Soạn thảo tiến trình dạy học theo chủ đề chương Mắt – Các dụng cụ quang

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo chủ đề chương Mắt – Các dụng cụ quang vật lý 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 67 - 78)

10. Cấu trúc luận văn

2.5. Soạn thảo tiến trình dạy học theo chủ đề chương Mắt – Các dụng cụ quang

với sự hỗ trợ của công nghệ thông tityn

2.5.1. Tiến trình dạy học chủ đề Mắt

Chủ đề học tập Mắt được thực hiện trong 4 tiết học. Dựa trên kế hoạch bài DH,

tiến trình DH cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

Để chuẩn bị tốt cho các tiết học tập trên lớp, trước khi dạy chủ đề một tuần, GV cần thực hiện các việc sau:

- Chia mỗi lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 8 HS và được phân chia sao cho đảm bảo mỗi nhóm đều có HS khá giỏi. Nhóm trưởng thường được giao cho các HS có học lực khá giỏi, có khả năng lãnh đạo các thành viên trong nhóm và được các bạn trong nhóm tin tưởng.

- Giới thiệu qua hình thức học tập: GV không dạy toàn bộ nội dung học như trước đây mà các em phải tự tìm hiểu qua SGK, TLHT,…Dưới hình thức thảo luận nhóm, HS sử dụng thông tin tìm được và sự hiểu biết cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ học tập (trả lời các câu hỏi trong bộ CHĐH) từ đó lĩnh hội được nội dung kiến thức. Khi nhận nhiệm vụ học tập của GV giao, các nhóm tự phân chia nhiệm

vụ về nhà tìm hiểu, thống nhất câu trả lời và trình bày trước lớp bài báo cáo của nhóm, các nhóm khác nhận xét, góp ý, phản biện. Cuối cùng, GV nhận xét, chính thống lại nội dung kiến thức và HS tự ghi chép nếu cần.

- Giới thiệu cách thức kiểm tra đánh giá: GV phát cho các nhóm tiêu chí đánh giá bài trình chiếu HS, phiếu theo dõi quá trình học tập của từng cá nhân và hướng dẫn HS cách theo dõi, điền vào các phiếu.

- Phát cho mỗi HS bộ CHĐH đồng thời hướng dẫn các nhóm trưởng cách phân chia nhiệm vụ cho các bạn.

- Hướng dẫn HS cách thu thập thông tin: đọc TLHT, tìm trên thư viện, vào

mạng nội bộ của nhà trường để truy cập Website Mắt – các dụng cụ quang,

tìm trên mạng Internet, sách báo, tạp chí.

- Đăng ký mượn phòng CNTT để tổ chức DH theo chủ đề.

2- Giới thiệu tổng quan về chủ đề học tập (Tiết 1)

- Bằng một bài trình chiếu (thiết kế bằng phần mềm Powerpoint), GV giới thiệu tổng quan về chủ đề Mắt giúp HS hình dung sơ bộ nội dung của chủ đề. Từ

- Giới thiệu cho HS về một bài trình diễn đã được chọn lọc, đánh giá về nội dung và hình thức trình bày.

- Giải đáp các thắc mắc của HS.

3- Tổ chức quá trình thực hiện (Tiết 2+3)

Sáu nhóm lần lượt lên trình bày bài trình chiếu trước lớp, các nhóm khác góp ý, tranh luận để các thành viên trong nhóm trình bày giải đáp. Cuối cùng, GV nhận xét, chính thống lại các kiến thức cho HS và yêu cầu HS về nhà chấm điểm dựa trên các tiêu chí mà GV đã đưa ra. Bài trình chiếu của nhóm 2 được đánh giá khá tốt. Sau đây là nội dung bài trình chiếu đã được chỉnh sửa của nhóm khi đã được nghe ý kiến đánh giá của các bạn và GV.

Hiện nay, tình trạng cận thị học đường ngày càng tăng nhanh. Làm thế nào để hạn chế tình trạng đó và bảo vệ đôi mắt của bạn ?

Như chúng ta đã biết, đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Và hãy tưởng tượng xem một tương lai mà thế hệ trẻ của chúng ta đều bị cận thị. Trong bài báo cáo này, chúng tôi sẽ mang đến cho các bạn những thông tin bổ ích về mắt và cách để bảo vệ đôi mắt của mình.

