Thực trạng phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã hồng thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 28 - 43)

Thành, tỉnh Nghệ An

2.1.3.1. Số lượng, tỷ lệ và phân loại phụ nữ đơn thân nuôi ở địa bàn xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

* Số lượng, tỷ lệ bà mẹ đơn thân ở địa bàn xã

Tổng số phụ nữ của toàn xã là 1389 người. Trong đó, số phụ nữ trong độ tuổi sinh hoạt là 894 người. Số hội viên tham gia sinh hoạt và đóng hội phắ là 883 người chiếm tỷ lệ 80%.

Số phụ nữ đơn thân nuôi con trên toàn xã là 92 người, chiếm tỷ lệ 6,6% tổng số phụ nữ của toàn xã. (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng cuối năm 2013 của Hội LHPN xã Hồng Thành).

Theo thống kê của ban dân số và kế hoạch hóa gia đình xã Hồng Thành từ năm 2010 đến năm 2013 thì số lượng phụ nữ đơn thân nuôi con được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1: sự gia tăng số lượng phụ nữ đơn thân xã Hồng Thành (2010 - 2013)

Năm Số lượng phụ nữ đơn thân nuôi con (người)

Chiểm tỷ lệ trong tổng số dân (%) 201 0 62 0,94 2011 77 1,17 201 2 83 1,26 201 3 92 1,40 * phân loại

Nhìn vào bảng 2.1 cùng với phiếu điều tra nhanh dành cho các đối tượng là phụ nữ đơn thân trên địa bàn xã cho thấy số lượng phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn xã tăng lên qua các năm.

Nguyên nhân là do tình trạng ly hôn trên địa bàn trong những năm gần đây có xu hướng tăng, cùng với đó là lối sống buông thả của một bộ phận thanh niên dẫn đến có thai khi chưa kết hôn, hay tệ nạn xã hội gia tăng như tụ tập uống bia rượu rồi gây ra tai nạn chết người, đánh nhau...là một trong những nguyên nhân làm cho phụ nữ góa bụa.

Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác nữa như chết do ốm đau bệnh tật, chết khi làm nhiệm vụ, chết do tai nạn nghề nghiệp...của những người chồng, người cha khiến phụ nữ phải đơn thân nuôi con.

Những nguyên nhân này chắnh là cơ sở để tiến hành việc phân loại phụ nữ đơn thân nuôi con. Bởi bà mẹ đơn thân đang dần trở thành một hiện tượng diễn ra ngày càng phổ biến và phức tạp. Chắnh vì thế, phân loại hiện tượng bà mẹ đơn thân nuôi con là một công việc hết sức cần thiết để nhận diện đúng đắn vấn đề và có cái nhìn khách quan hơn khi tiến hành nghiên cứu. Cũng từ đó đề ra những biện pháp phù hợp với thực tiễn của vấn đề.

Có nhiều cách để phân loại phụ nữ đơn thân nuôi con, tuy nhiên phân loại theo tình trạng hôn nhân là cách được áp dụng nhiều nhất bởi nó có cơ sở rõ ràng và dễ xác định. Theo cách phân loại này thì bà mẹ đơn thân được chia ra làm 3 trường hợp.

Không kết hôn

Những người phụ nữ làm mẹ đơn thân trong trường hợp này là những phụ nữ trong thời điểm không có quan hệ hôn nhân với bất kỳ ai. Với nhiều lý do khác nhau mà họ không thể hoặc không muốn đảm nhận vai trò làm vợ, nhưng được sinh ra với thiên chức làm mẹ nên họ không muốn từ bỏ thiên chức đó mà ngược lại họ còn khao khát hơn nữa được trở thành mẹ của những đứa trẻ.

Vì thế, họ tìm một người con có thể là con nuôi hoặc con đẻ để nuôi dạy cho cuộc sống đỡ cô quạnh và có thể nương tựa nhau lúc về già.

Những trường hợp phụ nữ sinh con khi chồng đã qua đời hoặc khi đã ly hôn cũng được xếp vào đây.

Trường hợp phụ nữ làm mẹ đơn thân do không kết hôn trên địa bàn xã có 28 người, chiếm tỷ lệ 30,4 % trong tổng số phụ nữ đơn thân của toàn xã.

Ly hôn

Là trường hợp những người phụ nữ đã từng kết hôn, việc họ làm mẹ đơn thân hầu hết là do bất đắc dĩ. Trong trường hợp đã kết hôn người phụ nữ có thể làm mẹ đơn thân trong thời gian hôn thú hoặc sau thời gian hôn thú. Có những người phụ nữ có con trong thời kỳ kết hôn và sau khi ly hôn họ nuôi con một mình.

