Công ty cần thực hiện đƣợc các vấn đề sau:
Chủ động tìm hiểu kỹ về khả năng kinh doanh của từng loại sản phẩm của mình cũng nhƣ khả năng của các đối thủ cạnh tranh.
Tổ chức và phát triển nguồn hàng một cách hợp lý, phải đảm bảo nguồn hàng mang tính ổn định để đáp ứng kịp thời khi thị trƣờng có nhu cầu, không để xảy ra tình trạng dƣ thừa cũng nhƣ khan hiếm hàng hóa và tình trạng tăng giá.
Chủ động đầu tƣ vào các khu vực nguồn hàng để tạo cơ sở vật chất cho hoạt động cung ứng liên tục mang tính cạnh tranh và có hiệu quả
Mặt khác, Công ty cần:
* Thành lập ngay phòng Marketing.
Nhƣ ta đã biết, hoạt đông Marketing đã có từ lâu nhƣng nó còn nằm rải rác ở các bộ phận chức năng truyền thống trong cơ cấu tổ chức của Công ty. Hiện nay Công ty
chƣa có phòng Marketing do vậy vấn đề xây dựng một chiến lƣợc phát triển thị trƣờng, thực hiện công tác phát triển thị trƣờng vẫn do phòng kinh doanh đảm nhiệm mà thực ra cần phải có một bộ phận chuyên sâu vào lĩnh vực này thực hiện tức là phải có bộ phận Marketing. Bộ phận này có thể trực thuộc phòng kinh doanh.
Căn cứ vào những hoạt động có tính chất chuyên sâu của từng bộ phận trong Doanh nghiệp thì Công ty có thể thành lập bộ phận này theo những cơ cấu khác nhau nhƣ:
- Tổ chức phòng Marketing theo cơ cấu không gian của thị trƣờng. - Tổ chức đặc điểm phòng Marketing theo đặc điểm tiêu thụ…
Cho dù có đƣợc tổ chức theo cơ cấu nào thì bộ phận này cũng phải đảm nhiệm đƣợc những chức năng nhiệm vụ sau:
- Chức năng của bộ phận Marketing bao gồm việc phân tích lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra các trƣơng trình trong đó đặt trọng tâm vào việc tạo ra và duy trì các mối quan hệ và trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Nhiệm vụ của bộ phận Marketing:
+ Khảo sát thị trường: Thƣờng xuyên nghiên cứu thị trƣờng, xác định phạm vi thị trƣờng cho những sản phẩm hiện có và dự đoán nhu cầu của sản phẩm mới, hƣớng bán hàng, nghiên cứu xu hƣớng phát triển của khối lƣợng và cơ cấu nhu cầu, xác định và đánh dấu các đặc thù của các khu vực và các đoạn thị trƣờng.
+ Nghiên cứu sản phẩm: Chỉ ra hƣớng phát triển của sản phẩm trong tƣơng lai, xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm mới, đề xuất những kiến nghị về chế tạo sản phẩm mới, đánh giá công dụng của sản phẩm hiện có, vạch ra chủng loại hợp lý.
+ Chính sách giá cả: Phải kiểm soát đƣợc các yếu tố chi phí, phân tích diễn biến của chi phí cố định và chi phí biến đổi trong tƣơng quan với khối lƣợng sản xuất ra; xây dựng các mức giá…
+ Chính sách phân phối: Nghiên cứu các kiểu tổ chức phân phối, xác định mối quan hệ về sở hữu, về lợi ích, về hợp tác, về thông tin trong hệ thống phân phối.
+ Về chính sách giao tiếp khuếch trương: Thực hiện việc tuyên truyền quảng cáo về hàng hoá, đánh giá về tác dụng quảng cáo…
Công tác thiết kế kỹ thuật góp phần lớn vào việc tạo ra sản phẩm chất lƣợng cao. Vì vậy Công ty cần:
- Xây dựng định mức nguyên vật liệu hợp lý nhất, tối ƣu nhất để chất lƣợng sản phẩm là cao nhất.
- Chú ý bảo đảm tuyệt đối các thông số, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm.
- Thực hiện nghiên cứu và đề xuất các phƣơng án cải tiến chất lƣợng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu ngay ở từng giai đoạn sản xuất.
- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ kỹ sƣ, cán bộ trong thiết kế kỹ thuật.
* Khâu ý tưởng và thiết kế sản phẩm thiết bị giáo dục
Là ngành có công nghệ sản xuất tƣơng đối cao, phải đảm bảo tính sƣ phạm. Coong ty cần chủ yếu tập trung phát triển công đoạn nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tạo mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu đa dạng và cao cấp của thị trƣờng thiết bị giáo dục hiện nay.
Cải thiện và củng cố uy tín của Công ty trên thị trường
Uy tín là một tài sản vô hình nhƣng có giá trị vô cùng to lớn đối với bất kỳ một Doanh nghiệp nào. Có thể nói, mọi sự nỗ lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều nhằm vào mục tiêu tạo lập chữ “tín” trên thị trƣờng. Có chữ “tín” Công ty sẽ dễ dàng có các mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với bạn hàng, hàng hoá của Công ty sẽ dễ dàng đƣợc thị trƣờng chấp nhận và Công ty cũng có thể thành công trên một số lĩnh vực kinh doanh mới nhờ vào danh tiếng đã tạo lập trƣớc đó của mình. Vì vậy uy tín vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty. Uy tín của Công ty thƣờng đƣợc thể hiện trên ba khía cạnh sau.
- Uy tín về chất lượng sản phẩm: Điều này thể hiện ở chỗ là các giá trị sử dụng, thẩm mĩ…của các sản phẩm đáp ứng tối đa những đòi hỏi của ngƣời tiêu dùng.
- Uy tín về tác phong kinh doanh của Công ty: Điều này thể hiện ở tinh thần cầu thị, hết lòng vì khách hàng, tuân thủ chặt chẽ về thời gian, có trách nhiệm thực hiện mọi cam kết trong hợp đồng với khách hàng, bạn hàng…
- Uy tín thể hiện trong sản xuất kinh doanh: có lẽ sẽ chẳng có ai dại gì khi quan hệ làm ăn với các Công ty có chỉ tiêu kinh tế thấp kém . Do vậy,một Công ty có sự tăng trƣởng kinh tế cao, tình hình tài chính sẽ tạo niềm tin đối với khách hàng, bạn hàng.
Do vậy để xây dựng và củng cố uy tín của mình trên thị trƣờng Công ty cần phải làm một số việc sau đây:
Đầu tƣ có chiều sâu vào các công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Áp dụng các công nghệ sản xuất mới, hiện đại nhằm nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm.
Tăng cƣờng các hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức và các cá nhân trong Tỉnh và ngoài Tỉnh để tận dụng công nghệ, vốn và uy tín của họ.
Thƣờng xuyên quan tâm tới các bạn hàng truyền thống, khách hàng lâu năm và cả những khách hàng ở thị trƣờng mới thâm nhập qua các hình thức: tổ chức các buổi toạ đàm, thi tìm hiểu về Công ty…