- Si O Si + (C H) SiNHSi(CH ) Si O Si + NH OH OH ( CH ) SiO OSi(CH )
Chương 3: SẮC KÍ LỎNG (LIQUID CHROMATOGRAPHY)
3.4.3.1. Tìm một pha động thích hợp cho pha đảo
Khi sử dụng một cột pha liên kết theo kiểu pha đảo, việc tìm thành phần pha động tốt nhất cho một phép tách theo một cách tiếp cận chung:
Đầu tiên nhận diện một dung môi mạnh (ví dụ metanol, acetonitril hoặc tetrahydro furan) mà mẫu có thể hoà tan.
Bước tiếp theo là chọn một dung môi yếu mà mẫu hòa tan một cách hạn chế. Phần lớn thường chọn nước.
Một khi một dung môi mạnh và yếu được nhận diện, việc tiêm mẫu vào cột được thực hiện sử dụng dung môi mạnh vừa chọn làm pha động. Trong trường hợp này tất cả các cấu tử đều hòa tan tạo một pic tại Vo.
Nếu có sự lưu giữ khi sử dụng 100% dung môi mạnh làm pha động thì một dung môi mạnh hơn cần được tìm để thay thế. Ví dụ, nếu sự lưu giữ xảy ra với 100% metanol thì thử 100% acetonitril làm dung môi mạnh cho pha động.
Sau khi xác định không có sự lưu giữ của các cấu tử trong pha động 100% dung môi mạnh, pha động nên được làm cho yếu hơn nhờ trộn với dung môi yếu với những tỉ lệ khác nhau.
Mẫu sau đó đươc tiêm vào mỗi pha động mới này và sự lưu giữ được ghi chép lại cho đến khi sự lưu giữ xảy ra. Tỉ lệ dung môi mạnh và yếu nên được pha trộn theo những bước logic (ví dụ 100%, 80%, 60%, 40%, 20%). Nhờ vậy sự lưu giữ của các pic có thể được so sánh để tìm thành phần pha động thích hợp mà có thể đạt được độ phân giải mong đợi.
Cần chú ý đến tốc độ pha động trong quá trình khảo sát trên. Thường một tốc độ pha động nhanh (trong vòng giới hạn áp suất của hệ thống sắc kí) được sử dụng để hạn chế việc tốn thời gian cho việc phát triển phương pháp.