Môi trương vĩ mô

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác MARKETING CÔNG TY THƯƠNG mại đầu tư và PHÁT TRIỂN MIỀN núi THANH hóa (Trang 49 - 51)

2.2.1.1.Môi trường kinh tế

Nhận xét: Nền kinh tế th Trong những năm qua, các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế miền núi của trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã được triển khai có hiệu quả, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc khu vực miền núi từng bước được cải thiện. việc triển khai các trương trình 134, 235, 253, 167, đặc biệt Nghị quyết 30a của chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đã đẩy nhanh tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng khu vực miền núi, giúp chuyển dịch cơ cấu

Chương 2: Thực trạng Marketing ở cộng ty Thương mại đầu tư và phát triển miền núi

kinh tế theo hướng CNH - HĐH, tạo ra nhiều cơ hội giúp đồng bào dân tộc vươn lê, vượt qua đói nghèo và lạc hậu.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế ở khu vực miền núi Thanh Hóa vẫn còn khó khăn hạn chế, cần phải có những giải pháp đồng bộ, trong đó các doanh nghiệp phải đi đầu trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Theo khảo sát của Liên bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội thì số doanh nghiệp trên đầu người ở khu vực nông thôn , miền núi còn rất thấp. cứ 57.000 người sống ở khu vực nàymới có một doanh nghiệp. Trong khi, tỷ lệ này trên cả nước là 700 người/ doanh nghiệp. đánh giá thực trạng doanh nghiệp còn cho thấy: hệ thống doanh nghiệp nông thôn phát triển tương đối chậm, vốn đầu tư ít. Theo thống kê trong tổng số doanh nghiệp trên toàn tỉnh thì doanh nghiệp ở khu vực thành thị chiếm tỉ lệ 50%, oanh nghiệp thị xã, huyện chiếm 42%, số còn lại doanh nghiệp của 11 huyện miền núi chỉ chiếm 8%. Như vậy, số lượng doanh nghiệp khu vực này chiếm tỉ lệ rất thấp.

Thị trường cho phép các doanh nghiệp tự do cạnh tranh cũng như mở rộng thị trường ra thế giới nhưng bên cạnh đó gặp phải những thách thức , sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.

Môi trường chính trị và pháp luật

Hiện nay nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập WTO tốc độ kinh tế ngày càng phát triển giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội vươn tầm hoạt động xa hơn và chủ động hơn trong kinh doanh.

- Nhìn chung, hệ thống luật pháp của nước ta cho tới nay đã có nhiều cải thiện song vẫn còn nhiều bất cập về nhiều mặt, đặc biệt là các luật, chính sách kinh tế. Kể từ khi có luật doanh nghiệp, các công ty được khuyến khích phát triển nhiều hơn, nền kinh tế thông thoáng hơn, cạnh tranh cũng mạnh và khốc liệt hơn trước rất nhiều. Từ sự thay đổi của hệ thống pháp luật mà công ty đã có nhiều cải tổ để nâng cao hiệu quả kinh doanh, vững bước vào nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn nhiều chồng chéo, không ổn định. Đây là vấn đề nan giải mà vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhưng công ty chỉ có thể tìm cách thích ứng với môi trường đó chứ không thể thay đổi được.

Môi trường nhân khẩu, văn hoá – xã hội

Công ty xem đây là yếu tố đầu tiên vì con người là yếu tố kiến tạo nên thị trường. Công ty quan tâm đến quy mô và tỷ lệ tăng dân số trong khu vực thị trường của công ty để từ đó tiên liệu nhu cầu phân đoạn thị trường. Nhưng do chi phí thực hiện nghiên

Chương 2: Thực trạng Marketing ở cộng ty Thương mại đầu tư và phát triển miền núi

cứu yếu tố này là quá lớn do vậy công ty chỉ xem xét qua các thông tin đại chúng truyền thanh truyền hình, internet ... sau đó công ty thống kê lại xem vùng thị trường có độ tuổi trung bình là bao nhiêu, mức thu nhập bình quân trên đầu người là bao nhiêu....từ đó tiên lượng được cơ hội giữa các vùng thị trường để nắm bắt cũng như tránh né các nguy cơ.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác MARKETING CÔNG TY THƯƠNG mại đầu tư và PHÁT TRIỂN MIỀN núi THANH hóa (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w