Môitrường vi mô

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác MARKETING CÔNG TY THƯƠNG mại đầu tư và PHÁT TRIỂN MIỀN núi THANH hóa (Trang 51 - 53)

Nhà phân phối

Vì kênh phân phối của công ty chủ yếu là kênh gián tiếp nên các trung gian phân phối có vai trò rất quan trọng đối với việc mở rộng thị phần. Ở những khu vực thị trường xa nơi công ty thì các trung gian chính là người thay mặt công ty tiếp xúc, phục vụ khách hàng. Sự mạnh yếu của các tổ chức này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kênh phân phối và tới các hoạt động marketing khác.

Nhận xét : Thuận lợi:

- Thông qua nhà phân phối công ty tiết kiệm chi phí đầu tư kho bãi. - Phạm vi hoạt động kinh doanh mở rộng.

- Tính chuyên nghiệp, khả năng tập trung cao. Khó khăn:

- Việc đưa ra con số chiết khấu cho nhà phân phối, làm giảm lợi nhuận của công ty.

- Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ vì vậy mà việc thu hút cũng như giữ chân trong việc chọn nhà phân phối.

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh của Công ty thì rất nhiều và mạnh. Các đối thủ cạnh tranh vừa có tiềm lực tài chính cũng như quy mô chủng loại sản phẩm đa dạng, phong phú - đồng thời họ luôn có hệ thống kênh phân phối hữu hiệu, công tác hoạt động marketing luôn được chú trọng. Như vậy họ đã chiếm một tỷ phần không nhỏ khách hàng ...

Như vậy để cạnh tranh với các đối thủ có bề dày, kinh nghiệm thì Công ty phải dồn hết nỗ lực, đầu tư kinh phí cho hoạt động marketing, mà phải có đội ngũ cán bộ chuyên viên nghiên cứu marketing để ra những kế hoạch chiến lược marketing để thực hiện chúng. Trong tình hình như vậy, Công ty phải đi lên một cách từ từ, dần khẳng định vị trí và sức mạnh của mình trên thị trường.

Đặc điểm ngành hàng kinh doanh.

Công ty kinh doanh các mặt hàng nông sản, lâm sản thực phẩm : đậu, lạc, đỗ, luồng, lợn, trâu, bò, lương thực.

Hàng tiêu dùng : muối ăn, dầu hoả, giấy vở, vật tư, sắt thép, xi măng, đại lý bán lẻ xăng dầu, dịch vụ ăn uống giải khát.

Chương 2: Thực trạng Marketing ở cộng ty Thương mại đầu tư và phát triển miền núi

Kinh doanh hàng hoá vật tư phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Kinh doanh phương tiện vận tải. kinh doanh ga và bếp ga. Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá. Kinh doanh khách sạn nhà nghỉ. Vật lý trị liệu.

Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và thuỷ lợi… Đặc điểm thị trường của Công ty.

Dịch vụ thương mại hàng hóa vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún. Kinh tế ở khu vực miền núi Thanh Hóa vẫn còn khó khăn hạn chế, cần phải có những giải pháp đồng bộ, trong đó các doanh nghiệp phải đi đầu trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Theo khảo sát của Liên bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Lao động – Thương binh và xã hội thì số doanh nghiệp trên đầu người ở khu vực nông thôn miền núi còn rất thấp so với khu vực thành thị. Cứ 57.000 người sống ở khu vực nông thôn, miền núi mới có một doanh nghiệp. Trong khi, tỷ lệ này trên cả nước là 700 người/doanh nghiệp. Đánh giá thực trạng doanh nghiệp còn cho thấy: trên 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hiện đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với số lao động bình quân 10 – 200 lao động/doanh nghiệp. Hệ thống doanh nghiệp nông thôn phát triển tương đối chậm, vốn đầu tư ít.

Theo ông Nguyễn Bình Vũ – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cho biết: Đến hết ngày 31/12/2010 trên địa bàn có 7.732 doanh nghiệp, tăng 1.175 doanh nghiệp so với năm 2009. Trong đó, doanh nghiệp hoạt động hoạt động theo Luật Doanh nghiệp là 6.746, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 41 doanh nghiệp, và 945 HTX. Trong tổng số doanh nghiệp trên toàn tỉnh thì doanh nghiệp ở khu vực thành phố chiếm tỷ lệ 50%, doanh nghiệp khu vực thị xã, huyện miền xuôi chiếm 42%, số còn lại doanh nghiệp của 11 huyện miền núi chỉ chiếm 8%. Như vậy, số lượng doanh nghiệp khu vực này chiếm tỷ lệ rất thấp.

Những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp ở khu vực miền núi đã tăng, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, cung ứng đầy đủ, kịp thời những mặt hàng thiết yếu với giá cả tương đối ổn định. Góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, đảm bảo an ninh trật tự, làm giảm đáng kể các tệ nạn xã hội, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực miền núi.

Tuy nhiên, ngoài một số ít doanh nghiệp có quy mô lớn, số còn lại chủ yếu doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và hộ kinh doanh cá thể chưa thành lập doanh nghiệp. Đại bộ phận các doanh nghiệp này chủ yếu kinh doanh thương mại, dịch vụ luân chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Quy mô nhỏ, cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu, lao động

Chương 2: Thực trạng Marketing ở cộng ty Thương mại đầu tư và phát triển miền núi

thiếu và yếu, vốn ít, kinh doanh manh mún, nhận thức về chính sách pháp luật còn hạn chế, phát triển thiếu bền vững. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng và các điều kiện để doanh nghiệp mở rộng qui mô, đa dạng sản phẩm dịch vụ, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất hàng hóa còn rất khó khăn nên các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh muốn đầu tư vào khu vực này còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác MARKETING CÔNG TY THƯƠNG mại đầu tư và PHÁT TRIỂN MIỀN núi THANH hóa (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w