MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Ở NHNo&PTNT HUYệN NGA SƠN
3.2.4 Thực hiện công tác thu nợ có hiệu quả, ngăn ngừa nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn mới phát sinh
ẩn và nợ quá hạn mới phát sinh
Rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi trong mỗi hoạt động SXKD. Trong hoạt động kinh doanh NH thì có thể nói rủi ro là một đặc trưng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Nợ quá hạn và nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả cho vay HSX và là dấu hiệu báo trước khả năng có thể gây thiệt hại đối với NH. Tuy nhiên từ khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu đến thời điểm xử lý dứt điểm món nợ đó là một quá trình rất phức tạp. Xử lý tốt nợ quá hạn, nợ xấu là một yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay đối với NH, đồng thời làm tốt công tác này sẽ nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Để giải quyết vấn đề này NH cần áp dụng các biện pháp sau:
- Tăng cường ngăn chặn nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh. Khi cấp tín dụng mọi
NH đều mong muốn khách hàng kinh doanh có hiệu quả và hoàn trả nợ NH đầy đủ và đúng thời hạn nh đã thoả thuận. Chính vì vậy sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, NH cần quan tâm theo dõi giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay của khách hàng, xử lý kịp thời khi khách hàng vi phạm các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Nhưng trong thực tế nợ quá hạn phát
sinh do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, thông thường nợ quá hạn xảy ra khi có dấu hiệu là: người vay sử dụng vốn vay sai mục đích, trả lãi và gốc không đầy đủ, không đúng hạn theo hợp đồng, hàng hoá sản xuất ra không bán được… Khi thấy dấu hiệu đó xuất hiện thì NH mà trực tiếp là CBTD phải kịp thời theo dõi mọi biến động về tình hình SXKD, tài chính của khách hàng, cùng khách hàng bàn bạc, tham mưu và cố vấn cho khách hàng các hướng xử lý. Tăng cường kiểm tra, thường xuyên phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, để hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất. Nếu có điều kiện, thoả thuận thu nợ trước hạn để tạo vốn quay vòng.
Cần xử lý nợ quá hạn, nợ xấu triệt để và linh hoạt. Khi những biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa trên không thể thực hiện được thì NH phải có các biện pháp cơ thể để xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu. Khả năng thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu phụ thuộc vào nhiều yếu tố đó là: các biện pháp xử lý hữu hiệu của NH, khả năng tài chính của khách hàng để chi trả và thái độ của khách hàng về khoản nợ phải trả đó. Trong việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu NH cần tiến hành như sau:
- Cần đánh giá phân loại nợ quá hạn, nợ gia hạn theo nguyên nhân của từng
khoản nợ. Đề ra kế hoạch và biện pháp xử lý cụ thể, tập trung cán bộ thu nợ, không để tình trạng nợ kéo dài. Đối với các khoản nợ đọng do khách hàng cố tình trây ú thì NH tiến hành các thủ tục khởi kiện và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế, phát mại tài sản để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
- Giao trách nhiệm cụ thể bằng văn bản đối với từng thành viên trong việc thực hiện chỉ tiêu tiến độ thu nợ quá hạn nợ gia hạn.
- Thành lập tổ thu hồi nợ quá hạn, có trách nhiệm đề ra các biện pháp thích hợp thu hồi nợ cụ thể đối với từng khách hàng.