- Si O Si + (C H) SiNHSi(CH ) Si O Si + NH OH OH ( CH ) SiO OSi(CH )
Chương 3: SẮC KÍ LỎNG (LIQUID CHROMATOGRAPHY)
3.4.1. Sự quan trọng của sự phân cực trong pha động HPLC
Sự phân bố tương đối giữa 2 pha được xác định bởi sự tương tác của cấu tử chất tan giữa hai pha với cường độ được xác định bởi bởi sự phân cực của các phân tử mẫu, của pha động và của pha tĩnh.
Các lực tương tác giữa các phân tử có thể gây ra bởi:
o Một phân tử chất hòa tan có momen nhờ đó nó có thể tương tác một cách chọn lọc với những lưỡng cực khác.
o Nếu phân tử là chất cho hoặc nhận proton tốt thì nó có thể tương tác tốt với những phân tử như vậy nhờ liên kết hydro.
Độ phân cực là một đại lượng được sử dụng trong sắc ký như là một chỉ số đo khả năng của các hợp chất tương tác với chất khác theo những cách khác nhau ở trên: một phân tử càng phân cực thì càng tương tác mạnh với những phân tử khác.
Nếu độ phân cực của pha tĩnh và pha động giống nhau thì tương tác của chất hòa tan với hai pha này là như nhau dẫn đến sự tách các chất hòa tan là kém. Như vậy với pha tĩnh không phân cực kiểu hydrocacbon ta cần một pha động phân cực mạnh, trong khi pha tĩnh là silica phân cực mạnh thì ta cần pha động phân cực tương đối thấp.
Nếu ta quan tâm tách các hợp chất tan gần giống nhau về mặt hóa học thì ta nên chọn pha tĩnh gần giống về mặt hóa học như các chất tan cần tách mà ta quan tâm.
Sự lưu giữ của các chất tan thường thay đổi khi ta thay đổi độ phân cực của pha động.