Trường hợp phụ nữ đơn thân nuôi con do ly hôn trên địa bàn xã có 13 người, chiếm tỷ lệ 14,1 % trông tổng số phụ nữ đơn thân toàn xã.

Góa bụa

Là hình thức bà mẹ đơn thân nuôi con xuất hiện đầu tiên trong xã hội. Sau khi người chồng đã qua đời, nếu hai người có con, người phụ nữ khi ấy sẽ trở thành bà mẹ đơn thân nuôi con một mình.

Trên địa bàn toàn xã có 51 phụ nữ đơn thân thuộc trường hợp này chiếm tỷ lệ 55,5 % trong tổng số phụ nữ đơn thân nuôi con của toàn xã.

Biểu đồ 2.1: phân loại PNĐTNC trên địa bàn xã Hồng Thành

(Nguồn: Ộbáo cáo thống kê thực trạng phụ nữ đơn thân nuôi con 6 tháng đầu năm 2013 của Hội LHPN xã Hồng ThànhỢ)

Nhìn vào biểu đồ trên chúng ta có thể thấy sự chênh lệch rõ giữa phụ nữ đơn thân nuôi con trong đó tỷ lệ PNĐTNC do chồng chết và tỷ lệ PNĐTNC do ly hôn là chênh lệch khá lớn (55,5 % với 14,1%).

Để mô tả trực trạng phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn toàn xã, tôi đã tiến hành nghiên cứu vấn đề này trên nhiều khắa cạnh.

Về độ tuổi

Phụ nữ đơn thân trên địa bàn chủ yếu ở độ tuổi từ 30 trở lên. Theo khảo sát của Hội LHPN xã Hồng Thành, đầu năm 2013 có 92 phụ nữ đơn thân nuôi con trong đó:

+ từ 15 đến 17 tuổi có 2 người chiếm 2,2 % + từ 18 đến 29 tuổi có 6 người chiếm 6,5 % + từ 30 đến 49 tuổi có 32 người chiếm 34,8 % + từ 50 tuổi trở lên có 52 người chiếm 56,5 %

Biểu đồ 2.2: Độ tuổi phụ nữ đơn thân nuôi con xã Hồng Thành năm 2013

(Nguồn: theo báo cáo thống kê thực trạng phụ nữ đơn thân nuôi con 6 tháng đầu năm 2013 của Hội LHPN xã Hồng Thành).

Về trình độ học vấn

Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2013 của Hội LHPN xã Hồng Thành thì: Tỷ lệ PNĐTNC không biết chữ chiếm 1,1 % tương ứng với 1 người.

Tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học là 5,4 % tương ứng với 5 người. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS là 58,7 % tương ứng với 54 người. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT là 27,2 % tương ứng với 25 người.

Tỷ lệ tốt nghiệp từ sơ cấp trở lên chiếm 7,6 % tương ứng với 7 người. Ớ Số lượng con cái

Cũng theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2013 của Hội LHPN xã Hồng Thành. Số lượng Phụ nữ đơn thân nuôi 1 có 26 người chiếm tỷ lệ 28,2 %; nuôi hai con có 18 người chiểm tỷ lệ 19,6 %; nuôi 3 con trở lên có 48 người chiếm tỷ lệ 52,2 %.

Như vậy, chúng ta có thể thấy được tỷ lệ nuôi 3 con trở lên của phụ nữ đơn thân trên địa bàn xã nhiều hơn so với tỷ lệ phụ nữ đơn thân nuôi 1 con và 2 con. Điều này chúng ta cũng có thể dễ dàng lý giải được. Bởi theo nguyên nhân và độ tuổi của phụ

nữ đơn thân nuôi con thì chúng ta biết rằng trường hợp PNĐTNC trên địa bàn xã do góa bụa chiếm tỷ lệ cao, và những người chồng đó chết đi ở khoảng tuổi trung niên trở đi chiếm phần đa. Hơn nữa, ở vùng nông thôn như địa bàn tôi tiến hành nghiên cứu thì việc sinh con thứ 3 trở đi là rất nhiều. Vì thế, chúng ta có thể hiểu được vì sao tỷ lệ phụ nữ đơn thân nuôi con thứ 3 trở lên nhiều hơn.

2.1.3.2. Thực trạng đời sống của phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã Hồng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

* Đời sống vật chất

Đời sống vật chất phản ánh một phần chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó xem xét việc đáp ứng các nhu cầu, trước hết là các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại...có được đảm bảo không. Sau đó, là điều kiện nảy sinh các nhu cầu tinh thần. Mức đáp ứng đó càng cao thì CLCS càng cao. (Nguồn: google,http://danso.giadinh.net.vn/du-lieu-dan-so/ban-ve-khai-niem-chat-luong- cuoc-song-2011111703242523.htm ).

