Về doanh số cho vay.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại nhno&ptnt huyện nga sơn tỉnh thanh hoá (Trang 27 - 29)

Với mục tiêu mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay HSX, trong những năm gần đây, đi đôi với việc tiếp tục giao dịch với những khách hàng truyền thống, tín nhiệm, NHNo&PTNT huyện Nga Sơn đã không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng với các HSX mới. Để đánh giá chính xác toàn diện về hiệu quả cho vay HSX thì việc xem xét đến quy mô hoạt động cho vay là cần thiết. Quy mô hoạt động cho vay của NH được thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay.

Bảng 3: Doanh số cho vay hộ sản xuất trong giai đoạn 2008 – 2010

( Đơn vị tính: triệu đồng, % )

Năm 2008 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng So với 2008 Số tiền Tỉ trọng So với 2009 ST TT ST TT 1. Ngắn hạn 94.653 66,74 118.559 74,62 23.906 25,25 163.025 76,02 44.466 37,51 2. Trung hạn 47.163 33,26 43.725 25,38 -3.438 -7,30 35.016 13,78 -8.709 -19,92 DS cho vay HSX 141.816 100,00 162.284 100,00 20468 14,43 198.041 100,00 35.757 22,03 Tổng DS cho vay 212.300 213.630 215.160 Tỷ trọng 66,80 80,65 91,11

( nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 )

Qua bảng số liệu (bảng 3) cho thấy doanh số cho vay của NH đối víi HSX ngày càng tăng. Cụ thể doanh số cho vay năm 2008 là 141.816 triệu đồng, năm 2009 là 162.284 triệu đồng tăng 14,43% so với năm 2008, đến năm 2010 doanh số cho vay tăng lên 198.041 triệu đồng so với năm 2009 tăng 22,03%. Có thể nói kế hoạch mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với HSX không ngừng được thực hiện và phát huy thế mạnh. Có được kết quả nh trên là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- NH đã thực hiện mở rộng cho vay HSX thông qua tổ nhóm (chiếm đến 92,3% dư nợ cho vay HSX) qua đó vốn được chuyển tải đến các hộ nông dân nhanh chóng và đầy đủ, qua việc cho vay qua tổ được chặt chẽ đã giảm bớt sự quá tải đối với cán bộ NH mà vẫn đầu tư được khối lượng tín dụng lớn đến HSX, đảm bảo an toàn vốn cho NH.

- Mỗi CBTD được phân công phụ trách cho vay từng xã, thị trấn, xuống từng địa bàn tiếp xúc trực tiếp với HSX, tuyên truyền hướng dẫn tạo điều kiện cho các hộ được vay vốn của NH để phát triển kinh tế hộ gia đình.

- NH đưa vốn đến tay HSX hiện nay được kết hợp vừa dưới hình thức trực tiếp vừa cho vay qua tổ vay vốn, cán bộ NH triển khai giải ngân trực tiếp tại cơ sở. Các khoản vay của hộ nông dân dưới 10 triệu đồng thông qua tổ vay vốn không cần đảm bảo bằng tài sản đã giúp cho các HSX có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn của NH.

tiến hành cho vay dài hạn, chỉ cho vay ngắn hạn và trung hạn đối với HSX. Trong đó, cho vay ngắn hạn chiếm tư trọng lớn, xét về doanh số cho vay ngắn hạn có tốc độ tăng nhanh còn trung hạn giảm chậm theo các năm. Nguyên nhân ở đây là do:

- Các HSX chủ yếu cần vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu SXKD nh đầu tư giống mới, thu mua chế biến các mặt hàng từ cây cãi… nên nhu cầu vay vốn thường là vay ngắn hạn.

- Các ngành nghề truyền thống đang nh thủ công cãi, đay xuất khẩu, đánh bắt thủ hải sản…, có nhu cầu vốn trung hạn là rất lớn. Nhng doanh số cho vay trung hạn giảm do những ngành nghề truyền thống này đang gặp phải những khó khăn nh: các hộ vay sản xuất chiếu cói, chế biến hàng chiếu cói xuất khẩu gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ nước ngođi, các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm không may gặp phải rủi ro, dịch bệnh chỊt hàng loạt ... dẫn đến làm ăn thua lỗ. Do đó một số hộ đang có xu hướng chuyển dần về kinh doanh nhỏ lẻ.

Về tư trọng doanh số cho vay HSX với tổng doanh số cho vay của NH chiếm một tư trọng rất lớn. Năm 2008 tư trọng cho vay HSX là 96,51%, đến năm 2010 là 92,30%. Điều đó chứng tỏ khách hàng của NH chủ yếu vẫn là HSX. Mặc dù qua các năm doanh số cho vay HSX vẫn tăng nhưng tư trọng đang giảm dần do khách hàng của NH ngày càng đa dạng hơn.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại nhno&ptnt huyện nga sơn tỉnh thanh hoá (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w