Ngoài các nhân tố kể trên còn có rất nhiều các nhân tố khách quan khác ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Các chắnh sách vĩ mô của Nhà nước: vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu nhưng các chắnh sách vĩ mô của Nhà nước tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể hơn từ cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, sự thay đổi các chắnh sách thuế, chắnh sách cho vay, bảo hộ và khuyến khắch nhập một số loại công nghệ nhất định đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các quy định của Nhà nước về phương hướng, định hướng phát triển của các ngành kinh tế đều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuỳ từng doanh nghiệp và tùy từng thời kỳ khác nhau mà mức độ ảnh hưởng, tác động của các yếu tố này có khác nhau.
Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp Nhà nước thì chủ trương, định hướng phát triển của ngành cùng với quy định riêng của các đơn vị chủ quản cấp trên cũng ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật: trong điều kiện hiện nay, khoa học phát triển với tốc độ chóng mặt, thị trường công nghệ biến động không ngừng và chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các nước là rất lớn, làn sóng chuyển giao công nghệ ngày càng gia tăng, một mặt nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất mặt khác, nó đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt. Do vậy, để sử dụng vốn có hiệu quả phải xem xét đầu tư vào công nghệ nào và phải tắnh đến hao mòn vô hình do phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Môi trường tự nhiên: là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như khắ hậu, thời tiết, môi trường, Ầcác điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc.
Mặt khác các điều kiện tự nhiên còn tác động đến các hoạt động kinh tế và cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Tắnh thời vụ, thiên tai, lũ lụt, Ầ gây khó khăn cho rất nhiều doanh nghiệp và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
1.3.2. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN, các doanh nghiệp buộc phải chuyển mình theo cơ chế mới có thể tồn tại và phát triển. Cạnh tranh là quy luật của thị trường, nó cho phép tận dụng triệt để mọi nguồn lực của doanh nghiệp và của toàn xã hội vì nó khiến cho doanh nghiệp phải luôn tự đổi mới, hạ giá thành, tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm để có thể đứng vững trên thương
trường và làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có vị trắ quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp .
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chắnh cho doanh nghiệp. Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tắnh an toàn, đặc biệt là an toàn tài chắnh. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng huy động các nguồn vốn tài trợ dễ dàng hơn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đảm bảo, doanh nghiệp có đủ tiềm lực để khắc phục những khó khăn và một số rủi ro trong kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Để đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, Ầ doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất cần thiết.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tắn sản phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động ẦVì khi hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và mức sống của người lao động cũng ngày càng được cải thiện. Điều đó giúp cho năng suất lao động của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tạo sự phát triển cho doanh nghiệp và các ngành liên quan. Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn có ảnh hưởng đến sự phát triển của cả nền kinh tế và toàn xã hội. Do đó, các doanh nghiệp phải luôn tìm ra các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp .
CHƯƠNG 2
Phân tắch thực trạng sử dụng vốn tại Công ty điện lực Thanh Hóa 2.1. Khái quát về Công Ty Điện Lực Thanh Hóa.
2.1.1. Sự hình thành.
Điện Lực Thanh Hoá là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Điện lực Điện Lực I - Tổng Điện lực Điện Lực Việt Nam. Hiện nay, Điện lực có trụ sở đóng tại 98 Triệu Quốc Đạt - Phường Điện Biên - Thành phố Thanh Hoá.
Điện Lực Thanh Hoá có tiền thân là nhà máy điện Thanh Hoá được thành lập vào ngày 06/04/1961 do Cục Điện Lực ký quyết định thành lập. Nhà máy điện Thanh Hoá được hình thành dựa trên bốn cơ sở phát điện lúc bấy giờ trên địa bàn tỉnh: Nhà máy nhiệt điện Hàm Rồng gồm 2 tổ máy (với tổng công suất
là 3000KW); Nhà máy thuỷ điện Bàn Thạch gồm 3 tổ máy phát (với tổng công suất là 960KW); Nhà máy điện Lô Cô Hàm Rồng; nhà máy nhiệt điện Cổ Định. Trong những ngày mới thành lập, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, cũ kỹ. Điện năng sản xuất ra chủ yếu là phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh và các cơ sở công nghiệp sản xuất nhỏ khác trên địa bàn tỉnh.
Hơn 50 năm hình thành và phát triển, Điện Lực Thanh Hoá đã đạt được những thành tắch đáng kể bằng chắnh sức lực của cán bộ công nhân viên trong đơn vị và sự hỗ trợ của ngành điện, cùng với chắnh quyền và nhân dân trong tỉnh. Hiện nay cơ sở vật chất của Điện Lực Thanh Hoá đã có: Trạm biến áp 220KV (công suất 2 * 125 MVA); 07 trạm biến áp 110KV (với 10 máy biến áp có tổng dung lượng 327 MVA), trong đó có hai trạm chuyên dùng cho Điện lực Xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn (công suất 36 MVA); 36 trạm trung gian 35KV và 2098 trạm biến áp phụ tải và hơn 3000 Km đường dây cung cấp điện áp.
