Quảng Ninh là một tỉnh miền núi phía bắc, nằm trên bờ biển vịnh Bắc bộ, có đường biên giới với Trung Quốc dài khoảng 132,8 km, có chiều dài bờ biển khoảng 250 km, diện tích tự nhiên khoảng 6110km2, với gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ, địa giới trải rộng, chiều dài của tỉnh gần 300km.
Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính (2 thành phố, 2 thị xã, 2 huyện đồng bằng và 6 huyện miền núi, 2 huyện đảo), với 186 xã phường, trong đó có 27 xã vùng núi cao và 84 xã phường miền núi. Tổng số dân toàn tỉnh trên 1,1 triệu người với 20 dân tộc khác nhau.
Là một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, có các ngành kinh tế phát triển như: công nghiệp, thủ công nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, dịch vụ và du lịch. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 10%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
Quảng Ninh có vịnh Hạ Long được UNESCO hai lần công nhận là "Di sản thiên nhiên của thế giới".
Có thể ví Quảng Ninh như một "Việt nam thu nhỏ". Giáo dục Quảng Ninh có nhiều đặc điểm mang tính đặc thù; giữa các vùng miền, giữa miền núi, hải đảo và các làng chài lênh đênh trên biển với các vùng đô thị, đồng bằng phát triển có sự chênh lệch về nhu cầu và điều kiện phát triển giáo dục, có khoảng cách khá xa về mức sống và trình độ dân trí. Ở các vùng đô thị, đồng bằng do kinh tế phát triển nên nhu cầu học tập cao, đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải đáp ứng và đón đầu trước những yêu cầu về nhân lực; trong khi đó khu vực miền núi hải đảo dân trí còn rất thấp, khó khăn trong việc phát triển giáo dục.
Sau hơn 20 năm đổi mới, mở cửa và phát triển, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, tự lực, tự cường, vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội , đảm bảo an ninh quốc phòng, tạo thế ổn định về chính trị - xã hội và đang từng bước phát triển, hội nhập thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Các hoạt động văn hóa xã hội đã có nhiều thành tựu góp phần tích cự vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Với những điều kiện như vậy, việc tiến hành xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc gia của tỉnh Quảng Ninh sẽ có những thuận lợi và mang tính đặc thù rõ rệt. Những đơn vị trường học ở vùng kinh tế xã hội thuận lợi sẽ được tiến hành dễ dàng hơn, những trường học thuộc địa bàn khó khăn việc xây dựng trường đạt chuẩn sẽ không được thuận lợi, đòi hỏi phải có sự quyết tâm và đầu tư hiệu quả của các cấp các ngành. Ngược lại việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cho tất cả các vùng miềm đáp ứng cùng các tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT quy định sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục và tạo sự công bằng trong giáo dục cho tất cả con em các dân tộc trong tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
Như vậy Quảng Ninh luôn có vị trí hết sức quan trọng của cả nước về các mặt: kinh tế, đối ngoại chính trị, an ninh quốc phòng,…. Tuy vậy, trước những yêu cầu đổi mới và tiềm năng kinh tế - xã hội của tỉnh, sự nghiệp giáo dục còn phải phấn đấu hơn nữa để xứng tầm với vị thế và tiềm năng của tỉnh.
2.2.Thực trạng giáo dục THPT và mức độ đáp ứng yêu cầu trƣờng chuẩn quốc gia của các trƣờng THPT tỉnh Quảng Ninh
Trong nhưng năm qua, ngành GD&ĐT Quảng Ninh đã có nhiều cố gắng và tiếp tục đạt được những kết quả cơ bản: Quy mô trường, lớp tiếp tục được mở rộng theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường; tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp luôn đảm bảo kế hoạch; chất lượng giáo dục đại trà từng bước được nâng lên, chất lượng mũi nhọn đã có những bước tiến mới; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên không ngừng tăng cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn ngày càng cao; kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung học cơ sở luôn được giữ vững; việc phát triển các trường ngoài công lập đang có xu hướng tích cực; các cơ sở nội trú dân nuôi được củng cố và phát triển; công tác xã hội hóa đang có những cố gắng nhất định; Chương trình kiên cố và xây dựng trường chuẩn quốc gia đã và đang được quan tâm đẩy mạnh tiến độ thực hiện theo kế hoạch và lộ trình đã đề ra. Việc ổn định trường, lớp và chất lượng giáo dục ở Tiểu học và Trung học cơ sở là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình trường lớp cũng như xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở cấp THPT.
2.2.1. Các loại hình trường THPT
Từ năm học 2000-2001, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục, trong đó có nội dung thành lập các trường THPT ngoài công lập.Với chính sách ưu tiên của tỉnh về đất đai, hỗ trợ vốn, kế hoạch tuyển sinh,...trên địa bàn toàn tỉnh đã phát triển khá nhiều trường THPT ngoài công lập. Trước năm 2005 số trường THPT ngoài công lập còn rất hạn chế, mới có 08 trường, nhưng đến nay đã có 20 trường ngoài công lập. Như vậy bình quân mỗi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
năm ở tỉnh Quảng Ninh từ năm học 2000-2001 đến năm học 2008-2009 mỗi năm Quảng Ninh thành lập được 02 trường THPT ngoài công lập. Số trường THPT Ngoài công lập được xây dựng trên các địa bàn huyện, thị xã, thành phố như sau:
Bảng 2.1. Số lượng trường THPT ngoài công lập của các địa phương hiện nay ở tỉnh Quảng Ninh
TT Huyện (TX, TP) Tên trƣờng THPT ngoài công lập thành lập Năm
1 Ba Chẽ Chưa có
2 Bình Liêu Chưa có
3 Cẩm Phả Lương Thế Vinh Hùng Vương 1999
2007
4 Cô Tô Chưa có
5 Đầm Hà Lê Lợi 2007 6 Đông Triều Nguyễn Bình 2005 TH, THCS và THPT Trần Hưng Đạo 2007 Trần Nhân Tông 2000 7 Hạ Long Nguyễn Bỉnh Khiêm 2004 Lê Thành Tông 1999 Hạ Long 2000 TH, THCS và THPT Văn Lang 2005 8 Hải Hà Nguyễn Du 2005 9 Hoành Bồ Thống Nhất
10 Móng Cái Chu Văn An 2001
11 Tiên Yên Nguyễn Trãi 2006
12 Uông Bí Hồng Đức 2000 13 Vân Đồn Trần Khánh Dư 2006 14 Yên Hưng Yên Hưng 2000 Trần Quốc Tuấn 2005 Ngô Gia Tự 2007 TH,THCS và THPT Hồng Quảng 2010
Ngoài ra trong 5 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã thành lập thêm 04 trường có cấp THPT công lập đó là: THPT Quảng La (huyện Hoành Bồ), THPT Hoành Mô (huyện Bình Liêu), trường THPT Hải Đông (huyện Tiên Yên) và Phổ thông dân tộc nội trú Tiên Yên (đây là trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh thứ 2 xây dựng tại huyện Tiên Yên).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
Hiện nay tỉnh Quảng Ninh có 54 trường có cấp THPT, trong đó có 20 trường ngoài công lập và 34 trường công lập. Các trường THPT ngoài công lập được phân bố hầu hết ở các địa phương có đông học sinh và có điều kiện kinh tế thuận lợi. Với số lượng trường và tỉ lệ trường ngoài công lập hiện có, có thể đánh giá và khẳng định rằng: tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục để đa dạng hóa các loại hình trường lớp phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, địa lý của địa phương, đáp ứng nguyện vọng được đi học ngày càng đông của tất cả con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Vì còn khó khăn về tài chính do chính sách hỗ trợ của Nhà nước chưa nhiều và chất lượng học sinh đầu vào nên các trường THPT ngoài công lập hiện nay còn khó khăn về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia (khó đáp ứng nhất là tiêu chuẩn 3-chất lượng giáo dục và tiêu chuẩn 4-Cơ sở vật chất). Tuy nhiên, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo để các trường THPT ngoài công lập xây dựng cơ sở vật chất theo hướng đạt chuẩn các hạng mục công trình ngay từ khi xây dựng ban đầu, và đang có những giải pháp để các trường ngoài công lập nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào nhằm dần nâng chất lượng giáo dục đáp ứng công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
2.2.2. Mức độ đáp ứng các yêu cầu trường chuẩn quốc gia của các trường THPT
2.2.2.1. Về tiêu chuẩn 1: Tổ chức nhà trường
Tất cả các trường THPT đều cơ bản đáp ứng được tiêu chuẩn 1 vì đã được xây dựng và chuẩn hóa theo Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và những quy định của Bộ GD&ĐT. Nhà trường đã có đủ các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng, Hội đồng trường, Hội đồng thị đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng: Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
Các trường đã có tổ chuyên môn biên chế theo từng môn hoặc ghép một số môn với nhau tùy theo số lượng giáo viên của từng môn của mỗi trường. Các tổ chuyên môn trong nhà trường thực hiện được công việc giúp Hiệu trưởng quản lý, tổ chức thực hiện nội dung và nghiệp vụ dạy học theo chương trình và sách giáo khoa quy định hiện hành. Hoạt động của tổ chuyên môn được thực hiện theo yêu cầu của Điều lệ trường Trung học.
Đầu mỗi năm học, tổ chuyên môn đã đề ra kế hoạch, nội dung hoạt động cho cả năm học. Sinh hoạt chuyên môn đã bám sát kế hoạch đã đặt ra; cuối học kỳ có sơ kết, cuối năm học có tổng kết đánh giá kết quả thực hiện theo kế hoạch và từng chuyên đề.
Tổ chuyên môn chủ động đề xuất được kế hoạch cụ thể để đưa giáo viên đi học, đi bồi dưỡng nâng cao trình độ trên chuẩn trong từng năm học trình lãnh đạo nhà trường xem xét giải quyết.
Tham gia các phong trào dạy tốt, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, thi làm đồ dùng dạy học do nhà trường và ngành giáo dục tổ chức.
Các trường đều có tổ Văn phòng và nhân viên tổ văn phòng đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ được giao, giúp Hiệu trưởng thực hiện các công tác: Có đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định; quản lý hành chính, giáo vụ, quản lý tài chính và tài sản; tổ chức tốt công tác giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho học sinh; đảm bảo trật tự an toàn trong nhà trường đồng thời phối hợp với địa phương xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở ngoài nhà trường.
Tổ chức Đảng, đoàn thể và các Hội đồng trường có đủ hồ sơ, biên bản hoạt động theo nhiệm kỳ trong từng năm học.
Về số lớp học và sĩ số trong lớp: trong một trường, nếu tính trung bình và trong thực tế thì trong toàn tỉnh các trường học đều có không quá 45 lớp, mỗi lớp trung bình không quá 45 học sinh (xem các bảng 2.2; 2.3 và 2.4) do tỉnh Quảng Ninh đã có kế hoạch mở trường và lớp đảm bảo tiêu chí này từ trước để đáp ứng việc nâng cao chất lượng và đảm bảo cho việc đi lại của học sinh không gặp khó khăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
39
Bảng 2.2: Số lớp và số học sinh năm học 2007-2008
“Nguồn: Sở GD&ĐT Quảng Ninh năm 2008”
Tổng số lớp TRONG ĐÓ Tổng số học sinh TRONG ĐÓ Công lập Bán
công Dân lập thục Tư Công lập Bán
công Dân lập thục Tư
1124 736 0 242 146 49792 32302 0 10901 6589
Bảng 2.3: Số lớp và số học sinh năm học 2008-2009
“Nguồn: Sở GD&ĐT Quảng Ninh năm 2009”
Tổng số lớp TRONG ĐÓ Tổng số học sinh TRONG ĐÓ Công lập Bán
công Dân lập Tư
thục Công lập Bán công Dân lập Tư thục 1033 693 0 311 29 45519 30152 0 14149 1218 Bảng 2.4: Số lớp và số học sinh năm học 2009-2010
“Nguồn: Sở GD&ĐT Quảng Ninh năm 2008”
Tổng số lớp TRONG ĐÓ Tổng số học sinh TRONG ĐÓ Công lập Bán
công Dân lập thục Tư Công
lập Bán công Dân lập Tư thục 969 660 0 286 23 43171 29353 0 12743 1075 Hạn chế, tồn tại:
Chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn chưa cao, chưa theo hướng chuyên sâu, chưa có nhiều chuyên đề cụ thể phù hợp với điều kiện và trình độ của đội ngũ giáo viên nhằm bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ dạy học, phương pháp dạy học và giải quyết những nội dung khó theo từng môn học. Sinh hoạt tổ chuyên môn còn thiên nặng về công tác hành chính.
Tổ Văn phòng chưa có đủ số lượng người theo quy định (biên chế hoặc hợp đồng), có bằng hoặc chứng chỉ nghiệp vụ. Quản lý các loại hồ sơ sổ sách chưa được khoa học.
Ghi chép, bảo quản, sử dụng hệ thống hồ sơ sổ sách chưa thực sự có tác dụng cho việc quản lý và giáo dục học sinh. Còn có hồ sơ giáo án của giáo viên chưa có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
Về số học sinh trong một lớp, nếu tính trung bình toàn tỉnh hay ngay trong một trường thì cơ bản các trường đảm bảo không quá 45 học sinh/lớp. Tuy nhiên vào thời kì đầu và các trường có chất lượng cao đã không đảm bảo sĩ số trong một lớp không quá 45 học sinh theo quy định.
2.2.2.2. Về tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
Định mức biên chế và chuẩn đào tạo của cán bộ quản lý và giáo viên đã được cơ bản thực hiện theo quy định tại Thông tư liên Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ số 35/2006/TTLB-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006Bộ Giáo dục và Đào tạo; Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), thực tế là:
* Cán bộ quản lý
Ưu điểm:
Hiệu trưởng các trường THPT đã thể hiện được lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích dân tộc.
Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; hiểu biết và thực hiện đúng pháp luật, chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước và các quy định của ngành, địa phương; tích cực tham gia các hoạt động chính trị , xã hội; có ý chí vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Có khả năng động viên, khích lệ giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ; được tập thể giáo viên, cán bộ, nhân viên tín nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường; ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực.
Không lợi dụng chức vụ hiệu trưởng vì mục đích vụ lợi , đảm bảo dân chủ trong hoạt động nhà trường; có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc trong xu thế hội nhập; có cách thức giao tiếp, ứng xử đúng mực và có hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
Hiểu biết chương trình giáo dục phổ thông ; hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông.