II. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ
7. Thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, thực hiện bình đẳng về giới, tiến bộ của phụ nữ
7.1 Tạo điều kiện về hạ tầng xã hội và năng lực sản xuất để các vùng phát triển, tiến tới giảm chênh lệch giữa các vùng về mặt xã hội
Tập trung nguồn lực cho để thực hiện thành công chuơng trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo giai đoạn II (2006 – 2010) và Chương trình 135
(hiện nay mang tên gọi là Chương trình 147). Mở rộng diện các xã nghèo không thuộc chương trình 135, trong đó tăng cường xây dựng hạ tầng cơ sở, hỗ trợ phát triển ngành nghề, đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, ổn định di dân và xây dựng vùng kinh tế mới.
Gắn xoá đói giảm nghèo với tạo việc làm: tiếp tục cho vay vốn các dự án nhỏ giải quyết việc làm thông qua Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm; nâng cao năng lực của các trung tâm dịch vụ việc làm; tăng cường hệ thống thông tin thị trường lao động.
Hình thành các chợ nông thôn, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo để cung cấp một số sản phẩm thiết yếu cho người dân và tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản. Nhà nước ưu tiên trợ giá, trợ cước vận chuyển và tiêu thụ các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho các hộ nông dân thuộc các xã nghèo và đặc biệt khó khăn.
7.2 Ổn định và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc ít người
Tiếp tục thực hiện chương trình 135, bảo đảm về cơ bản các xã có đủ các công trình thiết yếu. Phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các trung tâm cụm xã, quy hoạch, bố trí lại cụm dân cư, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp từ bước thu hẹp khoảng cách về đời sống vật chất và tinh thần giữa các nhóm dân tộc.
Thực hiện tốt công tác định canh, định cư, hạn chế di dân tự do, ổn định sản xuất, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc ít người phù hợp với tập quán của người dân trên cơ sở có quy hoạch dân cư theo hướng hình thành các cụm dân cư tập trung, hình thành các cụm xã, thị tứ, đồng thời nghiên cứu và xem xét các điều kiện cơ sở hạ tầng như: giao thông, cung cấp nước, điện, thông tin, chợ…cho các cụm dân cư này.
7.3 Thực hiện bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và quyền lợi của trẻ em
Tổ chức thực hiện tốt Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ;
nâng cao và phát huy năng lực, khả năng và vai trò của họ, đảm bảo cho người
phụ nữ có thể thực hiện các nhiệm vụ và tham gia đầy đủ, ngang bằng trong mọi hoạt động, đặc biệt là chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội trong quá trình công nghiệp - hoá hiện đại hoá để đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
8. Phát triển mạng lưới an sinh xã hội trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người nghèo
8.1 Tập trung có trọng điểm để hỗ trợ người nghèo, dân tộc ít người, nhóm yếu thế khác trong xã hội
Cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản và nguồn lực của người nghèo, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giáo dục tiểu học, sức khoẻ sinh sản, nước, vệ sinh dinh dưỡng, nhà ở, giúp đỡ họ tiếp cận với dịch vụ tư vấn pháp lý không thu phí. Xây dựng chế độ ưu tiên nhằm giúp đối tượng nghèo co điều kiện được thụ hưởng lợi ích từ các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển xã hội.
8.2 Tăng cường mạng lưới an sinh xã hội
Bổ sung một số chính sách trợ giúp của nhà nước đối với các nhóm yếu thế, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người dễ bị tổn thương để tạo cơ hội tự tạo việc làm hoặc đi làm thuê, có thu nhập đủ nuôi sống bản thân, tham gia các hoạt động cộng đồng, các hoạt động xã hội để hưởng lợi từ cải cách kinh tế.
Tăng cường mạng lưới an sinh xã hội thông qua phát triển và củng cố các quỹ của xã hội và đoàn thể. Trợ giúp nhân đạo thường xuyên đối với người nghèo, người không có sức lao động và không nơi nương tựa; tổ chức, triển khai các hoạt động của các quỹ này ngay tại những cộng đồng làng xã nơi tập trung nhiều người nghèo, yếu thế. Trong đó, chú trọng hình thức trợ cấp xã hội bằng hiện vật (gạo, thựuc phẩm, quần áo…) đối với những đối tượng rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở cả nông thôn và một số thành phố.
8.3 Mở rộng sự tham gia và nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ trong việc phát triển mạng lưới an sinh xã hội
Mặt trận Tổ quốc các cấp chủ trì và phối hợp với chính quyền, các hội, đoàn thể quần chúng xây dựng các phương thức vận động các cơ quan, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân tham gia hoạt động từ thiện giúp đỡ các đối tượng nghèo.
Khuyến khích các hoạt động nhân đạo của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội tham gia mạng lưới an sinh xã hội, trợ giúp có hiệu quả các đối tượng yếu thế, đặc biệt là người già cô đơn, không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi không nơi nuôi dưỡng, trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam…
Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề được mọi cấp chính quyền đặc biệt quan tâm và tìm hướng giải quyết. Qua nhiều năm thực hiện các Chương trình mục tiêu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, trên thực tế số hộ nghèo vẫn ở mức cao và những thành tựu đó chưa thực sự bền vững. Có nhiều nguyên nhân cho tình trạng đói nghèo của nước ta nhưng suy cho cùng vẫn là nguyên nhân do kinh tế nước ta còn kém phát triển, vì vậy đã hạn chế nguồn lực cho các mục tiêu quốc gia về giải quyết vấn đề xã hội, trong đó có tình trạng nghèo đói. Chính từ quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo nên Đảng và Nhà nước ta đã gắn hai nhiệm vụ này trong cùng một chiến lược nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề đói nghèo là bài toán tổng hợp của rất nhiều giải pháp từ các ngành, lĩnh vực, các cấp chính quyền. Để công tác này thực sự hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho người nghèo, các xã nghèo, các vùng đặc biệt khó khăn thì cần sự hợp tác và nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và của từng người dân. Đó là giải pháp mang tính định hướng cho thành công của Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo.