Phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn phục vụ tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu quá trình phát triển và biến đổi theo quy luật khách quan (Trang 36 - 39)

II. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ

5. Phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn phục vụ tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo

5.1 Vai trò của hạ tầng quy mô lớn với tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo

Hạ tầng quy mô lớn bao gồm những công trình, dự án đầu tư quan trọng, thiết yếu, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dân sinh xã hội , có khả năng tạo ra những bước phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ và bền vững trên địa bàn rộng, góp phần tích cực vào xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống dân cư trên địa bàn.

Kết cấu hạ tầng cơ bản đóng góp trực tiếp vào giảm nghèo thông qua các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, các dịch vụ xã hội cơ bản liên quan đến quá trình tăng trưởng và giảm nghèo.

Công trình kết cấu hạ tầng kinh tế quy mô lớn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề, động lực thúc đẩy tăng trưởng, chuyến dịch cơ cấu kinh tế phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các công trình hạ tầng kinh tế quy mô lớn góp phần tích cực thúc đẩy xóa đói giảm nghèo trên diện rộng. tác động của cơ sở hạ tầng trong xoá đói giảm nghèo thông qua tăng trưởng kinh tế thể hiện trực tiếp ở hiệu quả đầu tư; nhờ tăng trưởng kinh tế, tiềm lực kinh tế được nâng cao, tăng nguồn thu ngân sách, từ đó tạo ra nguồn vốn đầu tư nhiều hơn cho vùng nghèo, người nghèo thông qua hệ thống phân phối lại thu nhập. Phát triển kết cấu hạ tầng sẽ làm giảm bớt các cách biệt về địa lý và sự chênh lệch giữa các vùng; nhất là các vùng sẽ có điều kiện tăng cường các mối quan hệ giao lưu, trao đổi với các vùng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp dân cư tham gia các hoạt động văn hoá – xã hội.

Đầu tư vào kết cấu hạ tầng xã hội cho phép nâng cao trình độ, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật y tế và giáo dục, nâng cao khả năng phát triển bền vững.Việc xây dựng kết cấu hạ tầng lớn như các bệnh viện, các trung tâm y tế dự phòng…có quy mô lớn về giường bệnh, có trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, đủ khả năng khám chữa bệnh cho cộng đồng dân cư, đặc biệt là đối tượng nghèo.

5.2 Chính sách về phát triển hạ tầng quy mô lớn

5.2.1 Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn, đảm bảo có lộ trình xây dựng phù hợp, hiệu quả sử dụng sử dụng lâu dài và cân đối với khả năng của nền kinh tế

Thống nhất giữa quy hoạch các ngành kết cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch đất đai. Kết hợp chặt chẽ giữa kết cấu hạ tầng quy mô lớn với hạ tầng quy mô nhỏ và vừa thành một mạng lưới đồng bộ, thống nhất. Đổi mới mạnh mẽ công tác quy hoạch theo hướng quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phải mang tính hệ thống toàn quốc và liên vùng.

5.2.2 Đa dạng hoá nguồn lực cho đầu tư kết cấu hạ tầng lớn

Xây dựng cơ chế, chính sách để huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển.

Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện tư nhân tham gia phát triển kết cấu hạ tầng. Nghiên cứu bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp quy tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc thực hiện hiệu quả hơn Luật khuyến khích đầu tư trong nước; cho phép doanh nghiệp tư nhân huởng quyền lợi về sử dụng đất như các doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật đất đai (chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…).

5.2.3 Tăng cường thu hút nguồn lực bên ngoài cho đầu tư kết cấu hạ tầng

Coi trọng và tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến vận động xúc tiến FDI. Trước mắt, triển khai có hiệu quả sáng kiến chung Việt - Nhật về cải thiện môi trường đầu tư Việt nam, các chương trình hợp tác đa phương trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM; tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư tại các khu vực trọng điểm như Nhật Bản, EU, Mỹ…và một số vùng trọng điểm khác.

5.3 Chú trọng quan tâm công tác an sinh và tái định cư cho người dân

Nhà nước có chính sách đền bù thoả đáng khi thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an sinh, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng cộng.

Chương trình tái định cư đã dược thực hiện phù hợp với pháp luật và sự chỉ đạo của Chính phủ vì vậy các đối tượng tái định cư đã được hưởng lợi ích do công trình kết cấu hạ tầng mang lại.

5.4 Thực hiện các giải pháp giảm giá thành các dịch vụ kết cấu hạ tầng, tăng khả năng tiếp cận của người nghèo đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng

Một trong các nguyên nhân khiến người nghèo chưa được tiếp cận được đầy đủ các dịch vụ kết cấu hậ tầng đó là chi phí của các dịch vụ quá cao so với thu nhập của họ. Để tăng khả năng tiếp của người nghèo cần tiếp tục có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với việc phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng quy mô lớn tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào những vùng mà người dân có khả năng chi trả.

Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả trong xây dựng và vận hành các công trình kết cấu hạ tầng; tăng cường năng lực trong công tác quản lý, áp dụng công nghệ và khoa học tiên tiến để giảm giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các dịch vụ kết cấu hạ tầng. Triển khai thực hiện các giải pháp chống thất thoát, xuống cấp của các công trình kết cấu hạ tầng.

Hiện nay ở nước ta đang thực hiện chương trình 135 về xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã vùng đặc biệt khó khăn. Chương trình 135 được thực hiện từ năm 1998 với mục tiêu phát triển kinh tế các xã đặc bịêt khó khăn vùng sâu, vùng xa. Một trong 5 nhiệm vụ quan trọng của chương trình 135 là đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng thông qua 2 dự án: xây dựng công trình hạ tầng xã đặc biệt khó khăn và xây dựng trung tâm cụm xã.

Qua 7 năm thực hiện chương trình 135 chủ yếu tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng với số vốn 8716.6 tỷ đồng ngân sách TW, chiếm 96% vốn đầu tư của chương trình.Chương trình đã mang lại nhiều thành tựu đàng ghi nhận, có nhiều xã được đầu tư khá hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng.

Qua thực hiện chương trình 13, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội vùng nông thôn mièn núi được cải thiện, các công trình hạ tầng được đưa vào sử dụng đã thúc

đẩy kinh tế nhiều thành phần từng bước phát triển, nhờ đó công tác xoa đói giảm nghèo cũng đạt được kết quả khả qua, không còn hộ đói kinh niên, số hộ nghèo ngày một giảm rừ rệt, số hộ giàu, khỏ giả ngày một tăng. Những thành tựu đạt được ở giai đoạn 1998-2005 của chương trình 135 là cực kỳ quan trọng, song mới là kết quả bước đầu, kinh tế xã hội của nhiều vùng đông bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn thấp kém chưa thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn cần tiếp tục được sự hỗ trợ của nhà nước. Chính phủ đã phê duyệt chương trình 135 giai đoạn II nhằm tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo, một trong các mục tiêu chính của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong đó giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tuy không phải là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu song vẫn là giải pháp cực kỳ quan trọng là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cùng dân tộc và miền núi.

( Nguồn: Tạp chí Lao động và xã hội, Số 272/2005)

6. Những chính sách, giải pháp chủ yếu phát triển các ngành,

Một phần của tài liệu quá trình phát triển và biến đổi theo quy luật khách quan (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w