NỘI DUNG BÁO CÁO

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

THỰC TRẠNG MẮT CỦA HỌC SINH HIỆN NAY

CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MẮT

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Mắt nhìn rõ vật khi ảnh của vật cho bởi thấu kính mắt hiện rõ trên

màn lưới, ảnh này là ảnh thật ngược chiều với vật. Nếu khoảng cách từ vật đến mắt thay đổi, thì muốn cho mắt nhìn rõ vật, tiêu cự của thấu kính mắt cần phải thay đối sao cho ảnh của vật nằm trên màng lưới.

Khi quan sát vật đặt ở đi ểm cực viễn: mắt không phải điều tiết, cơ vòng ở trạng thái nghỉ nên mắt không mỏi. Khi nhìn vật ở đi ểm

cực cận, thể thuỷ tinh căng ph ồng đến mức tối đa, tiêu cự của thấu kính

mắt giảm đến mức nhỏ nhất.

Mắt bị tật cận là mắt nhìn xa kém hơn so với mắt thường. Điểm cực

viễn của mắt cận cách mắt một khoáng không lớn (cỡ 2m trở lại, khoảng cách này phụ thuộc vào mắt bị cận nặng hay nhẹ).

Mắt viễn là mắt nhìn gần kém hơn so với mắt bình thường. So với mắt bình thường, đi ểm cực cận của mắt viễn nằm xa mắt hơn. Khoảng cách này phụ thuộc vào mắt bị viễn nặng hay nhẹ.

Các biện pháp để mắt có tật trở thành mắt bình thường:

* Đeo kính cọng hoặc kính áp tròng có độ tụ thích hợp.

* Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc.

Mắt cận khi được chữa thì có điểm cực cận ở xa hơn so với khi chưa được

chữa, điểm gần nhất nhìn thấy rõ sẽ ở xa hơn điểm cực cận khi chữa chữa trị.

Mắt viễn khi đã được chữa trị thì có điểm cực cận

nằm gần hơn so với khi chưa chữa trị (bằng với mắt thường).

Theo báo cáo mới nhất của Cục Y tế dự phòng xung quanh những khảo sát liên quan đến các bệnh về mắt cho thấy tỷ lệ khúc xạ học đường nước ta nói chung hiện nay là

49,16%, trong đó tật cận thị là 48,1% (cận nhẹ: 56%, cận vừa: 27,7%, cận nặng là

15,5%).

Nnguyên nhân chính là hiện có đến 3/4 cơ sở trường học không đạt yêu cầu về quy chuẩn. Cụ thể, về chiếu sáng có tới

70% số phòng học có tỷ lệ diện tích cửa sổ/diện tích lớp không đạt yêu cầu. Tỷ lệ lớp chưa đạt tiêu chuẩn về chiếu sáng là 32,1%, về chiếu sáng nhân tạo là 27,6%.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Tại sao trần nhà nên quyết vôi màu trắng còn tường nhà nên quét vôi màu khác ?

Khi quem xét vôi tường nhà bằng màu gì hoặc hoa văn gì không phải là vấn đề thẩm mĩ mà còn phải xét vấn đề các tia sáng.

Các vật thể có màu trắng phản xạ ánh sáng rất mạnh. Nếu trần nhà đư ợc quét vôi trắng thì vào ban ngày có thể phản xạ lại ánh sáng mặt trời, tối có thể phản xạ lại ánh sáng đèn điện xuống nền nhà và tường nhà, làm cho căn nhà sáng hơn; mặt khác lại không aanhr hưởng đến mắt người bởi vì con ngư ời không thường ngẩng đầu nhìn lên trần nhà.

Vậy thì tại sao bốn bức tường lại không nên quét vôi trắng? Nếu cả bốn bức tường đều quét vôi trắng, vậy thì khi ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn điện chiếu lên bức tường trắng, nó sẽ phản xạ lại ánh sáng rất mạnh, đồng thời sẽ trực tiếp chiếu vào mắt người gây cảm giác khó chịu, như vậy sẽ có hại cho mắt. Vì vậy bốn bức tường trong nhà tốt nhất là quét vôi màu xanh nhạt, lam nhạt hoặc vàng kem. Ánh sáng mà chúng phản xạ tương đ ối nhẹ và không gây kích thích cho mắt.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Người cận thi nên thường xuyên đeo kính khi đọc sách hay thường xuyên đeo không đeo kính lúc đọc sách thi tốt hơn ?

Đối với người bị cận thị nặng, muốn đọc trang sách đặt cách mắt 30cm họ nhất thiết phải đeo kính. Khi đeo kính, điểm cực viễn được đưa ra xa vô cùng và mắt lại phải điều tiết mới thấy rõ các chữ trên trang sách.

