I. Khái quát về Công ty CP sản xuất Thương Mại và XNK Quốc Tế P.xcel Mỹ Phát.
1. Kế toán doanh thu bán hàng.
Hiện nay công ty áp dụng phương thức bán hàng trực tiếp, bán hàng trả chậm.
- Đối với hình thức bán buôn: Theo phương pháp này hàng hóa được bán buôn trực tiếp tại kho của cửa hàng, thông thường của hàng giao hàng theo hợp đồng kinh tế đã được ký kết từ trước. Khi xuất hàng giao cho khách, thủ kho lập hóa đơn GTGT, kế toán bán hàng sẽ vào bảng kê bán buôn (biểu 02- GTGT), vào sổ chi tiết TK 131 “ Phải thu của khách hàng” hoặc sổ quỹ tiền mặt. Cuối tháng kế toán lên biểu tổng hợp bán ra làm căn cứ tính thuế GTGT.
Ví dụ: Xuất kho máy tính Hanel bán cho công ty CP Tiến Đạt với giá trị
chưa có thuế là 90.000.000đ. Thuế suất thuế GTGT 10% , giá vốn được xác định là 85.000.000đ. Công ty CP Tiến Đạt đã thanh toán bằng tiền mặt.
Nợ TK 632 : 85.000.000đ
Có TK 1561 : 85.000.000đ Nợ TK 111 : 99.000.000đ
Có TK 5111 : 90.000.000đ Có TK 3331 : 9.000.000đ
- Đối với hình thức bán lẻ của Công ty, tại các điểm bán lẻ đa số phục vụ cho tầng lớp dân cư, nên số lượng bán không nhiều lắm, tiền bán thu chủ yếu là thu trực tiếp bằng tiền mặt không có hóa đơn, cuối tháng kế toán tập hợp các điểm bán lẻ không lấy hóa đơn, kế toán xuất hóa đơn cho khách lẻ, tổng hợp cho cả tháng.
Để theo dõi tình hình bán lẻ thì nhân viên bán hàng phải sử dụng thẻ quầy hàng để theo dõi tình hình nhập, xuất tồn của các loại hàng hóa trong quầy, sau 10 ngày kiểm kê một lần.
Nhân viên bán hàng sẽ tính lượng bán ra trong 10 ngày đó, sau đó căn cứ vào thẻ quầy hàng, nhân viên bán hàng vào bảng kê số 5- GTGT phản ánh toàn bộ số hàng đã tiêu thụ tại cửa hàng. Sau đó viết hóa đơn GTGT để làm căn cứ tính thuế đầu ra, cuối mỗi ngày nhân viên bán hàng sẽ kiểm tra toàn bộ số tiền bán hàng thu được trong ngày ( Doanh thu theo giá tạm tính ) để ghi vào phiếu nộp tiền. Phiếu này dùng để phản ánh số tiền nộp cho thủ quỹ theo từng loại tiền khác nhau, kế toán cũng đồng thời kết hợp bán hàng và ghi vào số chi tiết công nợ phải thu, và mẫu tổng hợp công nợ phải thu.
Ví dụ: Ngày 20/08/2013 Ông Thắng tại huyện Thanh Xuân đến mua 7
máy tính Hanel dùng cho Công, giá mua chưa thuế là 63.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, giá vốn 7 máy tính là 59.500.000đ. Phụ lục 17
Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 632: 59.500.000đ
Có TK 1561: 59.500.000đ Nợ TK 131: 69.300.000đ
Có TK 511: 63.000.000đ Có TK 3331: 6.300.000đ
* Kế toán giảm giá hàng bán và kế toán hàng bán bị trả lại.
TK sử dụng:
TK 521- Chiết khấu thương mại TK 532- Giảm giá hang hóa TK 531- Hàng bán bị trả lại
Sổ kế toán sử dụng: TK531, TK532
Do đặc điểm của Công ty Cổ Phần sản xuất Thương Mại và XNK Quốc Tế P.xcel Mỹ Phát, chuyên kinh doanh các mặt hàng điện tử, máy tính, linh kiện máy tính. Mặt hàng đòi hỏi chất lượng cao nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý của công ty được diễn ra liên tục. Do đó trước khi nhập kho cũng như xuất kho thành phẩm, thành phẩm được kiểm tra rất nghiêm ngặt về chất lượng.
