BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU (dành cho phụ nữ đơn thân nuôi con)

Một phần của tài liệu phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã hồng thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 97 - 102)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU (dành cho phụ nữ đơn thân nuôi con)

(dành cho phụ nữ đơn thân nuôi con)

Giới tắnh : Nữ Tuổi : 35

Thời gian : 30 phút Người phỏng vấn: Hoàng Thị Yến

Hỏi: Chào chị. Em có thể trò chuyện với chị một lát được chứ ?

Trả lời: Ừ. Em ngồi xuống đi?

Hỏi : Chị tên gì?

Trả lời: Chị Lành, Hoàng Thị Lành

Hỏi: Chị Lành năm nay bao nhiêu tuổi rồi?

Trả lời: Chị năm nay 35 tuổi rồi em, nhưng trông chị già hơn tuổi nhỉ (cười).

Hỏi: Thế hiện tại chị Lành làm gì để có thu nhập trang trải cho cuộc sống ạ?

Trả lời: Công việc chắnh của chị vẫn là làm nông thôi em, ở vùng quê, vốn lại không có thì biết làm gì ngoài làm nông em.

Hỏi: Dạ, thế hả chị! Thế chị làm nhiều ruộng không?

Trả lời: Chị làm 5 sào em ạ, một mình làm nhiều hơn nữa chị không cố được.

Hỏi: thế ngoài làm ruộng ra chị có làm gì để kiếm thêm thu nhập không ạ?

Trả lời: Cũng có chứ em, vào mùa vụ thì chị thường đi cấy thuê. Ngày bình thường, nếu có các tổ thợ xây dựng làm trong làng thì chị đến xin họ phụ hồ. Cũng có thời gian chị đi buôn ve chai, nhưng hình như chị không có duyên với nghề đó. (chị lại cười hiền lành).

Hỏi: Thế làm những việc đó chị kiếm được bao nhiêu tiền?

Cũng không nhiều lắm em à. Nếu đi phụ hộ thì ngày họ đưa cho mình 90 ngàn hoặc 100 ngàn gì đó. Vì mình là phụ nữ làm cũng không bằng đàn ông, họ cho làm là may rồi. Nhưng không phải ngày nào cũng có việc để làm cả em à. Nên việc chi tiêu hàng ngày cũng chật vật lắm.

Trả lời: May ông trời còn thương cho chị có chút sức khỏe. Không hay ốm đau gì để còn lo liệu cho các con. Nhưng tội cái, đứa con trai thứ hai của chị lại mắc bệnh hen suyễn.

Hỏi: thế chị có mấy người con? Các em bao nhiêu tuổi rồi ạ?

Trả lời: Chị có hai cậu con trai, đứa lớn 12 tuổi, đứa nhỏ 10 tuổi, hai đứa đang đi học nên không ở nhà.

Hỏi: Thế ạ chị? Thế chồng chị có hay liên lạc và quan tâm tới các con chị không?

Trả lời: hơn 8 năm kể từ ngày chị với các chàu chuyển về đây, chị không biết tin tức gì về anh. Các em cũng chừng nớ thời gian chưa gặp mặt cha, chưa nhận được sự quan tâm của cha.

Hỏi: Mọi chuyện rồi cũng sẻ qua thôi, chị đừng buồn nữa. Các em ngoan là được rồi. Chắc gia đình bên ngoại cũng hay quan tâm, giúp đỡ mẹ con chị lắm phải không ạ?

Trả lời: ừ. Dù bên nhà ngoại cũng còn nhiều khó khăn, nhưng ông bà ngoại là chỗ dựa tinh thần lớn nhất cho hai đứa con chị và cả chị nữa.

Hỏi: Thế khó khăn lớn nhất hiện tại của chị là gì?

Trả lời: là kinh tế với việc làm em ạ. Chị muốn kiếm một việc gì đó để làm, có tiền để chữa bệnh cho con, cho các con ăn học đàng hoàng.

Hỏi: Thế chắnh quyền xã có hỗ trợ gì cho mẹ con chị không?

Trả lời: có. Hàng tháng mẹ con chị được trợ cấp 180 ngàn, tiền điện với tiền nước được miễn giảm. Các em được giảm một phần học phắ. Nhờ thế nên cũng đỡ được đôi chút em à.

Hỏi: thế hàng xóm láng giềng có quan tâm, thân thiết với gia đình chị không ạ?

Trả lời: hồi đầu mới về thì học cũng có thái độ không coi trọng, vì tự dưng chị đi làm ăn về, sau mấy năm lại đưa về hai đứa con, họ bảo là không chồng mà chửa. Nhưng

rồi, dẫn dần mình sống chân thành nên họ cũng thay đổi thái độ, có thương với quan tâm hơn nhiều em ạ.

Hỏi : Dạ. Hôm nay, em hỏi chị nhiều thế chắc làm chị mệt lắm?

Trả lời: Không.Nói chuyện với em chị cảm thấy được an ủi hơn.

