Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi phân loại các kiểu chiến lượcMarketing của Công ty dưới những hoàn cảnh khác nhau. Dưới đây là một sốchiến lược Marketing điển hình.
1.2.3.1 Chiến lược Marketing theo vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Trên thị trường trong một giai đoạn nhất định với trình độ kỹ nghệ nhấtđịnh hình thành một số hãng nắm vai trò là: người đứng đầu thị trường, là hãng
Trang thách thức thị trường, các hãng đi theo hay hãng nép góc. Đối với mỗi một loạihãng có thể hình thành nên một số chiến lược riêng biệt như sau:
Với các hãng dẫn đầu thị trường
Họ phải bảo vệ thị phần hiện tại củamình hoặc làm tăng thị phần của mình, phải phòng thủ tích cực trước những tấn công của các hãng khác đặc biệt là những hãng thách thức thị trường. Các chiến lược phòng thủ được sử dụng như:
- Phòng thủ vị thế, đây là chiến lược hay được sử dụng nhằm duy trì vị trícủa mình bằng tất cả những nỗ lực Marketing mix và bằng các nguồn lực bên trong của hãng.
- Phòng thủ mạn sườn là một kiểu chiến lược khác mà hãng dẫn đầu thịtrường có thể lựa chọn khi tập trung vào việc bảo vệ những điểm yếu có thể về hệ thống phân phối hay mức giá cao.
Ngoài ra hãng có thể sử dụng một số chiến lược khác tùy thuộc vào điều kiện của mình cũng như mức độ cạnh tranh trên thị trường như chiến lược hạ thủ trước, chiến lược phòng thủ bằng phản công, chiến lược phòng thủ cơ động, chiến lược co cụm. Với các hãng thách thức thị trường
Họ là những hãng có những ưu thếnhất định về khả năng tài chính, kỹ thuật. Vì vậy các hãng này thường áp dụng những chiến lược Marketing thể hiện tư thế tấn công các đối thủ cạnh tranh. Các chiến lược thường được lựa chọn là:
- Chiến lược tấn công trực diện: Đây là kiểu chiến lược mạnh mẽ nhấtnhưng đòi hỏi chi phí cao nhất. Theo chiến lược này các hãng thách thức thịtrường triển khai tất cả các hoạt động Marketing có thể để tấn công đối thủ.
- Chiến lược tấn công mạn sườn, đòi hỏi hãng phải tìm ra điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
- Chiến lược tấn công đường vòng, là chiến lược cạnh tranh gián tiếp tránh được sự đối đầu giữa các hãng với đối thủ cạnh tranh. Cách thức thể hiện của chiến
Chương 1: Lý luận chung về Marketing và chiến lược Marketing
lược này là đa dạng hóa sản phẩm, tham gia vào nhiều đoạn thị trường hoặc sự đầu tư nhảy vọt về công nghệ.
Với các hãng đi theo:,
Họ phải tránh sự đối đầu trực tiếp của các đối thủ cạnh tranh là các hãng dẫn đầu thị trường. Các chiến lược áp dụng phổ biến là:
- Chiến lược theo sát, theo chiến lược này các hãng đi theo cố gắng bám sát các hãng dẫn đầu càng nhiều càng tốt nhưng không tạo ra sự nghi ngờ, để ý từ các hãng dẫn đầu.
- Chiến lược theo sau có khoảng cách, thực hiện theo sau nhưng có một số khác biệt bằng một số sự thay đổi về thị trường, sản phẩm, phân phối, giá cả...
- Chiến lược theo sau có chọn lọc, chiến lược này tập trung vào một số đoạn thị trường có khả năng thu lợi nhuận cao.
Với các hãng nép góc.
Các hãng nép góc là các hãng nhỏ có vai trò lấp chỗ trống trên thị trường. Hãng theo đuổi chiến lược này phải xác định những khoảng trống có thể thoả mãn với các yêu cầu như quy mô đủ lớn và có thể đem lại lợi nhuận; có tiềm năng tăng trưởng đáng kể; các hãng cạnh tranh không biết hoặc bỏ rơi; phù hợp với khả năng của hãng.