Trong năm 2013 trích một số nghiệp vụ phát sinh như sau:
Ví dụ: nhập kho 3 chiếc máy tính bị trả lại do lỗi phần mềm, trị giá là :
27.000.000đ.
Căn cứ vào chứng từ : phiếu nhập kho phụ lục 20 nhật ký chi tiền
phụ lục 26 kế toán định khoản như sau :
Nợ TK511 : 27.000.000đ
Có TK 531 :27.000.000đ *kế toán chiết khấu thương mại :
TKsử dụng :TK521 dùng để phản ánh khoản triết khấu thương mại mà doanh nghiệp đó giảm trừ , hoặc thanh toán cho người mua hàng .dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận về triết khấu thương mại ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.
Kế toán hạch toán
TK 521- Chiết khấu thương mại. TK 111, TK 112, TK 131…
Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thương mại này được ghi giảm vào giá bán trên “ Hóa đơn (GTGT)” hoặc “ Hóa đơn bán hàng” lần cuối cùng.
Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã giảm giá ( Đã trừ chiết khấu thương mại), thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã khấu trừ chiết khấu thương mại. Xuất hóa đơn theo giá đã giảm và ghi doanh thu ( không hạch toán qua 521)
Nợ TK 131, 111, 112 Có TK 511 Có TK 333(1)
Bên bán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng và từng loại hàng bán .
Cuối kỳ kết chuyển tổng số chiết khấu thương mại sang TK 511 hoặc TK 512 để xác định doanh thu thuần .
Chiết khấu thương mại là biện pháp để doanh nghiệp nâng cao khối lượng hàng tiêu thụ trong kỳ.
Ví Dụ: Trong tháng 06/2013 Công ty bán cho Cty CP Xây Dựng Thành Long 10 máy tính bàn hãng Hanel với tổng giá trị 80.000.000đ chưa bao gồm VAT 10%. Do công ty Thành Long là khách hàng quen lâu năm và mua hàng với số lượng lớn nên công ty quyết định triết khấu cho khách hàng 1% trên tổng giá trị lô hàng.
Vậy tiền chiết khấu cho khách hàng là: 1% *80.000.000đ = 800.000đ
Kế toán định khoản như sau : phụ lục 18 a) Phản ánh doanh thu
Nợ TK 131(CT.TL) :88.000.000đ Có TK 511 : 80.000.000đ Có TK 333(1): 8.000.000đ
b) Phản ánh khoản CK thương mại Nợ TK 521 :800.000đ
Nợ TK 3331 : 80.000
Có TK 131(CT.TL) : 880.000đ c/
Có TK 521: 800.000đ 2. Kế toán giá vốn hàng bán. Tài khoản sử dụng: TK 632- Giá vốn hàng bán TK 156, TK 111, TK112… Sổ kế toán sử dụng: Sổ NK chung Sổ cái TK 632
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán đánh giá hàng tồn kho theo giá mua thực tế. Để tính giá vốn hàng bán, công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền đối với từng loại hàng hóa.
Ví dụ: Đối với mặt hàng cây máy tính DOC, công ty có các số liệu sau: Đầu tháng 05/2013 Tồn đầu kỳ: 350 cây với giá trị thực tế: 305.000đ/cây , tổng trị giá là: 106.750.000đ.
Ngày 02/05/2013 xuất bán cho công ty CP xây dựng METROCO Sông Hồng, số lượng 300 cây.
Ngày 15/05/2013 nhập kho 200 cây , trị giá thực tế: 307.500đ/cây, tổng trị giá chưa thuế là 77.000.000đ. Kế toán tiến hành tính đơn giá bình quân như sau:
Đơn giá BQ của hàng hóa = 106.750.000 + 77.000.000 = 334.090đ 350 + 200
Giá vốn của hàng xuất bán ngày 02/05/2013 là 300 x 334.090đ = 100.227.000đ
Tại kho của công ty , số hàng khi bàn giao cho khách hàng được coi là đã bán. Vì thế khi xuất bán hàng hóa, kế toán phản ánh trị giá của hàng xuất bán .
Nợ TK 632: 100.227.000đ
Có TK 156: 100.227.000đ