Logic rõ (logic thông thƣờng) ta đã quá quen thuộc hàng ngày với những khái niệm rất rõ ràng và từ đó cho ta các kết luận dứt khoát.
Chẳng hạn một cơ quan cần tuyển dụng ngƣời làm việc, trong các tiêu chuẩn tuyển chọn có một tiêu chuẩn nhƣ sau: “ Nếu ngƣời cao từ 1.6m trở lên thì thuộc loại ngƣời cao và đƣợc chấp nhận, còn dƣới 1.6m
thì thuộc loại ngƣời thấp và bị loại. Nhƣ vậy nếu có một anh “PPT” nào đó có đủ tất cả các tiêu chuẩn khác nhƣng chỉ cao 1.59m thì sẽ bị loại. Logic suy nghĩ rất rõ ràng theo lƣu đồ thuật toán.
Nhƣ vậy điểm 1.6m
là điểm tới hạn để ra quết định, cứ 1.6m trở lên là thuộc loại ngƣời cao, còn dƣới 1.6m
là loại ngƣời thấp.
Suy nghĩ về logic mờ. Trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt rất nhiều hiện tƣợng (nếu không nói là tất cả) đƣợc thể hiện bằng ngôn ngữ đã đƣa ta đến một khái niệm logic không rõ – logic mờ, chẳng hạn:
“Anh này trông rất cao Cô này trông được đấy”
Các khái niệm nhƣ: trông rất cao, đƣợc đấy, không nắng không mƣa, …, thật khó cho ta đƣa ra một con số cụ thể, tuy vậy khi nghe các từ này ta vẫn hình dung đƣợc một đặc tính cụ thể rõ rệt về đối tƣợng.
Những suy nghĩ này đƣa đến khái niệm về logic mờ, chính logic mờ đã xóa đi đƣợc khái niệm cứng nhắc của logic rõ, vì logic mờ đã:
Có khả năng mô tả các trạng thái sự việc khi sử dụng các mức độ thay đổi giữa đúng và sai.
Có khả năng lƣợng hóa các hiện tƣợng nhập nhằng hoặc là thông tin hiểu biết về các đối tƣợng không đủ hoặc không chính xác.
Cho phép phân loại các lớp quan niệm chèn lấp lên nhau