Quá trình hìnhthành và phát triển Công ty

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác MARKETING CÔNG TY THƯƠNG mại đầu tư và PHÁT TRIỂN MIỀN núi THANH hóa (Trang 37 - 40)

Miền núi Thanh Hóa với 11 huyện, chiếm hơn ¾ diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, dân số trên 1 triệu người, là địa bàn chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồng bào các dân tộc miền núi Thanh Hóa đã phát huy truyền thống đoàn kết, cách mạng, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức đạt được những chuyển biến quan trọng trọng phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân, giữ vững an ninh, chính trị xã hội và trật tự an toàn xã hội.

Trong sự phát triển chung của miền núi Thanh Hóa hôm nay, đồng bào các dân tộc luôn ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của các thế hệ cán bộ, công nhân viên, mậu dịch viện Công ty Thương mại và Đầu tư Phát triển Miền núi Thanh Hóa – những người đã vượt lên nhiều khó khăn, gian khổ, hăng say lao động, không chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời những hàng hóa thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của đồng bào các dân tộc, mà còn góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế của khu vực miền núi với thị trường trong tỉnh, trong nước.

Cách đây 60 năm, ngày 4/4/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 41 thành lập Uỷ ban hành chính đặc biệt miền Thượng du Thanh Hoá, theo Sắc lệnh này Công ty Thanh Thượng (tiền thân của Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển miền núi ngày nay) được thành lập để phục vụ sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.

Trong 60 năm hoạt động từ Công ty Thanh Thượng đến Công ty Biên Mậu, Công ty Tổng hợp miền núi… và ngày nay là Công ty Thương mại và Đầu tư phát triển miền núi, công ty đã gắn bó với vùng dân tộc và miền núi với nhiệm vụ cốt yếu là đưa hàng hoá lên miền núi, vùng cao phục vụ nhân dân, giảm bớt những thiếu khó ở vùng đồng bào các dân tộc, từng bước vững chắc khẳng định được vị thế của mình, xứng đáng với vai trò thương mại nhà nước, đảm bảo bình ổn được các mặt hàng thiết yếu phục vụ đồng bào các dân tộc.

Chương 2: Thực trạng Marketing ở cộng ty Thương mại đầu tư và phát triển miền núi

Công ty TNHH một thành viên thương mại Miền núi Thanh Hoá là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, có trụ sở chính tại 100 Triệu Quốc Đạt – Phường Điện Biên – TP. Thanh Hoá và có 11 chi nhánh trực thuộc tại 11 huyện miền núi trong tỉnh.

Công ty được thành lập theo QĐ 1005 TC/UBTH ngày 01/11/1990 của UBND Tỉnh Thanh Hoá trên cơ sở giải thể 24 công ty Thương nghiệp, Ngoại thương, Vật tư nông nghiệp của 8 huyện miền núi. Công ty được thành lập lại theo QĐ số 1240 TC/UBTH ngày 28/09/1992 của UBND tỉnh Thanh Hoá. Năm 1999 đổi tên thành Công ty TM&ĐTPT Miền núi Thanh Hoá, theo quyết định số 2418/QĐ-UB ngày 29/10/1999. Năm 2010 chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV TM Miền núi Thanh Hoá theo Quyết định số 2197/QĐ-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá.

Công ty có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, giấy phép kinh doanh với Mã số DN;2800119738 ngày 06/08/2010, có con dấu riêng mang tên Công ty TNHH một thành viên Thương mại miền núi Thanh hoá để giao dịch. Tài khoản mở tại Ngân hàng NN&PTNT Thanh Hoá, đăng ký nộp thuế tại Cục thuế Thanh Hoá mã số thuế 2800.119.738, hạch toán VAT theo phương pháp khấu trừ.

Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thương mại miền núi Thanh Hoá

Ông : Nguyễn Đình Tự Số điện thoại : 0373.857.128 Fax: 0373.850.527

2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty

Công ty TNHH MTV thương mại Miền núi Thanh Hoá là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Thương mại với tính chất đặc thù được UBND tỉnh Thanh Hoá giao: Tổ chức lưu thông hàng hoá chủ yếu trên địa bàn miền núi, bảo đảm thường xuyên ổn định cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống đồng bào các dân tộc miền núi trong tỉnh, trong đó có một số mặt hàng thiết yếu theo chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế - Xã hội miền núi, ổn định an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

2.1.2.1.Cơ cấu tổ chức của công ty

Để đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh - Phục vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình, công ty lựa chọn bộ máy quản trị theo mô hình trực tuyến chức năng.