Ngành điện là ngành chủ chốt và có vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu được của mọi nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế hiện đại. Đối với nước ta hiện nay, trong cơ chế kinh tế thị trường giao lưu và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, ngành điện đã, đang và ngày càng chiếm một vị trắ quyết định và thúc đẩy đối với sự phát triển nền kinh tế cả nước hiện nay. Nhận thức được vai trò và nhiệm vụ quan trọng đó của mình, tập thể cán bộ công nhân viên trong ngành nói chung cũng như trong đơn vị nói riêng luôn phấn đấu trong lao động, học tập và nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về điện năng sinh hoạt và sản xuất của nhân dân và xã hội.
2.1.2.Cơ cấu tổ chức quản lý
Để đảm bảo cho sản xuất có hiệu quả và quản lý tốt sản xuất, Công ty điện lực Thanh Hóa tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Thực hiện chế độ quản lý doanh nghiệp theo chế độ một Tổng giám đốc. Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp thì các bộ phận có mối quan hệ
phụ thuộc lẫn nhau được phân cấp trách nhiệm và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo chức năng quản lý được linh hoạt, thông suốt.
SƠ ĐỒ 1.1: BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI ĐIỆN LỰC THANH HOÁ
Giám đốc
PGĐ Kỹ thuật PGĐ Kinh doanh PGĐ XDCB
Phòng Hành chắnh Phòng vật tư VT Phòng kế hoạch Phòng quản lý XD Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng Điều độ Phòng kế toán Phòng an toàn LĐ Phòng T.tra BV & PC Trung tâm viễn thông ĐL Phòng CNTT
2.1.3.Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong vài năm gần đây.
Trong những năm qua, với ý chắ quyết tâm của toàn thể CBCNV, sự ủng hộ của các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương, cộng với sự giúp đỡ của Chắnh phủ và toàn thể Nhân Dân và đặc biệt là trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo Công Ty Điện Lực Thanh Hóa đã đạt được một số kết quả đáng khắch lệ. Ta có thể thấy rõ hơn thông qua một số chi tiết sau:
Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh trong ba năm 2010, 2011, 2012
STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 1 Sản lượng điện sản xuất Kwh 53.630 63.271 65.648 2 Tiêu thụ Kwh 56.000 61.530 68.240 3 Doanh thu Tr.đ 593.162 638.900 721.688 4 Lợi nhuận Tr.đ 50.012 52.944 50.427 PGĐ VT, TH cáp & Internet PX điện cơ PX thiết kế PX xây lắp PX thắ nghiệm và sửa chữa điện 25 chi nhánh điện
5 Nộp NSNN Tr.đ 53.654 62.467 69.484 6 Thu nhập bình
quân
Tr.đ/ng/tháng 1,032 1,385 1,801
7 Đội ngũ CBCNV Người 1.116 1.433 1.552
Nguồn : Báo cáo tài chắnh Công Ty điện lực Thanh Hóa.
Từ 2010 đến nay Công ty luôn hoạt động sản xuất có hiệu quả. Năm 2011 Công ty đã thực hiện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh so với kế hoạch được giao và so với năm 2010. Về sản lượng điện sản xuất đạt: 63.271 Kwh, vượt 117,98%; về tiêu thụ đạt: 61.530 kwh, vượt 109,88% so với năm 2010. Sang năm 2012 sản lượng điện sản xuất đạt: 65.648 Kwh, vượt 103,76%; tiêu thụ đạt 68.240Kwh, vượt 110,91% so với năm 2011. Doanh thu tăng qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2010 doanh thu tăng lên 45.738 triệu đồng, tăng 107,71% và năm 2012 tăng lên 82.788 triệu đồng, tăng 112,96%. Lợi nhuận năm 2011 tăng 2.932 triệu đồng, tăng 105,86% so với năm 2010 nhưng lợi nhuận năm 2012 lại giảm 95,25%. Tuy nhiên, nộp ngân sách Nhà nước vẫn tăng cụ thể: năm 2011 tăng 116,43% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 111,23% so với năm 1999. Đời sống công nhân viên vẫn được cải thiện dần, tổng quỹ lương không ngừng tăng qua các năm, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 tăng 0,416 triệu đồng ( về số tuyệt đối ) và tăng 130,04% (về số tương đối ) so với năm 2012, năm 2011 tăng 0,353 triệu đồng ( về số tuyệt đối ) và tăng 134,2% ( về số tương đối ) so với năm 2010.
Nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn làm ăn có lãi năm 2010 lợi nhuận trước thuế là 50.012 triệu đồng, năm 2011 là 52.944 triệu đồng, năm 2012 là 50.427 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lần lượt ở mức 8,61; 8,29 và 6,99 ( cứ 100 đồng doanh thu thu được 8,61; 8,29 và 6,99 đồng lợi nhuận ). Tuy nhiên, năm 2011, 2012 tỷ suất lợi nhuận giảm do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng lợi nhuận.
Năm 2012 dù có nhiều cố gắng về sản lượng và tiêu thụ sản phẩm nhưng lợi nhuận vẫn giảm so với năm 2011. Sở dĩ như vậy là do chi phắ giá
thành cho sản phẩm cao. Điều này cũng ảnh hưởng không tốt tới tình hình tài chắnh của doanh nghiệp.
2.1.4.Tình hình tài chắnh của Công ty qua các năm.
Qua số liệu tắnh toán trên đây ta có thể thấy được khái quát tình hình tài chắnh của Công ty qua 3 năm gần đây. Trước hết tổng tài sản và tổng nguồn vốn của Công ty liên tục tăng qua các năm, tổng tài sản năm 2012 tăng 100.172 triệu đồng (về số tuyệt đối) và tăng 15,6% ( về số tương đối ) so với năm 2011, năm 2011 tăng 1.660 triệu đồng ( về số tuyệt đối ) và tăng 0,26% ( về số tương đối ), điều đó cho thấy Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc huy động vốn, tài trợ cho các tài sản của Công ty để có thể sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc tăng tài sản cũng như nguồn vốn của Công ty đã thực sự hợp lý hay chưa thì ta sẽ phân tắch cụ thể hơn trong những phần sau. ở đây ta xem xét một số chỉ tiêu tài chắnh để có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chắnh của Công ty.
Tỷ suất tài trợ năm 2010 là 76,52%; năm 2011 là 87,51%; năm 2012 là 66,87%. Tuy tỷ suất tài trợ năm 2012 giảm so với năm 2010,2011 nhưng nhìn chung mức tài trợ thế này là cao, qua đó cho thấy mức độ độc lập về tài chắnh của Công ty cao.
Tỷ suất thanh toán ngắn hạn của Công ty năm 2010 là 2,93%; năm 2011 là 3,48%; năm 2012 là2,88%. Điều đó cho thấy Công ty hoàn toàn có khả năm thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh.
Tỷ suất đầu tư, năm 2010 tài sản cố định chiếm 27,83% và tỷ trọng này giảm dần năm 2011 là 25,42% và đến năm 2012 chỉ chiếm 21,94%. Sự chuyển biến về cơ cấu tài sản như vậy làm hạn chế quy trình công nghệ để tạo ra tiền đề cho việc tăng năng lực sản xuất trong tương lai.
Ngoài ra, tỷ trọng nợ phải trả trên tổng tài sản năm 2010 là 23,48%; năm 2012 là 21,49% nhưng đến năm 2012 tăng ở mức 33,13%. Điều này dễ thấy vì nợ phải trả của Công ty năm 2012 tăng.
Trong 3 năm 2010, 2011, 2012 tỷ suất thanh toán tức thời của Công ty rất thấp cho thấy Công ty ắt có khả năng thanh toán ngay, tồn quỹ tiền mặt của Công ty là rất thấp.
2.2. Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty điện lực ThanhHóa. Hóa.
2.2.1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm: nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Đối với sản xuất kinh doanh của ngành giấy nhu cầu đầu tư cho máy móc thiết bị là tương đối lớn. Vì vậy, cần phải xem xét mức độ an toàn của nguồn vốn khi đầu tư vào tài sản này để có chắnh sách huy động các nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn một cách hợp lý vì nguồn vốn chủ sở hữu không thể đảm bảo cho toàn bộ tài sản cố định.
Bảng 2: Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Vốn dài hạn 489.077 503.079 549.672 -Vốn chủ sở hữu -Nợ dài hạn 489.077 0 503.079 0 495.467 54.205
2 TSCĐvà đầu tư dài hạn 199.415 185.241 191.133
-TSCĐ -XDCB dở dang 177.874 21.541 162.907 22.334 162.580 28.553 3 Vốn lưu động thường xuyên (1)-(2) 289.662 317.838 358.539
Kết quả phân tắch cho thấy: vốn lưu động thường xuyên của Công ty tăng liên tục trong 3 năm. Tình hình này đảm bảo an toàn cho tài sản cố định của Công ty, do vậy sẽ thuận lợi cho khả năng thanh toán và trả nợ của Công ty.
Để tiến hành sản xuất chỉ chuẩn bị các máy móc thiết bị thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp còn cần phải đảm bảo đủ vốn lưu động đáp ứng cho nhu cầu vốn trong quá trình sản xuất. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao