4. Cán bộ đoàn 0,22 0,42 0,07 0,37 2,95 99 0,01
5. Cán bộ chính quyền 0,25 0,44 0,09 0,41 3,21 99 0,00
6. Cán bộ chỉ huy đội 0,16 0,37 0,02 0,29 2,40 99 0,02
7. Cán bộ lớp 0,19 0,40 0,04 0,33 2,67 99 0,01
Giữa nhận thức mức độ cần thiết về các lực lượng tham gia với đánh giá kết quả phát huy vai trò HĐGDNGLL hoàn toàn có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
2.3.4. Đánh giá kết quả thực hiện HĐGDNGLL theo ý kiến đánh giá của học sinh
- Ưu điểm: Các HS bao gồm cán bộ chỉ huy đội, lớp trưởng và các HS có
nhu cầu học tập các nội dung liên quan đến HĐGDNGLL rất cao, điều đó chứng tỏ đa số các em hứng thú với môn học này. Đây là điều kiện tốt để các GV thực hiện tốt việc giảng dạy cũng như hoạt động quản lí của hiệu trưởng trong việc thực hiện HĐGDNGLL.
+ Việc nhận thức mức độ cần thiết của các em về các chủ đề, các hình thức thực hiện, các lực lượng tham gia HĐGDNGLL đều ở mức độ rất cao. Các em HS có hứng thú và có nhận thức cao trong việc học tập các nội dung liên quan đến HĐGDNGLL. Xét theo vị trí chức vụ trong lớp thì nhận thức của nhóm cán bộ chỉ huy đội, lớp trưởng cao hơn rõ rệt so với nhóm chỉ gồm các học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Đánh giá mức độ thực hiện: Nhìn chung, đa số các chủ đề, các hình thức, mức độ phát huy vai trò của các lực lượng tham gia được đánh giá từ mức trung bình đến mức cao. Điều đó chứng tỏ các em HS cho rằng việc thực hiện HĐGDNGLL hiện nay là khá cao. Nhóm HS là cán bộ chỉ huy đội, lớp trưởng đánh giá kết quả thực hiện và mức độ phát huy vai trò của các lực lượng tham gia cao hơn nhóm chỉ gồm các em HS.
- Hạn chế:
+ Vẫn còn một số HS nhận thức sự cần thiết của việc tổ chức HĐGDNGLL có cũng được mà không có cũng được, họ phân vân, ý kiến không rõ ràng, chưa tha thiết. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện HĐGDNGLL, các em này chưa tích cực học tập và cũng không hứng thú, chắc chắn ảnh hưởng đến kết quả thực hiện.
+ Một số hình thức tổ chức chưa được các em tích cực hưởng ứng, nên kết quả nhận thức và đánh giá kết quả thực hiện ở mức trung bình như: “Nghe báo cáo”; hình thức: “Tổ chức diễn đàn”. Các em cho rằng lực lượng “cán bộ chính quyền” ít cần thiết, nên mức độ phát huy vai trò cũng ở mức trung bình.
- Nguyên nhân của những thành công và hạn chế:
+ Nguyên nhân của những thành công: Đa số các em tích cực hưởng ứng tham gia HĐGDNGLL, đặc biệt là nhóm các em là cán bộ đội, lớp trưởng. Nhóm này là động lực chính để huy động sự tham gia của đông đảo các em HS trong lớp, trong trường tham gia. Các chủ đề do Bộ GD & ĐT đưa ra phù hợp với nhận thức và hứng thú của các em. Đa số các hình thức có sự hấp dẫn, cách thức tổ chức sinh động của GV và sự hưởng ứng, giảng dạy nhiệt tình của các giáo viên.
+ Nguyên nhân của những hạn chế: Một số em chưa tích cực hưởng ứng, chưa hứng thú với các hoạt động này. Việc tổ chức thực hiện các chủ đề có thể còn chưa hấp dẫn, lôi cuốn hầu hết các em tham gia. Một số chủ đề có thể do cách tổ chức chưa sinh động nên các em cho rằng chưa hấp dẫn. Lực lượng cán bộ chính quyền có thể chưa phát huy hết vai trò và tạo mối liên kết chặt chẽ với nhà trường, với việc tổ chức các HĐGDNGLL.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí HĐGDNGLL của hiệu trưởng các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Bảng 2.19.Các yếu tố ảnh hưởng đến HĐGDNGLL cho học sinh THCS
1 điểm ≤ X ≤ 3 điểm Stt Các nội dung GV, CBQL, cha mẹ HS Học sinh Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Sự quan tâm lãnh đạo của địa
phương 2,41 0,50 2,28 0,46 2,41 0,50 2,00 0,44 2. Sự ủng hộ của các lực lượng xã
hội 2,62 0,49 2,56 0,50 2,41 0,50 2,00 0,51 3. Sự tham gia tích cực của CMHS 2,72 0,46 2,67 0,48 2,50 0,51 2,25 0,44 4. Sự lãnh đạo của BGH nhà
trường 2,69 0,47 2,54 0,51 2,56 0,50 2,50 0,51 5. Tinh thần, trách nhiệm và chủ
động, tích cực của GV, giáo viên
tổng phụ trách đội 2,74 0,44 2,69 0,47 2,78 0,42 2,66 0,48 6. Sự nhiệt tình và tích cực của HS 2,44 0,50 2,36 0,49 2,66 0,48 2,47 0,51 7. Cách thức tổ chức HĐGDNGLL 2,54 0,51 2,46 0,51 2,59 0,50 2,44 0,50 8. Thời gian, địa điểm, cơ sở vật
chất dành cho HĐGDNGLL 2,41 0,50 2,38 0,49 2,42 0,50 2,34 0,48 9. Các yếu tố khác 2,33 0,48 2,23 0,43 2,28 0,46 2,22 0,42 - Các yếu tố trên được các khách thể nhận thức đều có ảnh hưởng rất lớn đến các biện pháp quản lí HĐGDNGLL của hiệu trưởng, tùy theo từng yếu tố mà các mức độ có sự khác nhau. Trong các yếu tố trên, nhóm các khách thể là GV, CBQL, CMHS nhận thức yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất là: “Tinh thần, trách nhiệm và chủ động, tích cực của GV, GV TPT đội” sau đó là yếu tố: “Sự tham gia tích cực của CMHS”, thứ ba là yếu tố: “Sự lãnh đạo của BGH nhà trường”. Đây là các yếu tố liên quan trực tiếp đến các chủ thể cả trong và ngoài nhà trường, trước hết là tinh thần, trách nhiệm của những người trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn HĐGDNGLL, đồng thời là vai trò quản lí của hiệu trưởng đối với hoạt động giảng dạy, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, chú ý khâu bồi dưỡng chuyên môn cho GVBM, và CMHS cũng là nhân tố rất quan trọng. Có thể là sự phối hợp với nhà trường về thực hiện các biện pháp giáo dục học sinh, hỗ trợ các điều kiện vật chất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhóm HS nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng đến HĐGDNGLL rất cao, mỗi yếu tố có mức độ ảnh hưởng nhất định, trong đó nhiều yếu tố có cùng kết quả nhận thức với nhóm GV, CBQL, CMHS như: “Tinh thần, trách nhiệm và chủ động, tích cực của GV, GV TPT đội”. Có thể các em nhận thức cao yếu tố này vì GV TPT đội là những người trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy các em những nội dung về HĐGDNGLL. Yếu tố được nhận thức có ảnh hưởng rất lớn ở vị trí thứ 2 là “Sự nhiệt tình và tích cực của HS”. Bản thân HS cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện tốt các nội dung liên quan đến việc thực hiện HĐGDNGLL như trách nhiệm và tinh thần học tập, hứng thú học tập.