Thông qua việc tìm hiểu thực trạng về đời sống vật chất của phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn toàn xã, chúng ta có thể thấy rõ hơn hoàn cảnh sống của họ, đánh giá xem chất lượng cuộc sống của những gia đình PNĐTNC có khó khăn hơn so với các gia đình bình thường không? Từ đó, đưa ra những giải pháp thắch hợp, nhằm hỗ trợ các gia đình PNĐTNC thuộc diện khó khăn.

Xã Hồng Thành tuy là một xã vùng sâu nhưng so với mặt bằng chung trong huyện thì Hồng Thành không phải là một xã nghèo. Kinh tế của người dân trong xã tương đối ổn định nhờ các hoạt động buôn bán (trên địa bàn có chợ Hồng Xuân là trung tâm mua bán trao đổi hàng hóa giữa người dân trong xã và các xã lân cận như Phú Thành, Thọ Thành...), xuất khẩu lao động, các hoạt động dịch vụ...Tuy nhiên, số gia đình thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo vẫn còn đáng kể. Theo thống kê của ban dân số kế hoạch hóa gia đình xã Hồng thành năm 2013, toàn xã có 74 hộ nghèo, trong đó có 9 hộ nghèo là phụ nữ đơn thân nuôi con chiếm tỷ lệ 12,1%. Điều đó cho thấy rằng, số hộ nghèo là PNĐTNC chiếm tỷ lệ không quá cao, nhưng còn nhiều hộ ở mức ngưỡng nghèo nhưng không đủ điều kiện để công nhận là hộ nghèo. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định đời sống của một bộ phận PNĐTNC còn gặp rất nhiều khó khăn và thiếu thốn.

Để mô tả bức tranh toàn cảnh về thực trạng đời sống của phụ nữ đơn thân nuôi con trên địa bàn, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu trên nhiều phương diện như:

Nhà ở

Trong thời gian thực tập tại địa bàn xã tôi đã có thời gian khảo sát thực tế và thu thập được những số liệu cần thiết.

Trong số 92 hộ gia đình thuộc trường hợp là PNĐTNC thì hầu hết nhà ở của họ đều đã được kiên cố hóa, có nhiều nhà trong đó rất khang trang và đẹp.

Hình 2.2: ảnh tự chụp nhà ở của 1 cán bộ là phụ nữ đơn thân nuôi con

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 4 ngôi nhà của PNĐTNC còn tạm bợ, mái ngói nhưng là nền đất hoặc láng xi măng nhưng đã bị hư hỏng nặng.

ỘNhà cửa như thế này, nhất là vào mùa mưa, mấy mẹ con chỉ biết lấy thau, lấy xô hứng nước rồi lại tủi thân mà ôm nhau khóc...Ợ, tâm sự của 1 PNĐTNC

Thu nhập và việc làm

Hầu hết, PNĐTNC trên địa bàn xã chủ yếu làm nông nghiệp và tỷ lệ chị em PNĐTNC làm nông nghiệp chiếm tới 83,7 %. 16,3 % còn lại làm các nghề như buôn bán, may mặc, giáo viên hay y tá...[1;3]

Đa số không có việc làm ổn định, thời gian nông nhàn thì nhiều mà ở địa phương thì lại không có hoặc có rất ắt việc để chị em có thể làm thêm kiếm thêm ắt thu nhập. Vì thế, vào thời gian rảnh, một số chị em PNĐTNC còn làm những việc nặng nhọc mà nam giới thường hay làm như đi phụ hồ, sắp gạch, một số đi buôn ve chai, đồng nát. Trước mùa vụ, họ thường tranh thủ để đi cấy thuê, gặt thuê. Cuộc

sống vất vả quanh năm nhưng kinh tế gia đình cũng chẳng khá lên là bao, thu nhập bếp bênh, còn nhiều khó khăn và thiếu thốn.

Vấn đề việc làm luôn là vấn đề mang tắnh cấp bách và nóng bỏng, là mối quan tâm của toàn xã hội. Và PNĐTNC cũng thế, bởi nếu không có việc làm ổn định họ sẽ khó kiếm ra tiền để duy trì cuộc sống hàng ngày của cả gia đình, họ không có người cùng chia sẻ, cùng gánh vác mọi chuyện. Một mình họ phải lo toan tất cả, từ chi phắ sinh hoạt hàng ngày, phương tiện đi lại, chi phắ chữa bệnh khi đau ốm, tiền học hành của con cái...rất nhiều, rất nhiều những khó khăn mà họ phải đối mặt nếu như họ không có việc làm. Vì thế, để giải quyết được vấn đề này, cần có sự quan tâm của chắnh quyền sở tại và Nhà nước để giúp cho PNĐTNC có thể cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của họ, giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Còn nữa, thu nhập luôn là mối quan tâm hàng đầu của chị em PNĐTNC, bởi nó cũng là một yếu tố quyết định đến chất lượng cuộc sống.

