- Si O Si + (C H) SiNHSi(CH ) Si O Si + NH OH OH ( CH ) SiO OSi(CH )
Chương 3: SẮC KÍ LỎNG (LIQUID CHROMATOGRAPHY)
3.3.3.3. Pha động trong sắc kí trao đổi ion:
Rửa giải gradient với sự tăng lực ion hoặc thay đổi pH có giá trị rất lớn trong sắc kí trao đổi ion. Giả sử xét một cột mà anion A- bị lưu giữ mạnh hơn anion B-.
Ta tách A- khỏi B- bằng cách rửa giải với ion C- có ái lực với cột yếu hơn cả A- và B- . Khi nồng độ C- tăng lên, C- dần dần bị thay thế và di chuyển dọc theo cột và ra khỏi cột. Khi nồng độ của C- tiếp tục tăng lên thì A- sẽ bị rửa giải.
Trong hình 10 cho thấy một sự tăng dần nồng độ H+được sử dụng để tách trao đổi ion. Trật tự rửa giải giống với trật tự của các hệ số chọn lọc của các cation. Hệ số chọn lọc càng lớn thì nồng độ H+ đòi hỏi càng cao để rửa giải cation đó ra khỏi cột.
Hình 3.4: Rửa giải La(III) từ cột nhựa trao đổi cation sử dụng gradient nồng độ H+để tách cách cation lưu giữ mạnh hơn. La(III) được dò tìm bởi phản ứng với thuốc thử tạo màu sau khi rửa giải.
Khi tìm giá trị thích hợp pH cho một phép tách cụ thể, điều cần biết là giá trị pKA của các cấu tử có trong mẫu.
Ứng dụng :
Phương pháp này được dùng để tách các ion vô cơ và hữu cơ. Ví dụ khi cho dung dịch hỗn hợp các ion Ba2+ , Ca2+ , Zn2+ , Mg2+ đi qua cột cationit axit mạnh thì các ion này bị lưu giữ trên cột . Khi dùng một dung dịch axit loãng để rửa giải thì lần lượt các ion đi ra khỏi cột là Mg2+ , Zn2+ , Ca2+ và Ba2+ .
Có thể phát hiện các ion được rửa giải ra khỏi cột nhờ detector đo độ dẫn điện.