Chương 2: Thực trạng Marketing ở cộng ty Thương mại đầu tư và phát triển miền núi

SƠ ĐỒ 2.1:Sơ đồ bộ máy quản lý của công tyTNHH một TVTM Miền Núi TH

Nguồn: Phòng kinh doanh

Ghi chú: - Quan hệ trực tiếp : - Quan hệ tác nghiệp :

- Quan hệ kiểm soát: --- * Bộ máy quản lý của Công ty gồm:

- Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc phụ trách chung, trực tiếp quản lý công tác kế toán thống kê, tổ chức cán bộ - lao động tiền lương.

- Kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ, giám sát hoạt động kinh doanh của công ty theo quy chế của công ty.

- Ban giám đốc: 3 người

+ Một phó giám đốc phụ trách công tác kinh doanh – phụ trách đoàn thanh niên. + Một phó giám đốc phụ trách công tác kinh doanh và xây dựng kiến thiết.

+ Một phó giám đốc phụ trách công tác kinh doanh và các chính sách trên địa bàn miền núi. - Các phòng chức năng : gồm 5 phòng 11 CHI NHÁNH TRỰC THUỘC 54 TỔ BÁN HÀNG 314 QUẦY BÁN HÀNG Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Phòng kinh doanh vật tư và kho vận Phòng kinh doanh xăng dầu và KD Kiến thiết Phòng kế hoạch thống kê tổng hợp dịch vụ CHỦ TỊCH KIM GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC KIỂM SOÁT VIÊN PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

Chương 2: Thực trạng Marketing ở cộng ty Thương mại đầu tư và phát triển miền núi

+ Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, nhân sự, lao động, tiền lương, đảm nhiệm công tác hành chính của Văn phòng Công ty.

+ Phòng Kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính của Công ty bảo đảm việc hạch toán theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành, hướng dẫn kiểm tra các chi nhánh về nghiệp vụ kế toán. Ngoài ra phải cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin và hoạt động kinh tế tài chính của Công ty, phản ánh toàn bộ tài sản hiện có cũng như sự vận động chu chuyển của đồng vốn, tham mưu cho lãnh đạo trong việc chỉ đạo và điều hành vốn chặt chẽ, an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Phòng kế hoạch thống kê tổng hợp: Tham mưu giúp việc cho Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc kinh doanh mặt hàng muối, phân bón, chất tẩy rữa, chỉ đạo các chi nhánh miền núi kinh doanh phục vụ một số mặt hàng thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất và đời sống đồng bào miền núi.

+ Phòng kinh doanh vật tư và kho vận: Tham mưu giúp việc cho Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc kinh doanh mặt hàng chủ lực: Xi măng, săt thép, và tổ chứcvận chuyển hàng hoá.

+ Phòng kinh doanh xăng dầu và XDkiến thiết: Tham mưu giúp việc cho Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc kinh doanh mặt hàng chủ lực: Xăng dầu, vận chuyển lên 11 chi nhánh trực thuộc, đại lý, các công trình. Bên cạnh đó phòng còn th (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các chi nhánh trực thuộc: Gồm 11 chi nhánh, với chức năng, nhiệm vụ chịu trách nhiệm tổ chức quản lý hoạt động phục vụ – kinh doanh, thu mua chế biến tiêu thụ sản phẩm địa phương, phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống đồng bào miền núi, bao gồm:

1. Chi nhánh TM : Mường Lát 2. Chi nhánh TM : Quan sơn 3. Chi nhánh TM : Quan Hoá 4. Chi nhánh TM : Bá Thước 5. Chi nhánh TM : Lang Chánh 6. Chi nhánh TM : Ngọc Lạc 7. Chi nhánh TM : Thường Xuân 8. Chi nhánh TM : Như Xuân 9. Chi nhánh TM : Như Thanh 10. Chi nhánh TM : Cẩm Thuỷ 11. Chi nhánh TM : Thạch Thành

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác MARKETING CÔNG TY THƯƠNG mại đầu tư và PHÁT TRIỂN MIỀN núi THANH hóa (Trang 37 - 40)