Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo chủ đề chương Mắt – Các dụng cụ quang vật lý 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 89 - 97)

10. Cấu trúc luận văn

3.6. Kết luận chương 3

Qua quá trình TNSP, với việc phân tích và xử lí các kết quả đạt được về mặt định tính và định lượng, chúng tôi đã có cơ sở để khẳng định tính đắn về giả thuyết

khoa học của đề tài. Việc ứng dụng CNTT trong DH theo chủ đề chương Mắt – Các

dụng cụ quang đã kích thích hứng thú học tập, phát triển tư duy và rèn luyện các kĩ năng sống cho HS, góp phần đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS và nâng cao chất lượng dạy học VL ở trường phổ thông. Cụ thể:

- Đối với HS, chúng tôi nhận thấy khi tổ chức DH theo chủ đề, tiết học trở nên sôi nổi, hấp dẫn, tập trung được sự chú ý của HS. HS chủ động hơn trong việc tìm

- Đối với GV, việc khi tổ chức DH theo chủ đề đã giúp cho GV giảm được một lượng công việc đáng kể, tiết kiệm được thời gian lên lớp, qua đó GV chủ động hơn trong việc tổ chức các hoạt động nhận thức, có thêm điều kiện thuận lợi để quan tâm, theo dõi đến việc hình thành và phát triển nhân cách của HS.

Từ kết quả thống kê điểm số bài kiểm tra của hai lớp ĐC và TN cho thấy về mặt định lượng, kết quả học tập của nhóm TN cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC. Sau khi kiểm định giả thuyết thống kê, có thể kết luận được HS ở nhóm TN nắm vững kiến thức hơn so với HS ở nhóm ĐC. Như vậy, việc tổ chức DH theo chủ

đề chương Mắt – Các dụng cụ quang với sự hỗ trợ của CNTT đã thực sự mang lại

KẾT LUẬN

Đối chiếu mục đích, nhiệm vụ với kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện

đề tài: “Tổ chức dạy học theo chủ đề chương Mắt – các dụng cụ quang vật lý 11

nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

- Đề tài đã nghiên cứu, vận dụng quan điểm DH theo chủ đề trong DH vật lý ở THPT, từ đó góp phần xây dựng và củng cố thêm cơ sở lý luận của DH theo chủ đề đặc biệt là xây dựng được quy trình DH theo chủ đề và tiến trình DH cụ thể. Đây là

mô hình DH có nhiều ưu điểm: góp phần phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều kiện cho HS được làm việc, hợp tác theo nhóm, tạo cơ hội để HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

- Đề tài cũng góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học của việc ứng dụng

CNTT trong DH vật lý. Từ đó, thiết kế Website hỗ trợ DH chương Mắt – Các dụng

cụ quang làm PTDH vật lý để nâng cao chất lượng của QTDH.

- Qua nghiên cứu chi tiết phần nội dung kiến thức, tìm hiểu thực

trạng DH chương Mắt – Các dụng cụ quang, chúng tôi khẳng định rằng có thể

sử dụng mô hình DH theo chủ đề với sự hỗ trợ của CNTT cho HS trong quá trình DH vật lý. Đồng thời, phát hiện ra những khó khăn khi DH chương này để từ đó xây dựng các chủ đề học tập, thiết kế Website DH nhằm khắc phục những khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS.

- Từ kết quả thu được khi nghiên cứu nội dung, chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo liên quan, chúng tôi đã thiết kế được ba chủ

đề trong chương Mắt – Các dụng cụ quang vật lí lớp 11 nâng cao và mỗi chủ đề

được thiết

kế theo tiến trình DH đã đề xuất.

- Tiến hành TNSP tại một số lớp của trường THPT Đồng Hới để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài. Các số liệu thu được là hoàn toàn trung thực, chính xác và được xử lý theo đúng phương pháp

của đề tài là hoàn toàn đúng đắn, nghĩa là việc tổ chức DH theo chủ đề với sự hỗ trợ của CNTT

cao chất lượng DH vật lý ở trường THPT. Qua đó cho thấy việc tổ chức DH theo chủ đề với sự hỗ trợ của CNTT trong QTDH vật lí ở trường THPT đã góp phần đạt được mục tiêu đổi mới PPDH hiện nay, tăng cường sự hứng thú, tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động học tập của HS. Đồng thời, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc và vận dụng nó một cách linh hoạt, sáng tạo vào các tình huống khác. Có thể nói đây là một tài liệu tham khảo tốt cho GV vật lí trong việc ứng dụng các phương pháp DH tích cực nhằm góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng học tập của HS.

Hướng phát triển của đề tài:

Từ kết quả nghiên cứu trên và thực tiễn DH vật lí ở trường THPT chúng tôi nhận thấy luận văn có thể được phát triển theo hướng sau:

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở lí luận về DH theo chủ đề.

- Khắc phục những hạn chế về mặt nội dung cũng như hình thức của Website để có thể triển khai ứng dụng rộng rãi không chỉ trong DH theo chủ đề mà còn trong các phương pháp DH tích cực khác.

- Xây dựng các chủ đề học tập khác cho các phần khác của chương trình vật lý phổ thông với sự hỗ trợ của CNTT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Trọng Bái, Vũ Thanh Khiết (2001), Từ điển vật lý phổ thông, NXB Giáo dục,

Hà nội.

2. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Vật

lý 11,

NXB Giáo dục, Hà nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Vật lí 11 Nâng cao, NXB Giáo dục, Hà nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Vật lí 11, NXB Giáo dục, Hà nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Vật lí 11 Nâng cao (Sách giáo viên), NXB Giáo

dục, Hà nội.

6. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Vật lí 11(Sách giáo viên), NXB Giáo dục, Hà

nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Chỉ thị số 55/2008/CT - BGD&ĐT, Hà nội.

8. Chính phủ (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Quyết

định số

201/QĐ-TTG, Hà nội.

9. Chính phủ (2004), Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông

tin từ nay đến 2010, Quyết định số 331/QĐ-TTG, Hà nội.

10. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học

trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội.

12. Nguyễn Thanh Hải (2007), Kiến thức cơ bản Vật lý 11, NXB Đại học Quốc Gia

Hà nội.

13. Trần Huy Hoàng (2006), Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy

vi tính trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, ĐH Vinh.

14. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Phương pháp giảng dạy vật lý trong trường

phổ

15. Nguyễn Thế Khôi, Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết,

Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác (2007), Bài tập Vật lý 11

Nâng cao, NXB Giáo dục, Hà nội.

16. Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Hoàng Kim (2007), Các dạng bài tập cơ bản Vật lý

11, NXB Giáo dục, Hà nội.

17. Đào Thái Lai (2006), “Đánh giá một tiết dạy học có ứng dụng CNTT và vấn đề

xây dựng bài giảng điện tử”, Tạp chí Tin học và nhà trường (6) tr 81.

18. Quách Tuấn Ngọc (2001), “Đổi mới giáo dục bằng công nghệ thông

tin và truyền thông”, Kỷ yếu hội thảo khoa học - công nghệ, Hà nội.

19. Nguyễn Đình Noãn, Trần Học Hải (1966), Tiểu sử các nhà bác học vật lý, NXB

Giáo dục, Hà nội.

20. Huỳnh Văn Phước (2000), Giáo trình thiết kế trang Web, Trung tâm tin học ĐH

Khoa học Tự nhiên TP HCM.

21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, NXB Chính trị, Hà

nội.

22. Tăng Thị Ngọc Thắm (2006), Dạy học theo chủ đề và việc vận dụng vào thiết kế

giảng dạy phần “ Từ trường và cảm ứng điện từ” – vật lí lớp 11 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

23. Phạm Hữu Tòng (2004), Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng

phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB Đại học Sư phạm, Hà nội.

24. Lê Công Triêm (2004), Bài giảng chuyên đề nghiên cứu chương trình vật lí phổ

thông, trường ĐHSP Huế.

25. Lê Công Triêm (2005), Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lí, NXB Giáo dục,

Hà nội.

26. Mai Văn Trinh (2001), Nâng cao hiệu quả dạy học Vật lí ở trường phổ thông

nhờ việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Vinh.

27. Trần Thị Vân (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học theo chủ đề cho phần cơ học chương trình vật lí 10 trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, trường ĐHSP Huế.

28. Nguyễn Thị Hồng Việt (2003), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong

dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà nội.

29. Phan Gia Anh Vũ (2000), Nghiên cứu, xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học

cho chương trình động học và động lực học lớp 10 trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, ĐH Vinh.

30. Một số địa chỉ Internet: http://www.truongthi.com.vn/ http://www.physicsvn.org/ http://www.edu.net.vn http://www.violet.vn/ http://www.thuvienvatly.com http://www.giaovien.net/

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo chủ đề chương Mắt – Các dụng cụ quang vật lý 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 89 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)