Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện lực thanh hóa (Trang 33 - 57)

Hóa.

2.2.1. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm: nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Đối với sản xuất kinh doanh của ngành giấy nhu cầu đầu tư cho máy móc thiết bị là tương đối lớn. Vì vậy, cần phải xem xét mức độ an toàn của nguồn vốn khi đầu tư vào tài sản này để có chắnh sách huy động các nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn một cách hợp lý vì nguồn vốn chủ sở hữu không thể đảm bảo cho toàn bộ tài sản cố định.

Bảng 2: Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Vốn dài hạn 489.077 503.079 549.672 -Vốn chủ sở hữu -Nợ dài hạn 489.077 0 503.079 0 495.467 54.205

2 TSCĐvà đầu tư dài hạn 199.415 185.241 191.133

-TSCĐ -XDCB dở dang 177.874 21.541 162.907 22.334 162.580 28.553 3 Vốn lưu động thường xuyên (1)-(2) 289.662 317.838 358.539

Kết quả phân tắch cho thấy: vốn lưu động thường xuyên của Công ty tăng liên tục trong 3 năm. Tình hình này đảm bảo an toàn cho tài sản cố định của Công ty, do vậy sẽ thuận lợi cho khả năng thanh toán và trả nợ của Công ty.

Để tiến hành sản xuất chỉ chuẩn bị các máy móc thiết bị thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp còn cần phải đảm bảo đủ vốn lưu động đáp ứng cho nhu cầu vốn trong quá trình sản xuất. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty điện lực Thanh Hóa trong 3 năm qua như sau:

Bảng 3: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty điện lực Thanh Hóa trong 3 năm qua

Đơn vị: Triệu đồng

ST T

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Nợ ngắn hạn 150.048 130.813 191.204

2 Các khoản phải thu 85.869 118.736 98.661

3 Hàng tồn kho 351.385 323.801 439.127

4 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (1)-(2)-(3)

-287.206 -311.724 -346.584

Nguồn : Báo cáo tài chắnh Công ty điện lực Thanh Hóa.

Qua bảng trên ta thấy cả 3 năm nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty bị thiếu và được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn.

Như vậy Công ty cần phải cân đối lại nguồn vốn đảm bảo cho tài sản của Công ty tránh tình trạng thừa quá nhiều vốn dài hạn mà lại thiếu quá nhiều vốn ngắn hạn.

2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty điện lực Thanh Hóa. 2.2.2.1. Cơ cấu tài sản cố định của Công ty điện lực Thanh Hóa.

Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có một ý nghĩa khá quan trọng trong khi đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp. Nó cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc trang thiết bị của Công ty. Ta có thể xem xét cơ cấu tài sản cố định của Công ty điện lực Thanh Hóa và tỷ trọng của mỗi loại tài sản trong hai loại sau:

Bảng 4: Cơ cấu tài sản của Công ty

Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

NG GTCL NG GTCL NG GTCL

1 Nhà cửa, vật kiến trúc

120.007 55.663 149.664 56.717 163.936 55.131 2 Máy móc, thiết bị 418.317 116.381 472.295 100.630 502.804 105.031 3 Phương tiện vận tải 47.342 5.830 48.924 5.560 48.020 2.418 4 Tổng cộng 585.666 177.874 670.883 162.907 714.760 162.580

Bảng 5 : Cơ cấu tài sản của Công Ty

Đơn vị: %

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

NG GTCL NG GTCL NG GTCL 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 20,49 31,29 22,31 34,82 22,93 33,91 2 Máy móc, thiết bị 71,43 65,43 70,40 61,77 70,35 64,6 3 Phương tiện 8,08 3,28 7,29 3,41 6,72 1,49

vận tải

4 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

Nguồn : Báo Cáo tài chắnh Công Ty Điện Lực Thanh Hóa.

Qua bảng trên ta thấy: Giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn, Tỷ trọng của máy móc thiết bị năm 2010 chiếm 71,43% nguyên giá tài sản cố định, 65,43% giá trị còn lại của tài sản cố định. Sang năm 2011, 2012 giảm xuống chỉ chiếm 70,4% và 70,35% nguyên giá tài sản cố định, 61,77% và 64,6% giá trị còn lại của tài sản cố định. Các tài sản cố định là nhà cửa, vật kiến trúc bao gồm trụ sở, nhà sản xuất và các thiết bị văn phòngẦ, nói chung giữ ở mức 31,29%; 22,31% và 33,91% là ổn định. Nhưng nhóm tài sản phương tiện vận tải năm 2012 chỉ chiếm 1,49% là nhỏ. Bởi vậy Công ty cũng cần quan tâm hơn về phương tiện vận tải nếu không sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng chung tài sản cố định và ảnh hưởng tới chiến lược phát triển lâu dài của Công ty.

2.2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty điện lực Thanh Hóa..

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp ta căn cứ vào năng lực của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, sức sinh lợi của tài sản cố định.

Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty điện lực Thanh Hóa. Đơn vị: Triệu Đồng

TT Chỉ tiêu ĐV Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Doanh thu Tr.đ 593.162 638.900 721.688

2 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 50.012 52.944 50.427

3 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 33.070 36.002 34.290

4 Tổng tài sản Tr.đ 639.125 640.785 740.957

5 Vốn chủ sở hữu Tr.đ 489.077 503.079 495.468

6 Hiệu suất sử dụng TTS 0,928 0,997 0,974

7 Doanh lợi vốn 7,83 8,26 6,81

8 Doanh lợi vốn CSH 5,17 5,62 4,63

Năm 2011, hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 0,997, tăng 7% so với năm 2010 nó cho biết 1 đồng tài sản đem lại cho Công ty 0,997 đồng doanh thu nhưng đến năm 2012, 1 đồng tài sản chỉ thu về 0,974 đồng doanh thu. Doanh lợi vốn năm 2010, 2011 tăng, cứ 100 đồng vốn năm 2010, 2011 bỏ ra kinh doanh thì thu được 7,83 và 8,26 đồng lợi nhuận, năm 2012 doanh lợi vốn giảm 100 đồng bỏ ra kinh doanh chỉ thu được 6,81 đồng lợi nhuận

Qua những chỉ tiêu phân tắch sơ bộ trên đây có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty gặp khó khăn hơn. Do vậy, cần đi sâu phân tắch để thấy những mặt được và những mặt hạn chế để có giải pháp kịp thời và hiệu quả.

So với năm 2010, chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cố định tăng 0,25%, hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng lên 0,039 đồng doanh thu thuần / 1 đồng tài sản cố định và suất hao phắ của tài sản cố định giảm xuống, năm 2011 để có một đồng doanh thu thuần Công ty phải bỏ ra 1,053 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đến năm 2011 Công ty chỉ phải bỏ ra 1,013 đồng giảm đi 0,04 đồng, Công ty đã tiết kiệm được trên 30 tỷ đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định nhờ việc nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định. Điều này dễ hiểu vì trong năm 2011 Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị mới, nguyên giá bình quân tăng lên 5,68% nên năng lực sản xuất của tài sản cố định tăng lên khiến doanh thu tăng lên 9,92% so với năm 2010 đồng thời sức sinh lợi của tài sản cố định cũng tăng lên. Nguyên nhân là do Công ty tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Cũng vì thế mà hiệu suất sử dụng vốn cố định của Công ty tăng lên 14,78% (1 đồng vốn cố định bình quân mang lại 3,34 đồng doanh thu tăng lên 0,43 đồng ) và hiệu quả sử dụng vốn cũng tăng so với năm 2010 là 1 đồng vốn cố định đem lại 0,277 đồng lợi nhuận.

Sang năm 2012 hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giảm 3,61%, sức sinh lợi của tài sản cố định giảm 10,76% so với năm 2011, 1 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định chỉ đem lại 0,073 đồng. Tuy nhiên, hiệu suất sử

dụng tài sản cố định vẫn tăng lên 0,054 đồng doanh thu thuần / 1 đồng tài sản cố định và suất hao phắ của tài sản cố định giảm xuống, năm 2011 để có 1 đồng.

Doanh thu thuần Công ty phải bỏ ra 1,013 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đến năm 2012 Công ty chỉ phải bỏ ra 0,96 đồng. Năm 2012 Công ty vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc thiết bị nên năng lực sản xuất vẫn tăng khiến doanh thu tăng nhưng do trong quá trình sản xuất đã phát sinh nhiều chi phắ ngoài dự kiến làm cho tỷ lệ lãi định mức giảm xuống nên lợi nhuận không tăng lên tương ứng với tốc độ tăng doanh thu. Cũng vì thế mà hiệu quả sử dụng vốn cố định không tăng lên so với năm 2011. So với năm 2011 là 1 đồng vốn cố định đem lại 0,267 đồng lợi nhuận giảm so với năm 2011 là 3,61% mặc dù hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên 14,67% ( 1 đồng vốn cố định bình quân mang lại 3,38 đồng doanh thu tăng 0,04 đồng ).

2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty điện lực Thanh Hóa.

2.2.3.1. Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty điện lực Thanh Hóa.

Bảng 7: Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty điện lực Thanh Hóa.

Đơn vị tắnh: triệu đồng

TT Khoản mục Năm Tỷ lệ tăng

giảm 2011/2010 Tỷ lệ tăng giảm 2012/2011 2010 2011 2012 I Tiền 1.084 8.470 7.419 681,37 -12,41 1 Tiền mặt tồn quỹ (gồm cả ngân phiếu) 114 323 1.061 183,33 228,48 2 TGNH 970 8.147 6.358 739,89 -21,96

II Các khoản đầu tư ngắn hạn

500 3.500 3.500 600 0

III Các khoản phải thu 85.869 118.736 98.661 38,28 -16,91 1 Phải thu của khách hàng 45.755 92.661 65.875 102,52 -28,91 2 Trả trước cho người bán 37.622 18.315 14.466 -51,32 -21,02 3 Phải thu nội bộ khác 2.373 8.330 13.902 251,03 66,89

4 Các khoản phải thu khác 119 28 0 -76,47 -

thu khó đòi

IV Hàng tồn kho 351.385 323.801 439.127 -7,85 35,62 1 Hàng mua đang đi trên

đường

20.612 8.371 2.322 -59,39 -72,26 2 Nguyên liệu, vật liệu tồn

kho 261.893 243.557 387.480 -7,0 59,09 3 Công cụ dụng cụ trong kho 15.718 14.241 16.707 -9,39 17,32 4 Chi phắ SXKD dở dang 6.235 10.478 9.753 68,05 -6,92 5 Thành phẩm tồn kho 29.125 21.020 11.314 -27,83 -46,18 6 Hàng hoá tồn kho 73 708 878 869,86 24,01 7 Hàng gửi đi bán 17.729 25.426 10.673 43,41 -58,02 V TSLĐ khác 872 1.037 1.117 18,92 7,71 1 Tạm ứng 872 450 891 -48,39 98 2 Chi phắ trả trước 0 587 0 - - 3 Chi phắ chờ kết chuyển 0 0 226 - - Tổng cộng 439.710 455.544 549.824 3,6 20,69

Nguồn: Báo cáo tài chắnh Công ty điện lực Thanh Hóa.

Trong năm 2011 vốn lưu động của Công ty tăng lên chủ yếu là do tăng tiền, tăng các khoản phải thu. Tiền mặt năm 2011 so với năm 2010 tăng lên về số tuyệt đối là 7.386 triệu đồng, tăng 681,73% chiếm 1,86% tổng tài sản lưu động và các khoản phải thu tăng lên 32.867 triệu đồng so với năm 2010 và chiếm 26,06% tổng tài sản lưu động năm 2011. Tình hình này cho thấy năm 2011 khả năng thanh toán của Công ty khó khăn.

Sang năm 2012, cơ cấu biến động tài sản lưu động phức tạp hơn, tiền mặt giảm đi 12,41% so với năm 2010, còn hàng tồn kho thì tăng lên 115.326 triệu đồng ( về số tuyệt đối ) và tăng 35,62% ( về số tuyệt đối ). Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 79,86% tổng tài sản lưu động, trong đó, nguyên liệu vật liệu tồn kho chiếm 70,47% tổng tài sản lưu động. Nó có thể chuẩn bị cho kỳ sau nhưng tồn kho nguyên vật liệu lớn làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp và tăng chi phắ bảo quản.

Ngoài ra, do việc mở rộng sản xuất nên các khoản tạm ứng tăng lên năm 2012 các khoản tạm ứng tăng 441 triêụ đồng tăng 98% so với năm 2011.

Trong khoản mục tài sản lưu động khác một điều đáng bàn là chi phắ chờ kết chuyển năm 2012 tăng lên 226 triệu đồng, sự gia tăng các khoản mục này cũng làm cho nhu cầu vốn lưu động của Công ty bị tăng lên.

Trên đây là các khoản mục chủ yếu có tác động lớn đến cơ cấu vốn lưu động của Công ty. Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự phản ánh về mặt lượng, chưa nói lên được mức độ hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty.

2.2.3.2.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Điện Lực Thanh Hóa.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ta dùng các chỉ tiêu như sức sinh lời, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay vốn lưu động, thời gian của một vòng luân chuyển.

Bảng 8: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Đơn Vị : Triệu Đồng

S T T

Chỉ tiêu Đơn vị Năm Tỷ lệ tăng

giảm 2011/2010 Tỷ lệ tăng giảm 2012/2011 2010 2011 2012

1 Doanh thu thuần Tr.đ 581.006 638.674 721.625 9,92 12,9 2 Lợi nhuận trước

thuế Tr.đ 50.012 52.944 50.427 5,86 -4,75 3 Vốn lưu động bình quân Tr.đ 415.210 438.043 502.903 5,49 14,81 4 Sức sinh lợi VLĐ (2)/(3) - 0,12 0,121 0,10 0,83 -17,36 5 Hệ số đảm nhiệm VLĐ (3)/(1) - 0,715 0,686 0,697 -4,06 1,6 6 Số vòng quay VLĐ (1)/(3) Vòng 1,399 1,458 1,435 4,22 -1,58 7 Thời gian 1 vòng luân chuyển 360/(6) Ngày 257,33 246,91 250,87 -4,05 1,60 Nguồn: Báo cáo tài chắnh Công ty điện lực Thanh Hóa.

Ta nhận thấy sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2011 tăng so với năm 2010, cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân đem lại 0,121 đồng lợi nhuận tăng 0.83%. Sang năm 2012 sức sinh lợi của vốn lưu động giảm 17,36% so với năm 2011, cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân chỉ đem lại 0,1 đồng lợi nhuận.

Vốn lưu động bình quân liên tục tăng qua các năm. Thông qua hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho ta biết để có một đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động, từ số liệu trên ta thấy hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2011 giảm 4,06% so với năm 2010 ( năm 2010 để có 1 đồng doanh thu thuần thì Công ty phải bỏ ra 0,715 đồng, năm 2011 để có 1 đồng doanh thu thuần Công ty chỉ phải bỏ ra 0,686 đồng). Sang năm 2012 hệ số đảm nhiệm lại tăng 1,6% so với năm 2011. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động năm 2012 tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng thấp, không tiết kiệm được vốn lưu động.

Ngoài chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta phải xét đến số vòng quay của vốn lưu động và thời gian của một vòng luân chuyển của vốn lưu động vì nó giúp ta thấy được khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp. Năm 2011 vòng quay vốn lưu động tăng 4,22% so với năm 2010. Sang năm 2012 thì vòng quay vốn lưu động giảm 1,58% so với năm 2011, chứng tỏ hoạt động tài chắnh của Công ty ngày càng không đạt được hiệu quả cao, do đó nhu cầu về vốn lưu động của Công ty ngày càng nhiều, điều này làm cho hiệu quả sử dụng vốn của Công ty giảm đi.

Về thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động năm 2011 giảm

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện lực thanh hóa (Trang 33 - 57)