NVCTXH: Em cảm ơn chị nhiều, chúc chị sớm đạt được những mong ước của mình và sống thật vui vẻ chị nhé.

Chị Lành: Cảm ơn em

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU

Đối tượng: Cán bộ phụ nữ xă Thời gian: 30 phút

Đại điểm: Nhà riêng Người phỏng vấn: Hoàng Thị Yến

Câu 1: Thưa cô, cô thấy ở địa phương mình hiện nay tình trạng của phụ nữ đơn thân nuôi con của phụ nữ đơn thân nuôi con như thế nào?

Trả lời: Số phụ nữ đơn thân nuôi con trong xã có 92 người hầu hết các chị đều có

hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về điều kiện vật chất, chưa có công ăn việc làm ổn định. Bên cạnh đó nhiều chị còn gánh chịu bệnh tật vì thế lại càng vất vả hơn.

Câu 2: Xã ta đã có những hoạt động nào để hổ trợ cho phụ nữ đơn thân ở xã ạ? Trả lời: Nhìn chung thì xã cũng có rất nhiều cố gắng đối với việc hổ trợ phụ nữ đặc

biệt là phụ nữ đơn thân nuôi con.Chương trình hổ trợ về nhà ở cho phụ nữ đơn thân .Ngoài ra xã còn tổ chức tặng quà vào các dịp lể tết, thăm hỏi lúc ốm đau,hổ trợ sách vở, tiền cho con cái của những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Câu 3: Hội phụ nữ xã có thường xuyên tổ chức thăm hỏi và động viên các đối tượng là phụ nữ đơn thân không? Và nếu có thì thường thăm hỏi theo hình thức như thế nào?

Trả lời: chúng tôi luôn dành sự quan tâm tới các chị em phụ nữ, đặc biệt là các chị em phụ nữ đơn thân. Bởi hơn ai hết, chúng tôi hiểu được sự thiệt thòi, cũng như khó khăn về mặt kinh tế. Những trở ngại về tâm lý mà họ mắc phải. Thường thì hội tổ chức các hoạt động gia lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao giữa các chi hội, rồi các chi hội trưởng sẻ động viên khắch lệ họ tham gia. Đồng thời, trong các dịp lễ, tết chúng tôi có tổ chức tới nhà chị em phụ nữ đơn thân khó khăn nhất để trao quà, chúc tết, động viên họ....

Câu 4: Khả năng đáp ứng nhu cầu cho phụ đơn thân nuôi con tại xã mình như thế nào ạ?

Các chương trình chắnh sách của Đảng nhà,của uỷ ban nhân dân xã chỉ mới đáp ứng một phần nào nhu cầu của phụ nữ đơn thân nữ đơn thân nuôi con tại xã Hồng Thành.Vì nhu cầu của chị em rất nhiều nhưng do điều kiện kinh tế của địa phương có hạn nên việc đáp ứng nhu cầu phần nào chỉ dừng lại ở mức chung chung thôi.

Câu 5: Thế thì những hoạt động này gặp những khó khăn gì ?

Trả lời: Chương trình dành cho phụ nữ đơn thân nuôi con nhiều nhưng để thực hiện

được thì phải cần nguồn kinh phắ. Nhưng ngoài các đối tượng là phụ nữ đơn thân thì xã cũng còn rất nhiều đối tượng chắnh sách khác như thương bệnh binh, người khuyết tật phải quan tâm. Mà nguồn kinh phắ của xã thì có hạn nên khó khăn hơn.

Câu 6. Quan điểm của bà về hiện tượng phụ nữ đơn thân nuôi con, cô có đồng tình với việc người phụ nữ trở thành phụ nữ đơn thân nuôi con không?

Trả lời: mấy năm làm bên hội phụ nữ, tôi có cơ hội tiếp xúc, cũng như điều tra thực

trở thành bà mẹ đơn thân. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Nhưng nếu có thể, tôi không mong muốn phụ nữ trở thành bà mẹ đơn thân. Hơn nữa, vấn đề này cũng gây ảnh hưởng nhiều đến xã hội. Đến con cái của họ.

Câu 7: Hiện nay, xu hướng bà mẹ đơn thân đang ngày càng tăng. Và địa bàn xã cũng như vậy, thì xã và đặc biệt là hội phụ nữ xã đã có những biện pháp gì nhằm hạn chế sự gia tăng của mô hình gia đình này?

Trả lời: vì vấn đè trở thành bà mẹ đơn thân hay không cũng phụ thuộc vào nhiều yếu

tố. Tuy nhiên, để hạn chế những suy nghĩ, quyết định chưa thấu đáo của một số bộ phận phụ nữ muốn làm mẹ đơn thân một cách chủ đồng thì xã thường tổ chức tuyên truyền, trong những buổi họp hội phụ nữ chúng tôi cũng có nói về vấn đề này. Hay thỉnh thoảng có cán bộ tư vấn trên huyện về trao đổi các vấn đè về làm mẹ đơn thân với chị em phụ nữ trong xã...

Một phần của tài liệu phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã hồng thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 97 - 102)