- Nhận thức mức độ ảnh hưởng, cả hai nhóm khách thể là GV, CBQL, CMHS và nhóm HS đều nhận thức yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất là “Tinh thần, trách nhiệm và chủ động, tích cực của GV, GV TPT Đội”.Yếu tố này được cả hai nhóm nhận thức cần thiết và có ảnh hưởng nhiều nhất. Các yếu tố khác đều được nhận thức mức độ ảnh hưởng tương đối cao.
Như vậy, cả hai nhóm khách thể đều cho rằng các yếu tố trên rất cần thiết và đều ảnh hưởng lớn đến HĐGDNGLL. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của các biện pháp quản lí của hiệu trưởng đối với HĐGDNGLL cần chú ý đến các yếu tố trên, nhất là chú ý đến tinh thần, trách nhiệm và chủ động, tích cực của GV, GV TPT đội.
- Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ ảnh hưởng
Bảng 2.20.Tương quan giữa nhận thức mức độ cần thiết và đánh giá mức độ ảnh hưởng
Stt Các yếu tố r p
1. Sự quan tâm lãnh đạo của địa phương 0,64 0,00 2. Sự ủng hộ của các lực lượng xã hội 0,79 0,00 3. Sự tham gia tích cực của cha mẹ học sinh 0,89 0,00 4. Sự lãnh đạo của ban giám hiệu nhà trường 0,72 0,00 5. Tinh thần, trách nhiệm và chủ động, tích cực của giáo viên, giáo
viên tổng phụ trách đội 0,63 0,00
6. Sự nhiệt tình và tích cực của học sinh 0,85 0,00
7. Cách thức tổ chức HĐGDNGLL 0,75 0,00
8. Thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất dành cho HĐGDNGLL 0,84 0,00
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nhận thức của các khách thể về mức độ cần thiết và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có tương quan thuận với nhau và kết quả tương quan ở mức khá chặt chẽ. Điều đó cho thấy các khách thể nhận thức được mức độ cần thiết thì cũng nhận thức mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên cũng rất lớn. Vì vậy, trong việc thực hiện HĐGDNGLL hiệu trưởng cần chú ý tác động, nâng cao nhận thức của GV, CBQL, CMHS, HS thì đồng thời họ có thể nhận thức được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên, từ đó giúp hiệu trưởng thực hiện tốt các biện pháp quản lí HĐGDNGLL.
Tiểu kết chƣơng 2
Qua nghiên cứu tìm hiểu thực trạng cho thấy HĐGDNGLL đã được các nhà trường quan tâm, có sự chỉ đạo tổ chức hoạt động của CBQL, đối với các nội dung HĐGDNGLL không bắt buộc các trường đã thực hiện theo mục tiêu GD, theo kế hoạch phù hợp với đặc điểm của từng trường. Tuy nhiên, quá trình, quá trình thực hiện còn nhiều bất cập, cụ thể:
-Đối với GV : Thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết về công tác tổ chức HĐGDNGLL, chưa xác định tốt mục tiêu dẫn đến việc thiết kế chương trình, lúng túng trong việc tổ chức. Cán bộ Đoàn, TPT Đội, GV, những người trực tiếp triển khai thường thực hiện theo kinh nghiệm, theo khả năng, các hoạt động chủ yếu mang tính bề nổi chưa đảm bảo chiều sâu và hiệu quả giáo dục.
- Đối với CBQL: Còn có không ít Hiệu trưởng chưa có kế hoạch rõ ràng, chưa quan tâm thoả đáng đến HĐGDNGLL. Nhà trường, các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm chưa có kế hoạch chi tiết. Vì vậy các chủ đề hàng tháng GV thực hiện nhiều khi còn mang tính hình thức, đối phó, hoạt động tập thể tổ chức không sinh động. Quá trình tổ chức chưa thường xuyên được đổi mới về nội dung, hình thức, chưa khích lệ thu hút được HS tham gia, chưa phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo.