Những PNĐTNC không làm nông hoặc có làm nhưng họ có công việc ổn định như giáo viên, y tá hay buôn bán nhỏ lẻ...thì thu nhập có khá hơn và đều đặn hơn. Trên địa bàn xã có 5 PNĐTNC làm cán bộ công nhân viên chức, đã được biên chế, thu nhập của họ vào khoảng từ hơn 2 triệu đến hơn 4 triệu (tùy theo trình độ). Vì thế, họ có thể trang trải cho cuộc sống của cả gia đình. Dù không quá sung túc nhưng cũng tạm ổn.

Những gia đình có con cái lớn đã đi làm thì hàng tháng có thêm nguồn thu nhập từ các con gửi về. Cũng đỡ đần được đôi phần.

Còn đối với những gia đình PNĐTNC thuần nông, nếu không có việc vì làm thêm thì thu nhập chỉ trông chờ vỏn vẹn vào vài ba sào ruộng, đôi khi không đủ ăn, cuộc sống túng thiếu mọi bề.

Chắnh thu nhập thấp làm cho chị em PNĐTNC tại xã Hồng Thành khó khăn hơn, hạn chế hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, an sinh...

Đa số các Ộbà mẹ đơn thânỢ được phỏng vấn đều cho biết thu nhập của họ thường rất thấp và không đủ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày, mặc dù họ làm rất nhiều việc.

Theo số liệu thống kê trong báo cáo tổng kết hoạt động cuối năm 2010. Thì thu nhập của chị em PNĐTNC ở địa bàn xã được thể hiện qua bảng số liệu sau (số liệu chia theo mức chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2006 Ờ 2010)

Bảng 2.2: Thu nhập/tháng của PNĐTNC ở xã Hồng Thành năm 2010

Thu nhập/tháng Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Dưới 200.000 đồng 13 14,1 Từ 201.000 Ờ 260.000 đồng 9 9,8 Từ 261 Ờ dưới 500.000 đồng 14 15,2 Từ 500.000 Ờ dưới 1 triệu đồng 38 41,3 T ừ ừ 1 triệu đồng trở lên 18 19,6

So với tổng số hộ nghèo của toàn xã năm 2010 là 81 hộ (số liệu do ban dân số kế hoạch hóa gia đình xã Hồng Thành cung cấp) thì thông qua bảng số liệu trên cho thấy, số PNĐTNC trên địa bàn xã thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo còn khá nhiều. Điều đó cho thấy những khó khăn mà họ phải đối mặt nhưng thiếu ăn, không được chăm sóc sức khỏe tốt, việc học hành của con cái có thể bị dang dở...

Đến tháng 01/ 2011, khi Chắnh phủ ban hành mức chuẩn nghèo mới, chuẩn nghèo được nâng lên gấp đôi so với giai đoạn 2006 Ờ 2010. Sau những nỗ lực và cố gắng, cùng với việc triển khai mở rộng làng nghề mây tre đan xuất khẩu trên toàn xã, thì tình hình việc làm của PNĐTNC trên địa bàn toàn xã cuối năm 2013 đã được cải thiện tốt hơn, mọi người có thêm nghề mới để làm lúc nhàn rỗi, kiếm thêm thu nhập nhằm trang trang cho cuộc sống. Bởi mây tre đan là nghề nhẹ nhàng phù hợp với phụ nữ vì nó cần độ khéo léo và tinh tế. Đồng thời việc triển khai các hoạt động xuất khẩu lao động nữ sang các nước như Đài Loan, Nhật...từ năm 2010 trở đi cũng nhiều. Nhiều chị em PNĐTNC nuôi 1 con đã mạnh giạn gửi con cho ông bà ngoại để đi làm ăn, cải thiên cuộc sống. Theo báo cáo tổng kết phong trào, hoạt động của Hội LHPN xã Hồng Thành cuối năm 2013, phương hướng và nhiệm vụ năm 2014 thì số hộ nghèo là PNĐTNC trên toàn xã đã giảm xuống còn 9 hộ nghĩa là có 4 hộ đã thoát nghèo. Mức thu nhập của PNĐTNC cũng tăng lên đáng kể. Qua bảng số liệu sau

Một phần của tài liệu phụ nữ đơn thân nuôi con ở xã hồng thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an giai đoạn 2010 - 2013 (Trang 28 - 43)