Đối với người cận thị nhẹ hơn, điểm cực viễn cách mắt 25cm nên không cần đeo kính họ cũng đọc được chữ trên sách ở cách mắt 25cm mà không phải điều tiết (hoặc ít điều tiết). Khi mắt không điều tiết hoặc điều tiết ít, các cơ thủy tinh thể làm việc không quá căng nên lâu m ỏi; khi mắt không điều tiết nữa, thủy tinh thể trở lại bình thường nên mắt không bị cận nặng theo thêm. Nếu đeo kính để đưa cực viễn ra vô cực, thì lúc đọc sách mắt phải điều tiết nhiều, thủy tinh thể ở trạng thái căng quá lâu, có thể bị giảm hoặc mất tính đàn hồi, khó có thể trở lại trạng thái bình thường và mắt có xu hướng ngày càng cận nặng thêm.

Tuy nhiên, nếu cứ giữ cho mắt luôn luôn không phải điều tiết, cơ mắt ít hoạt động sẽ chóng suy yếu, mắt chóng mất khả năng đi ều tiết và chóng thành mắt lão. Vì vậy, thỉnh thoảng nên cho cơ mắt hoạt động, tức là đeo k ính mà đọc sách để mắt phải điều tiết. Việc này cần làm một cách điều độ để giữ cho mắt không cận nặng thêm vừa giữ cho mặt trẻ lâu.

Nhiều công trình khoa học đã khẳng định, sử dụng bàn ghế có kích thước không đúng tiêu chuẩn sẽ khiến học sinh mệt mỏi, thiếu tập trung, lâu dần sẽ dẫn đến các bệnh cận thị, cong vẹo cột sống...

Ngồi học không đúng tư thế Ngồi học đúng tư thế

Tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính, giữa thời gian làm việc nên dành ít phút cho mắt được nghỉ ngơi, làm việc khoảng 1 giờ nên nghỉ ngơi 5-10 phút. Trong lúc nghỉ ngơi có thể đưa mắt nhìn ra xa hoặc làm các động tác thể dục cho mắt.

Không tự ý dùng kính đeo mắt không đúng tiêu chuẩn. Khi đeo kình cần tuân thủ hướng dẫn của nhà chuyên môn.

Đeo kính mát : Bạn không nên nhìn trực tiếp vào ánh mặt trời để tránh mắt bị tổn thương. Tia UV có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đục nhân mắt và bệnh thoái hóa nhãn mắt thậm chí nó còn đốt cháy giác mạc, điều này có thể dẫn đến mù mắt tạm thời.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT Cá khi ở trên cạn thì mắt chúng bị cận thị ?

Cá sống trong nước, mắt cá luôn tiếp xúc với nước và cá có thể nhìn mọi vật trong nước. Điều đó cho thấy các tia sáng truyền từ nước vào mắt cá đều hội tụ trên võng mạc. Khi bắt cá lên cạn, ánh sáng truyền từ không khí vào mắt cá sẽ không còn hội tụ trên võng mạc nữa (do chiết suất của không khí nhỏ hơn nước) mà hội tụ tại một điểm trước võng mạc. Đây ch ính là cơ sở để cho rằng cá khi ở trên cạn thì mắt chúng bị cận thị.

CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

4 - GV tổng kết, nhận xét các bài báo cáo của HS và tổ chức ôn lại các kiến thức (Tiết 4)

- GV thu lại các phiếu đánh giá của các nhóm. - Kiểm tra lại các kiến thức cơ bản của chủ đề:

+ Nêu sự điều tiết của mắt khi nhìn vật ở điểm cực cận và ở điểm cực viễn. + Nêu đặc điểm của mắt cận, mắt viễn, mắt lão về mặt quang học và nêu cách khắc phục các tật này.

+ Nêu góc trông và năng suất phân li của mắt.

+ Nêu sự lưu ảnh trên võng mạc là gì và ví dụ thực tế ứng dụng hiện tượng này.

+ Các biện pháp mà em biết để hạn chế cận thị.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả mà các em đã làm được sau khi học xong chủ đề và rút kinh nghiệm cho những chủ đề sau.

- Giao cho nhóm trưởng các công việc cần thực hiện của chủ đề Các dụng cụ

quang.

5 – Điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện tiến trình DH

Sau khi tổ chức DH chủ đề Mắt, về cơ bản chủ đề đã đạt được những mục tiêu

- HS còn chưa quen với phương pháp học tập mới, nhiều HS còn lúng túng bởi thói quen kiến thức mới là do GV cung cấp chứ không phải tự các em tìm hiểu dựa trên sự định hướng của GV.

- Bài trình chiếu của HS còn chưa logic, hình thức còn sơ sài và chưa sử dụng thành thạo powerpoint, kỹ năng sử dụng máy tính của một số HS còn yếu.Việc phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm chưa đồng đều còn tập trung vào những bạn khá giỏi.

- Phân chia lớp thành 6 nhóm nên mất khá nhiều thời gian để các nhóm trình bày báo cáo.

Từ những thiếu sót trên, chúng tôi đã tiến hành điều chỉnh, bổ sung để tiến trình DH được hoàn thiện và thực hiện các chủ đề sau tốt hơn. Đó là:

- Đăng ký mượn phòng máy tính của trường và ưu tiên sử dụng cho HS lớp thực nghiệm trong thời gian thực nghiệm. Đồng thời, GV cần có mặt để hướng dẫn HS cách tìm kiếm thông tin và tải thông tin về.

- Tập huấn cho các nhóm cách sử dụng powerpoint để thiết kế bài trình bày. - Chia lớp thành 4 nhóm để đảm bảo về mặt thời gian và hiệu quả công việc trong từng nhóm.

2.5.2. Tiến trình dạy học chủ đề Các dụng cụ quang

Chủ đề học tập Các dụng cụ quang được thực hiện trong 6 tiết học. Dựa trên

kế hoạch bài DH, tiến trình DH cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

1 - Chuẩn bị cho chủ đề học tập (trước tuần 1)

- Chia mỗi lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 12 HS và được phân chia sao cho đảm bảo mỗi nhóm đều có HS khá giỏi. Nhóm trưởng thường được giao cho các HS có học lực khá giỏi, có khả năng lãnh đạo các thành viên trong nhóm và được các bạn trong nhóm tin tưởng.

- Phát cho mỗi nhóm HS bộ CHĐH.

- Đăng ký mượn phòng CNTT để tổ chức DH theo chủ đề.

- Bằng một bài trình chiếu giới thiệu tổng quan về chủ đề Các dụng cụ quang, GV giúp HS hình dung sơ bộ nội dung của chủ đề, từ đó định hướng cho việc tự đọc tài liệu của HS.

- Phát cho mỗi HS nội dung kiến thức cơ bản của chủ đề. - Giải đáp các thắc mắc của HS.

3 - Tổ chức quá trình thực hiện (Tiết 2,3,4)

Các nhóm trình bày bài trình chiếu trước lớp, các nhóm khác góp ý, tranh luận để các thành viên trong nhóm trình bày giải đáp. Cuối cùng, GV nhận xét, chính thống lại các kiến thức cho HS và yêu cầu HS về nhà chấm điểm dựa trên các tiêu chí mà GV đã đưa ra. Đây là nội dung bài trình chiếu của nhóm 3 sau khi đã được nghe góp ý và chỉnh sửa của các bạn và GV.

4 - GV tổng kết, nhận xét các bài báo cáo của HS và tổ chức ôn lại các kiến thức (Tiết 5,6)

- GV thu lại các phiếu đánh giá của các nhóm. - Kiểm tra lại các kiến thức ciw bản của chủ đề:

+ Mô tả nguyên tắc cấu tạo và công dụng của kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn.

+ Viết được công thức tính số bội giác của kính lúp đối với các trường hợp ngắm chừng, của kính hiển vi và kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực. - GV nhận xét, đánh giá kết quả mà các em đã làm được sau khi học xong chủ đề và rút kinh nghiệm cho những chủ đề sau.

- GV cho HS làm bài kiểm tra sau khi học xong 2 chủ đề.

5 – Điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện tiến trình DH

Với thói quen học tập thụ động nên ban đầu HS chưa quen với việc hoạt động nhóm cũng như việc tự mình tìm hiểu nội dung, tự lực tìm kiến kiến thức và trình bày trước lớp. Nhưng đến chủ đề thứ hai, với những điều chỉnh, bổ sung kịp thời sau khi học xong chủ đề Mắt, chúng tôi đã nhận thấy với cách DH này, HS có thể hoàn toàn tự lực tìm kiếm nội dung, tìm kiếm thông tin, xử lí thông tin để thực hiện các nhiệm vụ học tập và trình bày quan điểm của mình trước lớp. Các nhóm không

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo chủ đề chương Mắt – Các dụng cụ quang vật lý 11 nâng cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 67 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)