Tóm lại, chương trình HĐGDNGLL ở trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nhìn chung đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên chất lượng thực hiện chương trình chưa cao. Việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức còn hạn chế. Quản lý thực hiện chương trình HĐGDNGLL đã tiến hành đầy đủ theo quy trình và các chức năng của quản lý, tuy nhiên hiệu quả của công tác quản lý thực hiện chương trình HĐGDNGLL còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân HĐGDNGLL chưa hiệu quả là do quá trình quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng chưa có được các biện pháp thực sự hợp lý, khoa học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ HĐGDNGLL CỦA HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG THCS
3.1. Các nguyên tắc của việc đề xuất các biện pháp quản lý
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của HĐGDNGLL
Các biện pháp cần phải nhằm vào việc hình thành và phát triển nhân cách của HS theo đúng mục tiêu giáo dục của cấp học, được thể hiện rõ trong mục tiêu giáo dục tổng thể, cũng như mục tiêu chương trình các môn học cụ thể. Nguyên tắc này đòi hỏi mục tiêu GD của nhà trường phải là “ thước đo”, là chuẩn để đánh giá hiệu quả của các giải pháp. Vì mục tiêu được phân thành nhiều cấp độ khác nhau ( mục tiêu tổng quát, mục tiêu bộ phận) cho nên các biện pháp đề ra phải phân thành nhiều cấp theo tính chất quy mô của các hoạt động và theo từng giai đoạn cụ thể thì hiệu quả sẽ cao hơn.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học của HĐGDNGLL
Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của hiệu trưởng các trường THCS cần phải được xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học, đặc biệt là lý luận khoa học quản lý, vận dụng những thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau như: Tâm lý học, Giáo dục học, Xã hội học, Điều khiển học, Tổ chức lao động khoa học,…Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo tính hệ thống và tính tổng hợp trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của HĐGDNGLL
Các biện pháp cần phải được xây dựng một cách có hệ thống quy trình thực hiện phải có tính liên hoàn nhằm đảm bảo phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà trường, gia đình và xã hội phải liên kết, phối hợp chặt chẽ và thống nhất cả về mục đích, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của HĐGDNGLL
Các biện pháp đề ra cần phải dựa trên cơ sở thực tiễn ( nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí,…) của nhà trường để đáp ứng và đảm bảo thực hiện được mục tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giáo dục. Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo việc nắm bắt thông tin một cách chính xác, nhanh chóng, cụ thể, tránh xa vời, viển vông.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả của HĐGDNGLL
Các biện pháp phải phù hợp cho việc quản lý tổ chức HĐGDNGLL. Đồng thời phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay ở các nhà trường THCS.
3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL của hiệu trƣởng trƣờng THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích kết quả khảo sát thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở 6 trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Dựa trên các nguyên tắc trên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL cho hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL cho HS THCS.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV – HS và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của HĐGDNGLL ở THCS.
* Mục tiêu của biện pháp
Giáo dục muốn đạt tới mục tiêu phải đổi mới, về nguyên tắc, đổi mới là một quy trình: đổi mới chiến lược, đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, đổi mới tư duy hay đổi mới quan niệm, đổi mới quan niệm là một cuộc cách mạng, có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với sự phát triển HĐGDNGLL. Muốn đạt hiệu quả, thực hiện được mục tiêu, GD cũng phải đổi mới về nhận thức. Việc nâng cao nhận thức về vai trò, cách thức tổ chức hoạt động là biện pháp để nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL. Phải giúp cho HS và các lực lượng GD:
-Nhận thức đúng vai trò của HĐGDNGLL đối với quá trình GD toàn diện. - Thấy được sự cần thiết phải tổ chức hiệu quả HĐGDNGLL trong trường THCS. - Ủng hộ, sẵn sàng đóng góp, huy động nguồn lực và phối hợp tham gia HĐGDNGLL có hiệu quả.
* Nội dung của biện pháp
+ Đối với cán bộ quản lý: Cần phải được tổ chức học tập, nghiên cứu một cách nghiêm túc các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, quán triệt một cách sâu sắc để họ thấu hiểu và thống nhất quan điểm trong công tác quản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lý, tránh nhìn nhận một cách phiến diện. Các nhà quản lý đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo cần hiểu rõ các chức năng giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình