Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện lực thanh hóa (Trang 46 - 48)

Vấn đề khai thác và tạo lập vốn cố định: nguồn vốn đầu tư cho tài sản cố định phải là nguồn vốn có tắnh chất thường xuyên, lâu dài. Vì vậy trước hết cần phải căn cứ vào khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển, quỹ khấu hao tài sản cố định vì đây là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, có thể coi chi phắ sử dụng vốn bằng không.

Riêng đối với nguồn vốn khấu hao, trong khi chưa có nhu cầu đầu tư cho tài sản cố định Nhà nước đã cho phép được chủ động sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. Do đó doanh nghiệp cần tận dụng triệt để nguồn vốn này, tắnh toán chắnh xác thời gian vốn nhàn rỗi, thời điểm phát sinh nhu cầu đầu tư tải sản xuất tài sản cố định để sử dụng nguồn vốn khấu hao vào mục đắch khác trong phạm vi cho phép, cân đối giảm việc vay vốn ngân hàng cho những mục đắch này, từ đó giảm chi phắ lãi vay phải trả.

Tuy nhiên, khả năng vốn tự có là có hạn, doanh nghiệp không tránh khỏi việc phải huy động vốn từ bên ngoài. Nhưng theo lý luận của các nhà kinh tế cũng như theo kinh nghiệm của những người quản lý thì để đảm bảo tắnh chất ổn định, thường xuyên, lâu dài của vốn cố định, doanh nghiệp nên vay dài hạn

từ các ngân hàng thương mại, có thể là chi phắ sử dụng vốn vay dài hạn lớn hơn chi phắ sử dụng vốn vay ngắn hạn. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, với chủ trương kắch cầu, khuyến khắch đầu tư của nhà nước và với chắnh sách ưu đãi để cạnh tranh giữa các ngân hàng, một số ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ầ thì lãi suất cho vay dài hạn cũng tương đương với lãi suất cho vay ngắn hạn. Doanh nghiệp cần tận dụng triệt để điều này để lựa chọn một ngân hàng phù hợp nhất với đơn vị mình.

Trong quản lý và sử dụng vốn cố định: Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên cần thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo toàn mà còn phát triển được vốn cố định của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Thực chất là phải luôn luôn đảm bảo duy trì một lượng vốn tiền tệ để khi kết thúc một vòng tuần hoàn, bằng số vốn này doanh nghiệp có thể thu hồi hoặc mở rộng được số vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra ban đầu để đầu tư mua sắm tài sản cố định tắnh theo thời giá hiện tại.

Công ty cần đánh giá đúng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn và phát triển được vốn để có các giải pháp xử lý thắch hợp. Có thể nêu ra một số giải pháp chủ yếu là:

Phải đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định, tạo điều kiện phản ánh chắnh xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời để tạo điều kiện tắnh đúng tắnh đủ chi phắ khấu hao, không để mất vốn cố định.

Có thể đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá, theo giá trị khôi phục (đánh giá lại khi có yêu cầu của nhà nước hoặc khi đem tài sản đi góp vốn liên doanh ) và đánh giá tài sản cố định theo giá trị còn lại.

Xác định đúng thời gian sử dụng của tài sản cố định để xác định mức khấu hao thắch hợp, không để mất vốn và hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của hao mòn vô hình.

Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp, công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp cả về thời gian và công suất. Kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức các tài sản cố định chưa cần dùng.

Để thực hiện được các vấn đề trên đòi hỏi doanh nghiệp phải giải quyết hàng loạt các vấn đề trong việc tổ chức quá trình sản xuất, lao động, cung ứng và dự trữ vật tư sản xuất, các biện pháp giáo dục và khuyến khắch kinh tế đối với người lao động trong doanh nghiệp.

Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, dự phòng tài sản cố định không để xảy ra tình trạng tài sản cố định hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất. Trong trường hợp tài sản cố định phải tiến hành sửa chữa lớn, cần cân nhắc, tắnh toán kỹ hiệu quả của nó. Tức là xem xét giữa chi phắ cần bỏ ra với việc đầu tư mua sắm mới tài sản cố định để có quyết định cho phù hợp.

Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chắnh Ầ

Thường xuyên giáo dục, nhắc nhở người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm khi sử dụng, bảo quản tài sản cố định. Nếu việc tổn thất tài sản cố định do các nguyên nhân chủ quan thì người gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện lực thanh hóa (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w