Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện lực thanh hóa (Trang 48 - 51)

Qua phân tắch tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty trong những năm qua cho ta thấy nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn nhưng vốn lưu động thường xuyên lại không đáp ứng đủ nhu cầu. Do vậy mà dẫn tới Công ty phải huy động các nguồn vốn bên ngoài để trang trải cho nhu cầu về vốn lưu động. Mức vốn lưu động thiếu hụt gây nên tình trạng công nợ lớn. Để tránh tình trạng này khi xây dựng định mức vốn lưu động Công ty nên căn cứ vào tình hình cụ

thể năm trước của Công ty xây dựng một định mức vốn lưu động phù hợp với thực trạng tài chắnh của doanh nghiệp không gây ra tình trạng thiếu vốn lưu động. Đồng thời phải xây dựng định mức vốn lưu động cho từng quý, từng tháng để có kế hoạch sản xuất phù hợp không gây lãng phắ trong kỳ.

Trong khi vốn lưu động của Công ty vẫn bị thiếu thì công ty vẫn bị các đối tượng khác chiếm dụng, đây là điều không hợp lý. Vì vậy công tác thu hồi công nợ trong thời gian tới cần được tiến hành kiên quyết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên xem xét lại công nợ đối với từng đối tượng khách hàng. Nếu khách hàng có uy tắn thấp, doanh nghiệp muốn bán chịu cũng không nên quá rộng rãi để tránh rủi ro. Để có chắnh sách tắn dụng thương mại hợp lý doanh nghiệp cần thẩm định kỹ mức độ rủi ro hay uy tắn của khách hàng. Cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chắnh sách bán chịu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp.

Để đánh giá mức độ rủi ro có thể gặp trong việc bán chịu sản phẩm doanh nghiệp có thể xem xét trên các khắa cạnh như mức độ uy tắn của khách hàng, tình trạng tài chắnh tổng quát của công ty, giá trị của tài sản dùng để đảm bảo tắn dụng. Nói chung đối với mỗi chắnh sách bán chịu doanh nghiệp cần đánh giá kỹ theo các thông số chủ yếu sau đây:

Số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ được. Giá bán sản phẩm.

Các chi phắ phát sinh thêm cho việc tăng các khoản nợ. Các khoản giảm giá chấp nhận.

Thời gian thu hồi nợ bình quân đối với các khoản nợ. Dự đoán số nợ phải thu của khách hàng.

Đồng thời vốn lưu động trong khâu dự trữ cũng làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm đi. Khi xác định nhu cầu sản xuất trong thời gian đầu của năm sau Công ty nên xác định mức dự trữ sao cho phù hợp và giải phóng nhanh chóng số tài sản dự trữ nếu có thừa.

Như đã phân tắch ở chương 2 tình hình hàng tồn kho của Công ty là rất lớn ( năm 2010 là 351.385 triệu đồng ; năm 2011 là 323.801 triệu đồng và năm 2012 là 439.127 triệu đồng ), trong đó nguyên vật liệu chiếm phần lớn trong tổng hàng tồn kho ( năm 2011 là 261.893 triệu đồng; năm 2011 là 243.557 triệu đồng và năm 2012 là 387.480 triệu đồng ). Do đó, nó làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 2012 ta thấy hiệu quả sử dụng vốn giảm đi. Nguyên nhân chắnh là do vốn lưu động dự trữ nhiều không có khả năng sinh lời. Cho nên, Công ty cũng cần phải rút kinh nghiệm tắnh toán dự trữ tồn kho hợp lý vừa giảm chi phắ lưu kho vừa tránh tình trạng số hàng tồn quá thời hạn sử dụng, gây thiệt hại lớn về vốn cho doanh nghiệp.

Để một cơ cấu hàng tồn kho hợp lý, cần dựa vào một số căn cứ sau:

Đối với tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thường phụ thuộc vào:

Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ thường xuyên nguyên vật liệu. Khả năng cung ứng nguyên vật liệu của thị trường.

Chu kỳ giao hàng quy định trong hợp đồng giữa Công ty với người cung cấp nguyên vật liệu.

Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp .

Giá cả các loại nguyên vật liệu được cung ứng.

Đối với tồn kho thành phẩm và hàng hóa chờ tiêu thụ phụ thuộc:

Sự phối hợp giữa khâu mua hàng với khâu tiêu thụ, sản xuất với tiêu thụ.

Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với khách hàng. Khả năng xâm nhập và mở rộng thi trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Ầ

Tóm lại, qua việc phân tắch, đánh giá cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có tiến triển tốt. Điều này cần giữ vững và phát huy hơn nữa

trong những năm tới. Đồng thời, Công ty cũng phải nắm bắt những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình để từng bước có những chắnh sách thắch nghi phù hợp với chúng nhằm cơ hội phát triển cao hơn nữa. Một điều quan trọng nhất khi xây dựng hay tổ chức thực hiện bất kỳ một giải pháp nào, một chương trình kế hoạch nào của Công ty thì điều cơ bản là phải tắnh toán cân đối sao cho chi phắ bỏ ra phù hợp với điều kiện tài chắnh mang lại hiệu quả chắnh đáng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện lực thanh hóa (Trang 48 - 51)