bó với Quân Đội, với quê hương Thanh Hóa anh hùng. Quân y viện 71 lúc đó đóng tại Đa Nê, Đắc Lộc, Bồng Văn thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Năm 1954, chiến dịch Điện biên phủ toàn thắng, Quân y viện 71 chuyển về đóng tại Chợ Nhàng (Quảng Thành, Quảng Xương Thanh Hóa), thời gian này bệnh viện được tăng cường một số thầy thuốc từ ĐH y khoa Việt Bắc về.
Theo nghị định liên bộ số 1155 LB/NĐ ngày 15-11-1955 của Liên Bộ Quốc Phòng – Y tế - Tài chính, bệnh viện 71 được điều chuyển từ sự quản lý của Cục Quân Y (Bộ Quốc Phòng) sang thuộc quyền quản lý của bộ Y tế. Với mốc thời gian này, năm 1955 đánh dấu sự trưởng thành sau 5 năm thành lập
và là mốc lịch sử quan trọng trong quá trình đi lên của bệnh viện 71. Từ năm 1959, theo quyết định số 608/BYT/NĐ ngày 31/7/1959 của Bộ y tế quy định ngoài nhiệm vụ chủ yếu của bệnh viện là thu dung điều trị bệnh nhân lao quân đội do cục quân y chuyển đến. bệnh viện còn điều trị bệnh lao cho các đối tượng sau: Cán bộ nhân viên của cơ quan hành chính sự nghiệp trong biên chế nhà nước; Cán bộ công nhân viên các nông lâm trường, xí nghiệp quốc doanh; Quân nhân phục vụ về xã chưa quá 2 năm; Khám bệnh và điều trị ngoại trú cho nhân dân tỉnh Thanh Hóa; Phát hiện và điều trị lao cho cán bộ, công nhân viên và nhân dân trong toàn tỉnh sở tại.
Đầu năm 1960, bệnh viện chuyển từ chợ Nhàng về đóng tại cơ sở mới ở gần Núi Voi thuộc xã Đông Vệ, ngoại vi thành phố Thanh Hóa.
- Thời kì sơ tán chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965- 1974):
Với sự tàn phá ác liệt của đế quốc Mỹ, cán bộ nhân viên Bệnh Viện 71 vẫn kiên cường bám trụ và luôn sẵn sàng phục vụ cho chiến trường ác liệt. Các phương án chiến lược được triển khai, đội quân tự vệ và đội cứu thương được thành lập. Ban giám đốc cũng đã đề ra phương án chia Bệnh Viện thành nhiều đơn vị nhỏ cơ động để sãn sàng phục vụ cấp cưu chấn thương thời chiến.
Tháng 12/1970, Bệnh viện 71 bàn giao địa điểm cũ tại Đông Vệ cho bệnh viện Tỉnh Thanh Hóa, đồng thời chuyển trạm Lao sang cho Tỉnh quản lý. Bệnh viện 71 trực thuộc sự quản lý của Bộ Y tế với chức năng là bệnh viện chuyên khoa lao điều trị cho bệnh nhân quân đội từ quân khu 3 trở vào và cán bộ các cơ quan Trung Ương đóng trên địa bàn Thanh Hóa.
- Thời kì xây dựng đổi mới
Năm 1974, bệnh viện chuyển về cơ sở mới tại xã Quảng Tâm (địa điểm hiện nay của bệnh viện) tiếp quản của T72 là những dãy nhà tạm, lợp mái nứa.
Năm 1978, bệnh viện đã ngói hóa được gần 80% cơ sở buồng bệnh và các phòng làm việc. Hiện nây, bệnh viện đã được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp từ những nhà mái ngói thành 100% các phòng bệnh được xây bằng trong đó có nhiều phòng bệnh mới được xây theo quy mô mới nhất hiện nay.
Bệnh viện 71 Trung Ương đã và đang thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ
“lương y như từ mẫu”. Với tinh thần “tất cả vì người bệnh và giường bệnh”, “bệnh nhân đến đòn tiếp niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo”, Bệnh viện 71 TW đã trở thành địa chỉ tin cậy của cán bộ , chiến sĩ và nhân dân, không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, từng bước hiện đại hóa chất lượng khám chữa bệnh, từng bước hiện đại hóa Bệnh viện 71 TW thành bệnh viện trung tâm khu vực Bắc miền trung.