2. Thi hát, múa, kể chuyện 2,44 0,50 2,28 0,46
3. Nghe báo cáo 2,21 0,41 1,87 0,41
4. Tổ chức trò chơi 2,54 0,51 2,41 0,50 5. Tổ chức diễn đàn 1,92 0,48 1,77 0,48 5. Tổ chức diễn đàn 1,92 0,48 1,77 0,48 5. Tổ chức diễn đàn 1,92 0,48 1,77 0,48 6. Tổ chức câu lạc bộ 2,31 0,47 1,90 0,45 7. Tổ chức tham quan 2,33 0,48 1,79 0,47 IV. Các phƣơng pháp tổ chức HĐGDNGLL 1. Thuyết trình 2,26 0,44 2,00 0,51 2. Thảo luận 2,41 0,50 2,13 0,47 3. Đóng vai 2,15 0,37 1,82 0,51 4. Trò chơi 2,36 0,49 1,95 0,51 5. Giao nhiệm vụ 2,67 0,48 2,36 0,49 6. Giải quyết vấn đề 2,28 0,46 1,85 0,54 V. Đánh giá kết quả HĐGDNGLL
1. Qua bài thi 2,51 0,51 2,28 0,46
2. Qua nhận xét của cán bộ phụ trách 2,54 0,51 2,33 0,48 3. Theo dõi chuyên cần 2,62 0,49 2,36 0,49 3. Theo dõi chuyên cần 2,62 0,49 2,36 0,49 4. Học sinh tự xếp loại 1,85 0,49 1,67 0,48
VI. Đánh giá chung về kết quả và chất lƣợng HĐGDNGLL
1. Kết quả HĐGDNGLL 2,62 0,49 2,41 0,50 2. Chất lượng HĐGDNGLL 2,46 0,51 2,31 0,47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
+ Nhận thức mức độ cần thiết: nhìn chung ý kiến đánh giá mức độ cần thiết của các cấp đều ở mức cao, đánh giá HĐGDNGLL giúp học sinh củng cố, bổ sung kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cần thiết và hứng thú khi học môn này.
+ Mức độ thực hiện, ý kiến đánh giá đều ở mức trung bình, trong đó kết quả có sự khác biệt theo từng mục tiêu cụ thể. Mục tiêu được đánh giá đã được thực hiện tốt nhất là: “Củng cố, bổ sung kiến thức, liên hệ và tiếp xúc với thực tế”. Các nhiệm vụ khác được đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình.
-Thực hiện các chủ đề giáo dục ngoài giờ lên lớp
+ Nhận thức về mức độ cần thiết: nhận thức mức độ cần thiết của các đối tượng về thực hiện các chủ đề giáo dục có sự khác nhau. Trong đó chủ đề được đánh giá cao nhất là: “Bác Hồ kính yêu”; “Tôn sư trọng đạo”. Các chủ đề khác được nhận thức từ mức trung bình đến mức độ tương đối cao.
+ Đánh giá mức độ thực hiện mức độ trung bình. Như vậy có thể thấy việc thực hiện các chủ đề này còn có những hạn chế nhất định. Phỏng vấn sâu, Cô giáo N. T.Nh giáo viên bộ môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp, Trường THCS Yên Trung cho rằng: “Việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay có nhiều khó khăn nhất định như giờ học chính khóa của các em chiếm hầu hết thời gian trong ngày, các điều kiện phương tiện phục vụ cho môn này tương đối thiếu. Về phía giáo viên, chúng tôi đã được nhà trường, cấp trên tạo điều kiện tham gia tập huấn về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hàng năm, chúng tôi rất nhiệt tình, học sinh cũng rất nhiệt tình và hứng thú với môn học này song do những điều kiện khách quan nên ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thực hiện”.
- Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
+ Nhận thức mức độ cần thiết, có nhiều hình thức tổ chức HĐGDNGLL, tuy nhiên nhận thức của các khách thể về mức độ cần thiết có sự khác nhau theo từng hình thức tổ chức. Hình thức tổ chức: “Tổ chức trò chơi” được nhận thức là cần thiết nhất. Các hình thức còn lại được nhận thức từ mức trung bình đến mức khá cao, nghĩa là các hình thức này đều cần thiết cho việc tổ chức HĐGDNGLL. Thầy giáo N. V. T tổng phụ trách Đội Trường THCS Đông Thọ cho rằng: “ Để tổ chức một diễn đàn về an toàn giao thông cho HS toàn trường được biết là một vấn đề khá khó khăn. Bởi vì các em ngồi im lặng để nghe diễn đàn khoảng thời gian là hai tiếng rất lâu, nhanh chán. ”.
+ Đánh giá mức độ thực hiện, trong số các hình thức tổ chức HĐGDNGLL, hình thức được đánh giá đã thực hiện tốt nhất là: “Tổ chức trò chơi”. Các hình thức còn lại đều được đánh giá kết quả thực hiện ở mức trung bình. Ngoài ra, hình thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“Tổ chức diễn đàn” được đánh giá ở mức thấp nhất và có sự tương đồng với khâu nhận thức mức độ cần thiết. Chắc chắn mỗi hình thức thực hiện đều có những khó khăn và thuận lợi, về kết quả này cô giáo Tr. T. G Giáo viên chủ nhiệm lớp 7 C Trường THCS Tam Giang cho rằng: “ Các em HS THCS đang ở tuổi hiếu động, lên
việc tổ chức các trò chơi cho các em được sự ủng hộ cả tập thể lớp”.
- Các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
+ Nhận thức mức độ cần thiết, việc thực hiện HĐGDNGLL có nhiều hình thức tổ chức khác nhau, nhưng trong đó hình thức: “Giao nhiệm vụ” được nhận thức ở mức độ cao nhất tiếp đến là hình thức thứ 2 là: “Thảo luận”. Tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề trên, qua trao đổi với thầy giáo Đ. B. Đ tổng phụ trách Đội Trường THCS Trung Nghĩa cho biết ý kiến: “ Một số GV chưa chú ý đến việc đổi mới phương pháp, chưa khai thác được hết tiềm năng của HS, vai trò chủ thể HS bị mờ nhạt trong các tiết học. Nội dung các chủ đề ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu tính đa dạng gây lên sự nhàm chán, uể oải trong hoạt động dẫn tới hiệu quả giáo
dục không cao ”. Các biện pháp còn lại nhìn chung được các khách thể nhận thức ở
mức tương đối cao, chúng tỏ các biện pháp này đều cần thiết cho việc tổ chức HĐGDNGLL.
+ Đánh giá mức độ thực hiện của hai hình thức trên cũng cao nhất trong số các hình thức đưa ra trưng cầu ý kiến. Các hình thức khác được đánh giá kết quả thực hiện đều ở mức trung bình.
Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
+ Nhận thức mức độ cần thiết, đa số khách thể nhận thức vấn đề này ở mức cao và rất cao như các hình thức: qua bài thi; qua nhận xét của cán bộ phụ trách, theo dõi chuyên cần của học sinh. Hình thức để HS tự xếp loại được các khách thể xếp mức trung bình.
+ Đánh giá mức độ thực hiện, ý kiến đánh giá mức độ thực hiện của các khách thể tương đồng với mức độ nhận thức .Ý kiến đánh giá của giáo viên, cán bộ phụ trách được coi là có hiệu quả nhất, ý kiến đánh giá việc học sinh tự xếp loại kết quả đánh giá ở mức thấp nhất. Thầy giáo Đ. A. V TPT Đội trường THCS Thị trấn Chờ cho rằng: “ Ở nhà trường việc đánh gía chủ yếu là do GV thực hiện, số GV biết kết hợp giữa sự tự đánh giá của HS và nhà sư phạm còn ít. Tiêu chí đánh giá chỉ nhận xét về ý thức, thái độ chưa chú ý đến hiệu quả của công việc”.
- Đánh giá chung về kết quả và chất lượngHĐGDNGLL:
+ Nhận thức mức độ cần thiết, có thể nhận thấy các khách thể nhận thức chất lượng và kết quả thực hiện HĐGDNGLL ở mức độ cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Đánh giá mức độ thực hiện, các khách thể đánh giá kết quả thực hiện HĐGDNGLL được thực hiện khá tốt, thầy giáo N . V. T Hiệu trưởng Trường THCS Yên Trung cho biết ý kiến: “ Kết quả giáo dục và chất lượng giáo dục HĐGDNGLL ở nhà trường còn thấp là do địa phương chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí cùng các lực lượng xã hội cùng tham gia tổ chức
HĐGDNGLL”.
Bảng 2.5.Tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ thực hiện
Stt Các quy chế r p
I. Việc thực hiện các mục tiêu HĐGDNGLL
1. Củng cố, bổ sung kiến thức, liên hệ và tiếp xúc với thực tế 0,76 0,00 2. Luyện các kỹ năng giao tiếp, hoạt động tập thể, giải quyết tình huống 0,40 0,01 3. Nhiệt tình, hứng thú với HĐGDNGLL 0,41 0,01
II. Việc thực hiện các chủ đề giáo dục
1. Truyền thống nhà trường 0,76 0,00
2. Chăm ngoan học giỏi 0,23 0,05
3. Tôn sư trọng đạo 0,48 0,00
4. Uống nước nhớ nguồn 0,54 0,00
5. Mừng Đảng, mừng xuân 0,48 0,00
6. Tiến bước lên Đoàn 0,58 0,00
7. Hòa bình, hữu nghị 0,54 0,00
8. Bác Hồ kính yêu 0,50 0,00
9. Hè vui khỏe, bổ ích 0,56 0,00
III. Các hình thức tổ chức HĐGDNGLL
1. Thi tìm hiểu theo chủ đề 0,60 0,00